Tướng Lương Cường lên
chủ tịch nước và hai điều bất thường
Trịnh Hữu Long - Luật
Khoa tạp chí
October
21 20248:09 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/10/tuong-luong-cuong-len-chu-tich-nuoc-va-hai-dieu-bat-thuong/
Lần
đầu tiên kể từ thời Lê Đức Anh làm chủ tịch nước (1992 - 1997), Việt Nam mới lại
có một tướng quân đội nắm giữ Phủ Chủ tịch.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2024/10/47928374932.webp
Đại
tướng Lương Cường tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước chiều ngày 21/10/2024 tại
Quốc hội. Ảnh: VOV.
Đại
tướng Lương Cường, ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên thường trực Ban Bí thư của Đảng
Cộng sản vừa được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước vào chiều ngày
21/10/2024 tại Hà Nội với số phiếu 100% đại biểu có mặt (440/440). [1]
·
Ông
là chủ tịch nước thứ tư trong nhiệm kỳ này (2021 - 2025), sau các ông Nguyễn
Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng và Tô Lâm.
·
Theo
BBC News Tiếng Việt, ông Lương Cường là “trường hợp đặc biệt” về nhân sự đảng vì
chưa làm trọn một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị, cũng không có kinh nghiệm làm
lãnh đạo tỉnh hay lãnh đạo bộ, ngành. [2]
·
Lại
một lần nữa, Đảng Cộng sản không thể nhất thể hóa hai chức danh tổng bí thư và
chủ tịch nước một cách ổn định, lâu dài. Ông Tô Lâm chỉ nắm chức chủ tịch nước
trong vỏn vẹn 150 ngày, kém xa so với người còn lại từng kiêm nhiệm hai ghế là
ông Nguyễn Phú Trọng từ 2018 đến 2021 (hai năm rưỡi).
·
Ông
Lương Cường là quân nhân thứ hai từng nắm giữ chức chủ tịch nước.
·
Đại
tướng Tô Lâm kể từ đây chỉ còn giữ chức tổng bí thư. Với việc ông Cường lên làm
chủ tịch nước, hai chức vụ đảng trưởng và quốc trưởng hiện nay nằm trong tay
hai đại tướng của các lực lượng vũ trang (công an và quân đội).
·
Chức
chủ tịch nước trong mô hình chính thể Việt Nam xưa nay được xem là chức vụ nặng tính lễ nghi mà ít thực quyền.
[3] Quyền lực thực tế của chủ tịch nước nằm ở vị trí của người này trong Đảng Cộng
sản.
Điều
họ không nói
Theo
đúng thủ tục, trước khi bầu Đại tướng Lương Cường làm chủ tịch nước, Quốc hội
phải bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước Tô Lâm. Tuy nhiên, điều bất thường là
báo chí nhà nước gần như không đưa tin này.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2024/10/ru247932-1.png
Các
bản tin của Trang tin Văn phòng Chủ tịch nước ngày 21/10/2024. Ảnh: Chụp màn
hình.
·
Theo
khảo sát của Luật Khoa tạp chí trên các báo Nhân Dân, Việt Nam Thông tấn xã,
Báo điện tử Chính phủ, website Đài Tiếng nói Việt Nam, website Đài Truyền hình
Việt Nam, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VnExpress vào thời điểm 20:00 ngày 21/10, không
có báo nào đưa tin việc miễn nhiệm ông Tô Lâm.
·
Website
của Văn phòng Chủ tịch nước cũng không đăng tin này.
·
Các
bản tin về ông Lương Cường không nhắc tới thủ tục miễn nhiệm ông Tô Lâm.
·
Dân
Việt là tờ duy nhất chúng tôi khảo sát được có đăng tin này với tiêu đề “Tổng
Bí thư Tô Lâm thôi giữ chức Chủ tịch nước". [4]
·
Thông
tin nổi bật nhất về ông Tô Lâm trong ngày hôm nay là bài phát biểu của ông trước
Quốc hội về việc phải bỏ tư duy không
quản được thì cấm.
[5]
Tướng
Lương Cường lên chủ tịch nước và hai điều bất thường
LK
Radio ------- NGHE
>>>>>
Khoảng
trắng lớn trong lý lịch của ông Lương Cường
Điều
bất thường thứ hai là một khoảng trắng lớn trong tiểu sử chính thức của Chủ tịch nước
Lương Cường do các báo đăng ngày hôm nay. [6]
https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/10/479327492.png
Tiểu
sử tóm tắt của Chủ tịch nước Lương Cường trên Tuổi Trẻ không có thời kỳ trước
tháng 5/2003. Ảnh: Chụp màn hình.
·
Các
kênh nhà nước đồng loạt đăng một bản tiểu sử của ông Lương Cường, trong đó nói
năm 1975 ông “gia nhập quân đội”, rồi bỏ trống lý lịch của ông từ đó cho tới
năm 2003. Tiểu sử đăng trên báo Báo Tuổi Trẻ thậm chí không có thông tin trước
tháng 5/2003.
·
Duy
có một bản lý lịch khác của ông, do báo
Quân đội Nhân dân đăng cùng ngày, cung cấp thông tin khá chi tiết các chức vụ của
ông Lương Cường trước năm 2003: “Trợ lý cán bộ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Hoàng Liên Sơn; Trợ lý cán bộ, Sư đoàn 355; Trợ lý, Trưởng Ban nhân sự, Phòng
Cán bộ, Cục Chính trị, Quân khu 2; Phó Trung đoàn trưởng về Chính trị, Bí thư Đảng
ủy Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2; Phó Trung đoàn trưởng về Chính trị,
Bí thư Đảng ủy Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2; Trợ lý Phòng Nhân sự,
Phó Trưởng Phòng, Trưởng Phòng Nhân sự, Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị; Phó Cục
trưởng phụ trách nhân sự, Đảng ủy viên Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị
Quân đội Nhân dân Việt Nam”. [7]
·
Như
vậy, trong giai đoạn này, binh nghiệp của ông gắn với Quân khu 2, nghĩa là các
tỉnh phía Tây Bắc - trong đó có nhiều tỉnh có biên giới trên bộ giáp Trung Quốc
và Lào - gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La, Điện Biên, Yên Bái.
·
Điều
đó có nghĩa binh nghiệp của ông Lương Cường gắn với Chiến tranh Biên giới với
Trung Quốc năm 1979 và thời kỳ căng thẳng giữa hai bên kéo dài cho tới năm
1990.
·
Tiểu
sử rút gọn của ông cũng nói ông từng làm bí thư đảng ủy Quân khu 3 (2008 -
2011), là một quân khu có biên giới với Trung Quốc trên bộ (Quảng Ninh) và trên
biển (Vịnh Bắc Bộ).
Quy
trình khép kín
Quy
trình đưa tướng Cường lên hàng nguyên thủ quốc gia hoàn toàn đóng kín với công
chúng.
·
Quyết
định này được Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định trong các cuộc họp kín của họ.
Kết quả không được công bố với công chúng.
·
Cho
tới trước khi báo chí nhà nước loan tin Lương Cường được bầu, công chúng không
biết ai là người được đề cử cho chức danh này.
·
Phiên
họp miễn nhiệm Chủ tịch nước Tô Lâm và bầu chủ tịch nước mới không được tường
thuật trực tiếp trên truyền hình.
·
Như
thường lệ, công chúng không được vào hội trường Quốc hội để quan sát phiên họp
như thực hành ở các nước dân chủ; trong khi đó nhiều đại diện ngoại giao nước
ngoài được dự khán.
Tiếp
theo là gì?
·
Chủ
tịch nước xưa nay đều có chân ủy viên thường vụ trong hai cơ quan lãnh đạo của
các lực lượng vũ trang là Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung
ương.
·
Chủ
tịch nước Lương Cường vốn từng là ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương từ năm
2016 cho tới 4/2024, trước khi khi được bầu làm ủy viên thường trực Ban Bí thư
Trung ương Đảng vào tháng 5/2024.
·
Theo
thông lệ, trong những ngày sắp tới, ông sẽ được bầu vào cả hai cơ quan đảng nói
trên.
-------------
Đọc
thêm:
Vị
trí chủ tịch nước: Đầu tàu mà không phải đầu tàu
Ở
Việt Nam, chức chủ tịch nước như một người lái tàu không được cầm vô lăng.
----------------
Chú
thích :
1.
CHUNG,
T., LONG, T., & AN, N. (2024, October 21). Đại tướng Lương Cường được bầu
làm Chủ tịch nước. TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn. https://tuoitre.vn/dai-tuong-luong-cuong-duoc-bau-lam-chu-tich-nuoc-20241020200235445.htm
2.
Ông Lương Cường thăm Trung Quốc: Chuyến đi lặng lẽ có ý
nghĩa thế nào?
BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgd2y621zyo
3.
Long,
T. H. (2021, April 7). Vị trí chủ tịch nước: Đầu tàu mà không phải đầu tàu |
Luật Khoa tạp chí. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2021/04/vi-tri-chu-tich-nuoc-dau-tau-ma-khong-phai-dau-tau
4.
PV.
(2024, October 21). Tổng Bí thư Tô Lâm được miễn nhiệm chức Chủ tịch nước.
Danviet.vn; https://danviet.vn. https://danviet.vn/tong-bi-thu-to-lam-duoc-mien-nhiem-chuc-chu-tich-nuoc-20241021134940606.htm
5.
Lê
Hiệp. (2024, October 21). Tổng Bí thư Tô Lâm: Không hành chính hóa Quốc hội
trong kỳ họp 8. Thanhnien.vn; https://thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-khong-hanh-chinh-hoa-hoat-dong-cua-quoc-hoi-luat-hoa-nghi-dinh-thong-tu-185241021101358794.htm
6.
TRUNG
HƯNG. (2024, October 21). [Infographic] Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo Nhân Dân Điện Tử. https://nhandan.vn/infographic-tieu-su-chu-tich-nuoc-luong-cuong-post837742.html
Ngọc, M. (2024, October 21). Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường. Https://Www.qdnd.vn; Báo Quân đội nhân dân. https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/tom-tat-tieu-su-chu-tich-nuoc-luong-cuong-799666
No comments:
Post a Comment