Thượng đỉnh ASEAN
khai mạc: Biển Đông, Myanmar đứng đầu nghị trình
BBC News Tiếng Việt
9
tháng 10 2024, 15:08 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj4dzj2eer4o
Thượng
đỉnh ASEAN năm nay được xem là một phép thử quan trọng về sự đoàn kết trong bối
cảnh căng thẳng dâng cao liên quan đến Biển Đông, chiến tranh tại Myanmar và một
số bất đồng giữa các thành viên của khối.
Thượng
đỉnh ASEAN lần thứ 44 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) vào ngày 9/10
Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 chính thức khai mạc vào ngày thứ Tư 9/10 và sẽ
kéo dài đến ngày 11/10 tại thủ đô Viêng Chăn của Lào.
Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, hiện có 10
thành viên.
Cộng
đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.
Hiện
Lào đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Thượng
đỉnh ASEAN năm nay còn có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Thủ
tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Hàn
Quốc Yoon Suk-yeol.
Dự
kiến chiến tranh tại Myanmar và Biển Đông sẽ là những nội dung trọng tâm của
chương trình nghị sự.
Trước
thềm hội nghị, Việt Nam đã có phản ứng mạnh về việc lực lượng chấp
pháp Trung Quốc đánh bị thương, tịch thu tài sản ngư dân Việt Nam vào ngày
29/9.
Trung
Quốc và Philippines cũng đã có nhiều va chạm căng thẳng trên biển trong nhiều
tháng qua.
Trong
khi đó, chính quyền quân sự của Myanmar đã cử một quan chức ngoại giao cấp cao
đến đến dự hội nghị, sau khi đã tẩy chay một thời gian kể từ sau cuộc đảo chính
vào đầu năm 2021.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và phu nhân Vandara
Siphandone (NHAC
NGUYEN/AFP/Getty Images)
Thủ
tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng
Campuchia Hun Manet đã có buổi ăn sáng làm việc vào sáng thứ Tư 9/10.
"Ba
bên duy trì nguyên tắc không cho phép các lực lượng thù địch sử dụng lãnh thổ của
nước này làm phương hại đến an ninh của nước kia; đồng thời nhất trí tổ chức tốt
Cuộc gặp thường niên giữa bộ trưởng quốc phòng ba nước và Hội nghị Bộ trưởng
Campuchia - Lào - Việt Nam về phòng chống tội phạm."
"Ba
thủ tướng nhất trí đánh giá nhiều cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam -
Campuchia - Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực
vào việc củng cố và vun đắp cho hợp tác ba nước. Hợp tác quốc phòng - an ninh
tiếp tục là trụ cột quan trọng của quan hệ hợp tác ba nước," báo Tuổi Trẻ
đưa tin.
Cuộc
gặp giữa ba nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh cựu Thủ tướng Hun Sen mới đây
đã tuyên bố Campuchia rút khỏi Tam giác
Phát triển với
Việt Nam và Lào vào ngày 20/9, làm xuất hiện quan ngại về những tác động liên
quan đến quan hệ ngoại giao giữa ba nước láng giềng.
Bên
cạnh đó, việc Campuchia khởi công kênh đào Phù Nam Techo và nâng cấp quân cảng
Ream với sự hỗ trợ của Trung Quốc là những vấn đề nổi cộm trong quan hệ song
phương giữa Việt Nam và Campuchia.
Phát
biểu trong một sự kiện của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở
thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 1/10, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nói
rằng kênh đào Phù Nam Techo không phải là "trò chơi có tổng bằng
không".
"Tôi
chưa bao giờ nghiên cứu một dự án nào chi tiết như kênh đào Phù Nam Techo, vì
chúng tôi muốn đảm bảo không có tác động nào đến cả hai quốc gia. Campuchia sẽ
không thực hiện 'một trò chơi có tổng bằng không' theo đó Campuchia chiến thắng
và quốc gia láng giềng Việt Nam thất bại. Chúng tôi không thể làm điều
đó," ông nói.
·
Campuchia đạt 'mục
tiêu kép' khi rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào?30 tháng 9 năm 2024
·
Đối phó với Trung Quốc:
Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả
hơn?16
tháng 9 năm 2024
·
Đường sắt Việt Nam nối
với Trung Quốc: Lợi hại thế nào và liệu có khả thi?7 tháng 10 năm 2024
Mỹ,
Trung Quốc và Nhật Bản tham dự
Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 diễn ra từ ngày 8 đến 11/10/2024 tại thủ đô
Viêng Chăn của Lào với chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường"
Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ tham dự Thượng đỉnh ASEAN tại Lào và thảo luận về
nhân quyền ở Myanmar, về hành xử "vô trách nhiệm" của Trung Quốc ở Biển
Đông và Ukraine, theo thông báo của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề
Đông Á Daniel Kritenbrink hôm thứ Ba 8/10.
Ông
Daniel Kritenbrink nói với các phóng viên rằng Tổng thống Joe Biden vẫn
"có cam kết đầy đủ" với ASEAN, mặc dù sẽ không tham dự các cuộc họp
lãnh đạo cấp cao.
Ông
Daniel Kritenbrink nói ông không có chi tiết để chia sẻ về các kế hoạch gặp
song phương tại Viêng Chăn, bao gồm cuộc gặp có thể diễn ra với Trung Quốc,
nhưng nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc sẽ được nêu ra, bao gồm "những
bước đi vô trách nhiệm và làm leo thang căng thẳng mà Trung Quốc thực hiện để
ép buộc và tạo áp lực đối với nhiều bên có yêu sách ở Biển Đông".
Ông
Daniel Kritenbrink cho biết Washington vẫn "quan ngại sâu sắc" về việc
chính quyền quân sự Myanmar có kế hoạch tổ chức bầu cử. Theo ông, bầu cử không
nên được tổ chức chừng nào chưa có hòa bình và hòa giải thực thụ ở trong nước.
Dịp
này, tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu
tiên sau khi nhậm chức vào ngày 1/10.
"Một
loạt các cuộc họp sẽ khẳng định Nhật Bản, với tư cách đối tác đáng tin cậy, sẽ
tăng cường hợp tác với ASEAN," phó chánh thư ký nội các Nhật Bản Keiichiro
Tachibana nói trong một cuộc họp báo.
Ông
Ishiba sẽ đưa ra các thông điệp liên quan đến lập trường của Nhật Bản về các vấn
đề trong khu vực và toàn cầu tại diễn đàn "quan trọng này", người
phát ngôn của chính phủ Nhật Bản nói.
·
Trung Quốc có căn cứ
quân sự thường trực tại Campuchia không?8 tháng 10 năm 2024
·
Đối phó với Trung Quốc:
Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả
hơn?8
tháng 10 năm 2024
·
Vì sao Trung Quốc
hung hăng với Philippines nhưng không phản ứng với việc Việt Nam bồi đắp đảo?7 tháng 10 năm 2024
Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 được tổ chức tại thủ đô Jakarta, Indonesia vào
tháng 9/2023
Ngoại
trưởng Trung Quốc Lý Cường tới Lào từ ngày 9 đến 12/10 để dự Thượng đỉnh Trung
Quốc-ASEAN lần thứ 27, Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 27 và Thượng đỉnh Đông Á lần
thứ 19 ở thủ đô Viêng Chăn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh
cho biết hôm thứ Ba 9/10.
"Trung
Quốc hướng đến phối hợp với ASEAN và các quốc gia trong khu vực để xây dựng sự
đồng thuận, làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác và tạo động lực
mới cho nền hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực và trên
thế giới," bà Mao Ninh nói trong phiên họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh.
Trong
một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 8/10 cho biết Thủ tướng
Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 14/10.
Chuyến
thăm diễn ra theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đây
là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Lý Cường trên cương vị thủ
tướng.
Lần
gần đây nhất một thủ tướng Trung Quốc đến thăm Việt Nam là vào tháng 10/2013.
Ông
Lý Cường, sinh năm 1959, làm thủ tướng Trung Quốc từ tháng 3/2023.
Từ
khi ông lên nắm quyền, ghế thủ tướng bị đánh giá là ngày càng mờ nhạt trước quyền
lực bao trùm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chuyến
thăm của ông Lý Cường diễn ra trong bối cảnh Việt Nam sắp bầu chủ tịch nước mới,
cũng như công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14 của Đảng đang ở giai đoạn quyết
định.
Vấn
đề Biển Đông có thể là một trong những nội dung quan trọng trong nghị trình.
Bất
chấp việc lãnh đạo cấp cao hai nước tuyên bố sẽ đối thoại để giải quyết vấn đề
Biển Đông, các xung đột trên thực địa vẫn diễn ra.
Vào
ngày 29/9, tàu chấp pháp Trung Quốc đã trấn
áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá
QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) "tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam".
Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã nêu đích danh Trung Quốc trong tuyên bố vào tối thứ Tư
2/10, gọi cách đối xử của Trung Quốc với các ngư dân là "thô bạo".
Đây
không phải là sự vụ duy nhất. Hội Thủy sản Việt Nam trong công văn phản đối
Trung Quốc liên quan đến vụ việc ngày 29/9 đã liệt kê một số vụ khác.
Ngoài
ra, Trung Quốc cũng thường cho tàu khảo sát, máy bay không người lái... đi vào
các khu vực mà Việt Nam nói là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
VIDEO
:
Biển
Đông: Vì sao Trung Quốc hành hung ngư dân Việt Nam?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj4dzj2eer4o
-----------------------------------------
Tin
liên quan
·
Trung Quốc hành hung
ngư dân Việt Nam: Phép thử ngoại giao cho ông Tô Lâm?
5
tháng 10 năm 2024
·
Campuchia đạt 'mục
tiêu kép' khi rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào?
30
tháng 9 năm 2024
·
Ông Tô Lâm gặp ông
Zelensky: ‘Không nên coi là sự kiện nhất thời’
29
tháng 9 năm 2024
·
Tại sao công nhân
Trung Quốc bị tấn công khắp nơi trên thế giới?
9
tháng 10 năm 2024
·
Ông Tô Lâm kết thúc
thăm Pháp: Đối tác Chiến lược Toàn diện và gì nữa?
8
tháng 10 năm 2024
·
Nhận diện công ty
Trung Quốc non trẻ mà Việt Nam muốn trao hợp đồng lắp cáp biển
8
tháng 10 năm 2024
No comments:
Post a Comment