Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 17/11/2024 - 11:03 - Sửa đổi ngày: 17/11/2024 - 13:42
Cuộc họp song phương bên lề thượng đỉnh APEC
tại Lima, Peru, hôm qua 16/11/2024 dường như là cuộc gặp riêng cuối cùng của
Joe Biden trên cương vị tổng thống Mỹ với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại
cuộc họp, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu lên 4 lằn ranh đỏ mà Mỹ không
nên vượt qua. Trong khi đó, nguyên thủ Mỹ Joe Biden lưu ý sự cạnh tranh giữa
Washington và Trung Quốc không nên chệch hướng và biến thành một cuộc xung đột.
HÌNH
:
Các
nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru, ngày 16/11/2024. AFP - SAUL LOEB
Hai
tháng trước khi Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2, hôm
qua 16/11 tại Lima bên lề thượng đỉnh APEC, chủ tịch Trung Quốc đã lưu ý với tổng
thống mãn nhiệm Joe Biden là Washington không nên vượt qua 4 lằn ranh đỏ, bao gồm
: vấn đề Đài Loan, dân chủ và nhân quyền cũng như hệ thống chính trị, kinh tế của
Trung Quốc và các lợi ích phát triển của Trung Quốc. Kênh CCTV của Trung Quốc,
được AFP trích dẫn, nhấn mạnh phát biểu của ông Tập, theo đó 4 điểm nói trên là
những mắt lưới bảo vệ an toàn quan trọng nhất cho quan hệ Mỹ - Trung.
Về
Biển Đông, Tập Cận Bình cũng lưu ý Washington « không nên can thiệp
vào các tranh chấp song phương (...) và không dung túng hay ủng hộ các hành động
khiêu khích ».
Liên
quan đến tổng thống tân cử Mỹ, ông Tập bảo đảm với Joe Biden là Bắc Kinh sẽ nỗ
lực để có một « quá trình chuyển đổi hòa dịu » với
tân chính quyền Donald Trump.
Về
phía Mỹ, tổng thống Biden cho rằng điểm thiết yếu là đôi bên cần duy trì các đối
thoại để « tránh các sai lầm trong tính toán và bảo đảm là cạnh
tranh song phương không biến thành xung đột ».
Hình
ảnh mang tính biểu tượng về tương quan Mỹ - Trung
Thượng
đỉnh APEC tại Lima, Peru đã khép lại vào hôm qua 16/11 với bức ảnh mang tính biểu
tượng về tương quan Mỹ - Trung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước thềm
nhiệm kỳ tổng thống mới của Donald Trump.
Từ Lima,
thông tín viên Martin Chabal cho biết thêm :
« Trung
Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng trong vùng. Đây là khu vực địa lý được
xem là chiếm tới 60% GDP toàn cầu, và không thể phủ nhận rằng khu vực này có
vai trò chiến lược đối với cả hai nước.
Nước
nào cũng muốn giữ được các đối tác của mình và hội nghị thượng đỉnh APEC lần
này là cơ hội để tìm kiếm những thỏa thuận song phương mới, nhất là vì khu vực
này đang có nguy cơ bước sang một giai đoạn mới đầy biến động mới do Donald
Trump trở lại Nhà Trắng.
Trong
nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump nổi tiếng về chính sách biệt lập và rất
hung hăng chống Bắc Kinh. Và do tương lai của Hoa Kỳ trên trường quốc tế dường
như khó đoán định, nên Trung Quốc dường như đã chiếm thế thượng phong trong trò
chơi quan hệ ngoại giao.
Chỉ
riêng bức ảnh bế mạc sự kiện đã cho chúng ta thấy rất rõ điều này. Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đứng ở hàng đầu, bên cạnh tổng thống nước chủ nhà Peru,
trong khi Joe Biden đứng tít ở hàng sau cùng và phía ngoài cùng. Hình ảnh này
thực sự mang tính biểu tượng.
Đặc
biệt trong tuần qua, điểm nổi bật của thượng đỉnh APEC là lễ khánh thành cảng
biển của Trung Quốc tại Chancay, Peru : cửa ngõ mới cho các sản phẩm do
Trung Quốc sản xuất thâm nhập vào Nam Mỹ ».
No comments:
Post a Comment