Trump hay Harris? Người
Trung Quốc muốn gì từ cuộc bầu cử Mỹ 2024?
Laura Bicker
Phóng
viên phụ trách Trung Quốc, từ Bắc Kinh
14
tháng 10 2024, 15:37 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjr3ggn3dero
Người
dân Trung Quốc đang theo dõi cuộc bầu cử Mỹ với sự quan tâm sâu sắc cùng đôi
chút lo lắng. Họ sợ những gì có thể xảy ra trong và ngoài nước bất kể ai chiến
thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
"Không
ai trong chúng tôi muốn chiến tranh xảy ra," ông Hưởng nói trong lúc âm nhạc
trong công viên lên khúc cao trào và một vũ công gần đó duyên dáng xoay bạn nhảy
của mình.
Ông
Hưởng tới công viên Nhật Đàn (Bắc Kinh) để học nhảy với những người cao tuổi
khác.
Họ
thường xuyên gặp nhau tại đây, nơi chỉ cách nhà của đại sứ Mỹ ở Trung Quốc khoảng
vài trăm mét.
Bên
cạnh những động tác nhảy mới, cuộc bầu cử Mỹ năm nay cũng phần nào chiếm lấy
tâm trí họ.
Cuộc
bầu cử diễn ra vào thời điểm quan trọng của hai siêu cường với căng thẳng về
Đài Loan, thương mại và các vấn đề quốc tế khác đang ở mức cao.
"Tôi
lo rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ trở nên căng thẳng," ông Hưởng, người đã
ngoài sáu mươi tuổi, nói.
"Hòa
bình là điều chúng tôi mong muốn," ông nói thêm.
Nhiều
người đã tụ lại để nghe cuộc trò chuyện này. Hầu hết họ ngại tiết lộ họ tên đầy
đủ vì họ sống ở một quốc gia mà việc nói về tổng thống Mỹ thì bình thường nhưng
phê bình lãnh đạo trong nước lại có thể gây rắc rối cho họ.
Họ
nói mình lo lắng về chiến tranh - không chỉ về một cuộc xung đột giữa
Washington và Bắc Kinh mà còn về sự leo thang của các cuộc chiến hiện nay ở
Trung Đông và Ukraine.
Đó
là lý do vì sao ông Mạnh, ngoài 70 tuổi, hy vọng ông Donald Trump sẽ thắng cử.
"Dẫu
ông ấy áp đặt lệnh trừng phạt đối với kinh tế Trung Quốc, nhưng ông ấy không muốn
tiến hành chiến tranh. Ông Biden đã bắt đầu nhiều cuộc chiến hơn nên nhiều người
dân không thích ông ấy. Chính ông Biden ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến và cả
Nga lẫn Ukraine đang phải chịu tổn thất lớn," ông Mạnh nói.
Vài
người phụ nữ đang quay phim màn khiêu vũ để đăng lên trang mạng xã hội.
"Donald Trump đã khẳng định trong cuộc tranh luận rằng ông ấy sẽ chấm dứt
cuộc chiến ở Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức," một người nói.
"Còn
bà Harris, tôi biết rất ít về bà ấy, chúng tôi nghĩ rằng bà ấy sẽ đi theo đường
lối giống như Tổng thống Biden - người ủng hộ chiến tranh."
Ý
kiến của họ phản ánh một
thông điệp chính đang được truyền bá trên truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Trung
Quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đàm phán ngừng bắn ở Gaza. Cùng lúc, họ liên
minh với "những huynh đệ Ả Rập" ở Trung Đông để đổ lỗi cho Mỹ vì sự ủng
hộ kiên định của nước này đối với Israel.
Về
vấn đề Ukraine, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với Liên Hợp Quốc rằng Trung Quốc
đang đóng một "vai trò mang tính xây dựng" trong khi cáo buộc
Washington "lợi dụng tình hình để trục lợi".
Mặc
dù hầu hết các nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh không yêu thích bên nào trong cuộc
đua vào Nhà Trắng năm nay, nhưng nhiều người đồng tình rằng bà Kamala Harris
đang là một ẩn số đối với cả người Trung Quốc lẫn các lãnh đạo nước này.
Một
số người tin bà Harris sẽ ổn định hơn
ông Trump khi nói đến một trong những điểm nóng lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc:
Đài Loan.
"Tôi
không thích Trump. Tôi không nghĩ rằng có một tương lai tốt đẹp giữa Mỹ và
Trung Quốc khi đang tồn tại quá nhiều vấn đề, chẳng hạn như nền kinh tế toàn cầu
và cả vấn đề Đài Loan nữa," một người cha của một cậu bé bốn tuổi chia sẻ
quan điểm trong một ngày đi chơi cùng gia đình ở công viên này.
Người
cha này lo ngại rằng sự khác biệt quan điểm về Đài Loan có thể dẫn đến
xung đột.
"Tôi
không hề muốn điều đó. Tôi không muốn con trai mình phải đi lính," ông
nói, trong khi cậu con trai đang nài nỉ được quay lại cầu trượt.
Trung
Quốc tuyên bố hòn đảo tự trị Đài Loan là của họ và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói
“thống nhất là không thể tránh khỏi”, thề rằng sẽ chiếm lại bằng vũ lực nếu cần
thiết.
Mỹ
duy trì quan hệ chính thức với Trung Quốc, công nhận chính phủ ở Bắc Kinh là
chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc cũng như chính sách "Một Trung
Quốc". Tuy vậy, Mỹ vẫn là bên ủng hộ quan trọng nhất của Đài Loan trên trường
quốc tế.
Washington
bị ràng buộc về mặt pháp lý là phải cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan và Tổng
thống Joe Biden đã nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự. Điều này phá
vỡ một lập trường vốn được xem là sự mơ hồ có chiến lược mà Mỹ theo đuổi.
Bà
Harris chưa đi xa đến thế. Thay vào đó, khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn gần
đây, bà đã tuyên bố "cam kết về an ninh và thịnh vượng cho tất cả các quốc
gia".
Ông
Trump thì lại tập trung vào một thương vụ - chứ không phải ngoại giao. Ông yêu
cầu Đài Loan trả tiền để được Mỹ bảo vệ.
"Đài
Loan đã lấy đi việc kinh doanh chip của chúng ta. Ý tôi là chúng ta ngu ngốc đến
mức nào vậy? Họ vô cùng giàu có. Đài Loan nên trả tiền để được chúng ta bảo vệ,"
ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn.
Một
trong những nỗi lo lớn nhất của người Trung Quốc khi nói tới ông Trump là cựu tổng
thống Mỹ từng nhấn mạnh ông có kế hoạch áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Đây
là điều mà các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn thấy ngay lúc này khi mà đất
nước đang đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để xuất khẩu nhằm thoát khỏi sự đi xuống của
kinh tế.
Các
bộ trưởng Trung Quốc tức giận với thuế quan thương mại do Mỹ dẫn đầu - điều được
ông Trump khởi xướng.
Tổng
thống Biden cũng đã áp thuế, nhằm vào xe điện và tấm năng lượng mặt trời của
Trung Quốc. Bắc Kinh tin rằng những động thái này là nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy
của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc kinh tế toàn cầu.
Ông
Trump gặp ông Tập vào năm 2017
"Tôi
không nghĩ việc áp đặt thuế lên Trung Quốc sẽ có lợi gì cho Mỹ," ông Hưởng
nói, tương tự quan điểm của nhiều người mà BBC phỏng vấn. Ông nói thêm rằng thuế
quan sẽ ảnh hưởng đến người Mỹ, tăng sinh hoạt phí cho dân thường.
Nhiều
người trẻ dù yêu nước cũng tìm tới Mỹ khi tìm các xu hướng thịnh hành và các yếu
tố văn hóa. Điều đó có lẽ mang sức mạnh hơn bất kỳ sứ mệnh ngoại giao nào.
Trong
công viên, Lily và Anna, 20 và 22 tuổi, những người hay xem tin trên TikTok, đã
lặp lại một số thông điệp về niềm tự hào quốc gia mà truyền thông nhà nước
Trung Quốc truyền bá khi nói đến mối quan hệ cạnh tranh giữa hai nước.
"Nước
chúng tôi là một đất nước thịnh vượng và hùng mạnh," họ nói, trong bộ
trang phục truyền thống. Họ nói rằng mình yêu Trung Quốc dù cũng rất thích
phim Avengers (Biệt đội siêu anh hùng) và đặc biệt là Captain
America (Đội trưởng Mỹ).
Taylor Swift cũng nằm trong
danh sách âm nhạc của họ.
Lily
và Anna
Những
người khác, chẳng hạn như Lucy, 17 tuổi, mong một ngày nào đó sẽ du học Mỹ.
Ngồi
trên một chiếc xe đạp tập thể dục mới được lắp trong công viên, Lucy mơ về cảnh
đến thăm Universal Studios một ngày nào đó sau khi tốt nghiệp.
Cô
cho biết mình rất vui khi thấy có ứng viên tổng thống nữ.
"Việc
bà Harris là ứng viên cho thấy một bước tiến quan trọng về bình đẳng giới. Nhìn
bà ấy tranh cử tổng thống khiến tôi cảm thấy như được truyền cảm hứng."
Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa chưa từng có một nữ lãnh đạo nào và hiện không có một
người phụ nữ nào trong số 24 thành viên của bộ chính trị - nhóm gồm các thành
viên cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Lucy
cũng lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai nước và tin rằng cách tốt nhất
để Trung Quốc và Mỹ cải thiện mối quan hệ là tăng cường trao đổi giữa nhân dân
hai nước.
Cả
hai bên đều đã cam kết sẽ nỗ lực hướng tới mục tiêu này. Tuy nhiên, số lượng
sinh viên Mỹ học tập tại Trung Quốc đã giảm từ khoảng 15.000 vào năm 2011 xuống
còn 800 người.
Một
quầy hàng tại công viên Nhật Đàn
Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng sẽ mở cửa
cho 50.000 sinh viên Mỹ đến Trung Quốc trong năm năm tới. Nhưng trong một cuộc
phỏng vấn gần đây với BBC, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns cho rằng một
số bộ phận của chính phủ Trung Quốc không coi trọng lời cam kết này.
Ông
Burns cho biết đã có hàng chục lần lực lượng an ninh hoặc một bộ của chính phủ
ngăn cản công dân Trung Quốc tham gia vào hoạt động ngoại giao công khai do Mỹ
tổ chức.
Phía
bên kia, sinh viên và học giả Trung Quốc đã báo cáo rằng họ bị nhân viên hải
quan Mỹ phân biệt đối xử.
Tuy
nhiên, Lucy vẫn lạc quan rằng một ngày nào đó cô sẽ có thể đến Mỹ để quảng bá
văn hóa Trung Quốc. Giữa tiếng nhạc vang lên gần đó, cô kêu gọi người Mỹ đến
thăm và trải nghiệm Trung Quốc.
"Đôi
khi chúng tôi có thể hơi dè dặt và không thoáng hoặc hướng ngoại như người Mỹ,
nhưng chúng tôi sẽ chào đón rất nhiệt thành," Lucy nói và đi về phía gia
đình mình.
No comments:
Post a Comment