Biển
Đông : Hoa Kỳ lần đầu tiên thừa nhận triển khai lực lượng đặc nhiệm đến Bãi Cỏ
Mây
Chi
Phương - RFI
Đăng
ngày: 22/11/2024 - 11:29 - Sửa đổi ngày: 22/11/2024 - 13:53
Lần
đầu tiên Hoa Kỳ công khai thừa nhận sự hiện diện của một lực lượng đặc nhiệm Mỹ
tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas), khu vực tranh chấp với Trung Quốc, ở Biển Đông,
sau chuyến thăm đến Philippines của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin hồi đầu
tuần này. Động thái này được cho là để khẳng định hợp tác giữa hai nước, trong
bối cảnh chuyển giao quyền lực ở Washington.
HÌNH
:
Bộ
trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd J. Austin (T) và đồng nhiệm Philippines Gilberto C.
Teodoro, Jr. trao đổi văn kiện hợp tác, tại tổng hành dinh Aguinaldo, TP
Quezon, Philippines, ngày 18/11/2024. AP - Aaron Favila
Trong
bài đăng trên mạng xã hội X, hôm 19/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin
cho biết :“Tôi đã đến thăm trung tâm chỉ huy và kiểm soát hợp nhất ở
Palawan. Tôi cũng đã gặp một số quân nhân Mỹ được triển khai vào Lực lượng đặc
nhiệm của Hoa Kỳ tại Ayungin (Tên gọi khác của Bãi Cỏ Mây trong tiếng
Philippines). Thay mặt cho nhân dân Mỹ và liên minh đối tác giữa hai nước trong
khu vực, tôi cảm ơn họ đã làm việc rất tích cực.”
Bộ
trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ lần đầu thừa nhận sự tồn tại của lực lượng đặc nhiệm
Dường
như đây là lần đầu tiên sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm của Hoa Kỳ ở khu vực
này được đề cập tới. Hôm qua, Kanishka Gangopadhyay, phát ngôn viên của sứ quán
Hoa Kỳ tại Manila, được Bloomberg trích dẫn, giải
thích rằng “lực lượng đặc nhiệm Ayungin tăng cường sự phối hợp và khả
năng tương tác giữa Hoa Kỳ và Philippines....ở Biển Đông”.
Theo
trang Inquirer, quân đội
Philippines hôm qua nêu rõ là lực lượng Hoa Kỳ cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật,
“là nhiệm vụ quan trọng, hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện các chương trình,
hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích" của Manila tại biển Tây
Philippines (tức Biển Đông).
Dù
không có nhiều thông tin cụ thể về thành phần của lực lượng đặc nhiệm này,
nhưng Hoa Kỳ và Philippines đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác quốc phòng, trong đó
có Thỏa thuận Edca 2014, cho phép lực lượng Hoa Kỳ tổ chức huấn luyện, bố trí
vũ khí và các thiết bị tại một số căn cứ quân sự ở Philippines.
Đọc
thêm : Vụ
đụng độ gần Bãi Cỏ Mây: Philippines tố cáo Trung Quốc ‘‘sử dụng vũ lực bất hợp
pháp’’
Gordian
Knot, chuyên gia về an ninh quốc gia tại đại học Stanford, Hoa Kỳ, trả lời
trang Inquirer, cho rằng việc Hoa Kỳ công khai thừa nhận sự tồn tại của lực lượng
này trong bối cảnh hiện nay, có thể là vì muốn “gửi đi một tín hiệu là
liên minh Hoa Kỳ - Philippines đang hoạt động tích cực”.
Còn
theo chuyên gia Trần Tương Miểu (Chen Xiangmiao), thuộc Viện nghiên cứu quốc
gia về Biển Đông của Trung Quốc, trả lời Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times),
động thái này có thể khuyến khích Philippines có hành động táo bạo hơn, làm gia
tăng căng thẳng. Theo nhà nghiên cứu Trung Quốc, lý do khiến Hoa Kỳ công khai
thông tin này, không chỉ để tăng cường quan hệ song phương, mà còn nhằm giảm
tác động trước sự thay đổi chính quyền Hoa Kỳ sắp tới.
Tuy
nhiên, theo ông Trần Tương Miểu, khả năng lực lượng Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc
đối đầu trực tiếp với Trung Quốc là không cao vì có thể vượt khỏi tầm kiểm soát
và trở nên quá tốn kém đối với Hoa Kỳ.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
PHILIPPINES
- HOA KỲ
Tổng
thống Philippines Marcos mong muốn củng cố liên minh quân sự với Mỹ thời Donald
Trump
HOA
KỲ - philippines
Mỹ
và Phillipines ký thỏa thuận tăng cường trao đổi thông tin tình báo quân sự
HOA
KỲ - PHILIPPINES
Biển
Đông: Mỹ, Philippines đẩy mạnh hợp tác quân sự để phản ứng nhanh trước Trung Quốc
No comments:
Post a Comment