Tuesday, October 8, 2024

NĂM 2023, 134 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUA LỖ HƠN 4,6 TỶ USD (NGười Việt Online)

 



Năm 2023, 134 doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hơn $4.6 tỷ

Người Việt Online

October 8, 2024 : 3:32 PM

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nam-2023-134-doanh-nghiep-nha-nuoc-thua-lo-hon-4-6-ty/

 

 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chính phủ Việt Nam đã điểm mặt hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước làm ăn thua lỗ, âm nặng vốn chủ sở hữu.

 

Báo VNExpress hôm 8 Tháng Mười dẫn phúc trình của chính phủ Việt Nam gửi Quốc Hội về “tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh năm 2023” cho biết trong số 671 doanh nghiệp nhà nước (gồm 473 doanh nghiệp giữ 100% vốn điều lệ và 198 đơn vị có trên 50% vốn) có đến 134 doanh nghiệp còn lỗ lũy kế, tổng cộng 115,270 tỷ đồng ($4.6 tỷ), tính tới cuối năm 2023.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Doanh-nghiep-nha-nuoc-thua-lo-1.jpg

Công ty Xi Măng Việt Nam (VICEM) bị thua lỗ $43.3 triệu trong năm 2023. (Hình: Lương Bằng/VietNamNet)

 

Trong đó, tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) tiếp tục lỗ 26,700 tỷ đồng (hơn $1 tỷ), tăng 29% so với khoản lỗ một năm trước đó. Số này cao hơn mức ước tính trước đó của Bộ Công Thương đến 17,000 tỷ đồng ($684.2 triệu).

 

Nguyên nhân được giải thích chung chung rằng “do tập đoàn này phải huy động các nguồn phát giá cao, chi phí sản xuất tăng, trong khi giá bán lẻ điện chưa đủ bù đắp.”

 

Về lĩnh vực vận tải, thua lỗ nặng nhất là tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines) lỗ hơn 8,850 tỷ đồng ($356 triệu) trong hai năm 2022-2023. Vốn chủ sở hữu của hãng máy bay này tính đến thời điểm cuối năm 2023 còn bị âm 8,377 tỷ đồng ($337 triệu).

Tương tự, tính đến cuối năm ngoái, tổng công ty Đường Sắt Việt Nam vẫn còn khoản lỗ lũy kế hơn 2,080 tỷ đồng ($83.7 triệu), cao gấp rưỡi vốn chủ sở hữu.

 

Giải thích về sự thua lỗ trên, chính phủ Việt Nam cho rằng “các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải chưa phục hồi sau những ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.”

 

Năm 2023 cũng là năm “rất khó khăn” với ngành xi măng do sản lượng, giá bán giảm. Do vậy, tổng công ty Xi Măng Việt Nam (VICEM) bị thua lỗ 1,078 tỷ đồng ($43.3 triệu).

 

Cùng với đó, sáu công ty con và hai đơn vị liên doanh sản xuất xi măng cũng thua lỗ, song không thấy giới hữu trách kê khai con số cụ thể là bao nhiêu.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/10/VN-Doanh-nghiep-nha-nuoc-thua-lo-1a.jpg

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) dẫn đầu về thua lỗ. (Hình: Anh Minh/VNExpress)

 

Tuy “hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ,” nhưng chính phủ Việt Nam vẫn khẳng định doanh nghiệp nhà nước vẫn là “đầu tàu, tạo động lực cho các thành phần kinh tế khác phát triển.”

 

Về nguyên nhân thất bại, theo chính phủ Việt Nam, do đầu tư ra nước ngoài gặp khó, một số dự án có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, một số dự án lỗ lũy kế lớn trong nhiều năm, phương thức tái cơ cấu chưa hiệu quả.

 

Ngoài ra, cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập, như vướng mắc về thể chế khiến việc thoái vốn, cổ phần hóa chậm, chưa tạo điều kiện họ phát huy sự chủ động.

 

Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ có “phương án xử lý” với các dự án thua lỗ, với mục tiêu giảm tối đa tổn thất cho nhà nước và xã hội.

 

“Về giải pháp, chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhà điều hành sẽ đẩy tiến độ, nâng hiệu quả các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị yếu kém, thua lỗ. Cụ thể, nhà nước duy trì sở hữu, tăng vốn tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề chính. Các dự án đầu tư dàn trải, ngoài ngành sẽ được giải quyết dứt điểm,” phúc trình nêu chung chung. (Tr.N) [qd]

 

 

 

 





No comments: