Friday, November 1, 2024

CHÍNH TRƯỜNG VIỆT NAM ÍT CHỖ CHO PHỤ NỮ (Zachary Abuza | Blog RFA)

 



Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ

Bình luận của Zachary Abuza
2024.11.01

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/comment-vietnam-women-politics-11012024125755.html

 

Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải vượt qua tính hình thức về đại diện nữ ngay trong các cơ quan đưa ra quyết định cao nhất của Đảng

 

Đọc bản tiếng Anh

 

Các hệ thống cộng sản có mục đích là quân bình và không phân biệt giới. Nhưng ở Việt Nam, cũng như với Trung Quốc, bất chấp những lời lẽ hoa mỹ, quốc gia này vẫn không đạt được những mục tiêu và lý tưởng đã đặt ra.

 

Một số nhỏ những người phụ nữ đã thành công trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam, như tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Và bà Trương Mỹ Lan đã thiết lập một ngưỡng ngoạn mục về các vụ  rắc rối liên quan đến các tập đoàn. Bà Lan nhận án tử hình và một án chung thân trong hai vụ án về gian lận và rửa tiền tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).

 

Ngày 20/10 hàng năm là ngày Phụ nữ  Việt Nam, quốc gia thường được nói là có tỷ lệ cao phụ nữ tham gia vào chính trường ở châu Á. Dựa vào số liệu của Quốc hội, với tỷ lệ chỉ khoảng dưới 30% phụ nữ tham gia chính trường, Việt Nam hiện đứng trên các quốc gia khác ở ASEAN, trừ trường hợp của Philippines.

 

Nhưng ở một khía cạnh khác của chính trị, Việt Nam đang còn ở rất xa so với mục tiêu mà mình tự đặt ra.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/comment-vietnam-women-politics-11012024125755.html/2017-12-28t122703z_1028007984_rc17d4316560_rtrmadp_3_vietjet-marketing-calendar-1.jpg/@@images/da5410ba-0e5c-4530-99cf-5faa5897eec3.jpeg

CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo trong một cuộc phỏng vấn ở văn phòng tại TP HCM, Việt Nam hôm 10/1/2017. Hình chụp hôm 10/1/1027. KHAM/Reuters

 

Bình đẳng giới luôn được gắn với các lý tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một trong những luật đầu tiên được nước CHXHCN Việt Nam thông qua là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 trao sự bình đẳng cho phụ nữ theo luật.

 

Điều 26 của Hiến pháp, sửa đổi vào năm 2013, đảm bảo bình đẳng giới và khiến Nhà nước phải có nghĩa vụ thúc đẩy các quyền của phụ nữ và ngăn cấm việc phân biệt giới tính.

 

Trong báo cáo quốc gia năm 2024, tổ chức Freedom House viết rằng: “Việt Nam đã đưa ra các chính sách và chiến lược nhằm thúc đẩy sự tham gia vào chính trị của phụ nữ, nhưng trên thực tế, những mối quan tâm của phụ nữ lại không được Chính phủ nhìn nhận đầy đủ.”

 

Việt Nam đã tự lập ra một ngưỡng cao cho mình, với mục tiêu là có 60% các cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương có các lãnh đạo then chốt là nữ đến năm 2030. Việt Nam dường như đang đi đúng hướng để đạt tỷ lệ 35% phụ nữ đại diện trong Quốc hội đến năm 2030.

 

 

Những đại biểu quốc hội dũng cảm

 

Phụ nữ Việt Nam đã khá thành công trong Quốc hội kiên cường. Dù bị điều khiển bởi Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV), cơ quan này không chỉ là một cơ quan bù nhìn đơn thuần, mà còn cho thấy một mức độ độc lập đáng ngạc nhiên.

 

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội giảm trong giai đoạn 2007 - 2016, trước khi hồi phục lại. Nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn mục tiêu đặt ra. Phụ nữ hiện chỉ chiếm 27% số đại biểu Quốc hội.

 

Nhưng ngoài Quốc hội, vẫn còn sự thiếu vắng của đại diện nữ ở cả cấp lãnh đạo cao cấp và ở các con đường quan trọng dẫn đến vị trí lãnh đạo cấp cao. Đây là điều quan trọng để tỷ lệ đại diện của phụ nữ cao hơn tiến tới các Đại hội Đảng 15 và 16 dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2031 và 2036.

 

Hiện chỉ có một nữ lãnh đạo trong hàng ngũ Bộ Chính trị 15 người là bà Bùi Thị Minh Hoài, người vừa được bầu giữa kỳ tại Hội nghị Trung ương 9 vào tháng 5 vừa qua.

 

Trương Thị Mai, người phụ nữ duy nhất được bầu vào Bộ Chính trị 18 người ở Đại hội Đảng 13 hồi tháng 1/2021 đã bị bắt buộc phải từ chức vào tháng 5 vừa qua như một phần trong chiến dịch đốt lò chống tham nhũng đang diễn ra. Bà Mai là Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Vị trí này khiến bà là nữ chính trị gia có cấp bậc cao nhất trong lịch sử của quốc gia này.

 

Với việc bà Mai từ chức, hiện không còn đại diện nữ nào trong Ban Bí thư 12 người. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của Đảng.

 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/comment-vietnam-women-politics-11012024125755.html/000_34p47wk.jpg/@@images/35c91783-f24c-4542-901f-6ce2452efb30.jpeg

Tỷ phú bất động sản Trương Mỹ Lan (giữa) tại phiên tòa xét xử ở TPHCM hôm 11/4/2024. Bà Lan đã bị tuyên án tử hình trong vụ án gian lận trị giá 27 tỷ đô la và đối mặt với án chung thân trong phiên tòa diễn ra vào ngày 17/10 liên quan đến tội rửa tiền. STR/AFP

 

Bộ Chính trị khóa 12 là đỉnh điểm của sự tham gia của phụ nữ vào chính trường với ba phụ nữ nằm trong số 19 ủy viên Bộ Chính trị, chiếm 16%.

 

Tất cả những người này đều giữ vị trí lãnh đạo ở Quốc hội bao gồm: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng, và bà Mai - lúc đó là ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội.

 

Bà Tòng Thị Phóng và bà Mai đều có mặt trong Bộ Chính trị khóa 11, đều giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội.

 

Vì vậy, ngay cả ở trong Bộ Chính trị, con đường tiến tới quyền lực cho phụ nữ cũng thường là đi qua Quốc hội.

 

 

Những con đường đến quyền lực

 

Vậy các con đường khác đến quyền lực thì sao?

 

Để bắt đầu, chỉ trong số 5,3 triệu đảng viên Đảng Cộng sản là phụ nữ.

 

Ở khóa hiện tại, chín trong số 63 tỉnh hoặc thành phố cấp tỉnh có người lãnh đạo là phụ nữ bao gồm: An Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

 

Vào giữa năm 2024, ủy viên mới của Bộ Chính trị là Bùi Thị Minh Hoài được chọn là Bí thư Hà Nội, sau khi cựu Bí thư Đinh Tiến Dũng bị bắt buộc phải từ chức với cáo buộc tham nhũng.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/comment-vietnam-women-politics-11012024125755.html/000_hkg10250106.jpg/@@images/176ca850-e164-4e89-8c0d-5137515bdfb3.jpeg

Các ủy viên Bộ Chính trị mới được bầu (từ trái qua phải) Trương Hòa Bình, Võ Văn Thưởng, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Ngô Xuân Lịch chụp hình chung tại lễ bế mạc Đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu lại vào chức vụ này hôm 27/1. HOANG DINH NAM/AFP

 

Thay đổi này đưa tỷ lệ những nữ lãnh đạo cấp tỉnh lên 16% trong tổng số. Điều này quan trọng vì khoảng 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương là các đại diện tỉnh.

 

Vào lúc bài viết này được đăng, Ban Chấp hành Trung ương chỉ có 183 thành viên và ủy viên dự khuyết. Chỉ có 16, tương đương 9% là nữ. Con số này thấp hơn so với hồi Đại hội 13 vào tháng 1/2021, khi phụ nữ chiếm 9,5% trong Ban Chấp hành Trung ương.

 

Hiện tại, chỉ có hai chính quyền tỉnh là Bắc Ninh và Bình Phước có phụ nữ là lãnh đạo, chiếm 3%.

 

Trong Chính phủ, không có ai là nữ trong số năm phó thủ tướng, và chỉ có ba trong số 22 người cấp Bộ trưởng là nữ. Những người này bao gồm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

 

 

Điều chỉnh sự mất cân bằng

 

Bộ trưởng Y tế bị nghi ngờ từ sau vụ rắc rối liên quan đến bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Á làm xáo trộn bộ này và khiến người tiền nhiệm của bà phải vào tù. Cư dân mạng từ lâu đã chế giễu bộ này là một ổ tham nhũng.

 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tương tự vậy, cũng đang bị soi xét sau thất bại của Chính phủ trong việc quản lý và giám sát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn trong vụ rắc rối liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khiến Chính phủ phải chi 24 tỷ đô la bảo lãnh cho ngân hàng này.

 

Một lĩnh vực mà phụ nữ tiếp tục thành công đó là trong đội ngũ những nhà ngoại giao của đất nước.

 

Tại một buổi lễ gần đây, năm trong số 16 đại sứ được bổ nhiệm là nữ. Trong khi điều này là quan trọng cho Việt Nam trên trường quốc tế, nó lại gần như không mấy quan trọng trong chính trị Việt Nam.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/comment-vietnam-women-politics-11012024125755.html/2021-01-22t104219z_1326890024_rc2ycl9z8jag_rtrmadp_3_vietnam-politics-congress.jpg/@@images/9f7dd987-3b53-46c3-819d-bc7daf0e263d.jpeg

Phụ nữ mặc áo dài đứng gần một tấm biển cổ động ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia nhân Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hôm 22/1/2021. REUTERS/Kham

 

Bình đẳng giới đã là mối quan tâm từ khởi đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa; ông Hồ Chí Minh cũng đã đặt điều này là ưu tiên của cách mạng. Nhưng trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị bỏ lại quá xa so với mục tiêu đặt ra.

 

Vẫn có một cơ hội để thay đổi tại Đại hội 14 Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2026. Việc lên kế hoạch bao gồm cả việc chuẩn bị thành phần cho Ban Chấp hành Trung ương khoá 14 đang được thực hiện.

 

Trong khi Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đang mất cân đối về nhiều mặt - chủ yếu mang tính vùng miền - Đảng phải vượt lên trên tính hình thức về đại diện nữ ngay trong các cơ quan đưa ra quyết định cao nhất của mình.

 

----------------------

*Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

 

------------------------------------

Tin, bài liên quan

Blog

 

Nghìn mắt nghìn tay

Cũng là xưng cháu

Kết thúc thời đại Nguyễn Phú Trọng: Tương lai chế độ thế nào?

Những “bước lùi” cải cách: Thị trường tiến, Đảng lùi

Kết thúc thời đại Nguyễn Phú Trọng: Nghịch lý quyền lự





No comments: