Hiểu như thế nào về Thông tư
46/2024?
Thứ
Bảy, 12 tháng 10, 2024 - 15:45 — nguyenhuuvinh
https://www.rfavietnam.com/node/8185
Theo
báo chí Việt Nam thông tin, thì kể từ 15/11/2024, Thông tư 46/2024 của Bộ Công
an có hiệu lực, thay thế Thông tư số 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ
trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Mặc
dù, thông tư này có nội dung được ghi là “Thực hiện dân chủ trong công tác bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông”. Thế nhưng, căn cứ nội dung của thông tư, nó
có nhằm mục đích “Thực hiện dân chủ” hay không?
Điểm
mới ở thông tư này được xã hội quan tâm, có hai điểm chính, đó là việc tiếp xúc
giữa cảnh sát và người dân tham gia giao thông được sửa đổi tại thông tư này.
Trước
đây, tại Thông tư số 67/2019, người dân được giám sát CSGT làm việc, khi tiếp
xúc với người dân tham gia giao thông bằng việc quay phim, chụp hình lại quá
trình CSGT tiếp xúc với người dân.
Đồng
thời, thông tư đó cũng quy định CSGT khi tiếp xúc với dân phải có đầy đủ trang
phục, biển tên ghi rõ số hiệu Công an, nơi công tác và các lệnh, các kế hoạch,
giấy tờ cần thiết để chứng minh việc thực hiện chức năng của CSGT trên tuyến đường
đó là đúng, là công khai và được phân công với trách nhiệm rõ ràng.
Thì
ở Thông tư này, những vấn đề trên bị bãi bỏ.
Có
nghĩa là Thông tư này bãi bỏ việc người dân thực hiện quyền giám sát lực lượng
công quyền, lực lượng cảnh sát phục vụ mình bằng việc ghi lại hình ảnh, video
những hành vi đó. Thông tư 46/2024 cũng bãi bỏ luôn các nội dung công khai gồm:
kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử
lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi
phạm thường xuyên (gồm các nội dung cụ thể sau: tên đơn vị, tuyến đường, các loại
phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý, thời gian thực
hiện).
Thậm
chí, thông tư này cũng bỏ luôn việc CSGT khi đi làm nhiệm vụ trên đường, tiếp
xúc với dân, phải công khai, rõ ràng danh tánh, tên tuổi và những phương tiện
dùng để chế tài, bắt lỗi và phạt người dân tham gia giao thông.
Theo
Thông tư này, để có thể làm cái gọi là “Giám sát” của người dân, thì tại Điều
11, thông tư quy định rằng nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau:
tiếp cận thông tin công khai của lực lượng công an và trên các phương tiện
thông tin đại chúng; qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; tiếp
xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; kết quả giải quyết
các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quan sát trực tiếp
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Nghĩa
là, công dân từ nay, chỉ biết về lực lượng công an, CSGT qua các bản tin, báo
chí nhà nước đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn CSGT phát
nước cho dân chỗ nọ, đưa bà đẻ đi đến viện chỗ kia, đưa học sinh ngủ muộn đến địa
điểm thi kịp thời hay nhặt được của rơi tìm người trả lại. Hoặc những hoạt động
và hình ảnh như CSGT đi nhặt rác, đi cứu lũ lụt hoặc gặt giúp dân, đưa người
già qua đường… Những thông tin ấy, nhân dân tha hồ đọc trên báo chí nhà nước.
Còn
những thông tin về việc CSGT nhận mãi lộ, lập bẫy để gài dân vi phạm nhằm kiếm
tiền, CSGT động tác giả để ăn vạ nhân dân khi tiếp xúc, hay những hành động bạo
lực bất chấp luật pháp của CSGT thì thông tư này quy định là phải để trong vòng
bí mật. Không chỉ người dân không được phép quay phim chụp ảnh, mà hệ thống
công an còn kết hợp với Luật An ninh mạng, hễ ai ý kiến lên mạng xã hội thì bắt,
phạt và đủ trò đến khi nào sợ thì thôi.
Thậm
chí, những hình ảnh CSGT đưa thí sinh đi thi, nếu bị vạch trần là làm sao thí
sinh thi PTTH mà lại già đến gần 50 tuổi như vậy? Tại sao ngủ quên cả giờ đi
thi mà móng vuốt cầu kỳ, mặt mũi tô son trát phấn nhiều thế lại còn kịp cả gắn
mi giả…. Thì lập tức sẽ bị quy vào tội xúc phạm công an.
Như
vậy, theo Thông tư này, từ nay, công dân khi tham gia giao thông, chỉ còn có một
cách “tin tưởng tuyệt đối” vào hệ thống Công an, CSGT và phó mặc cho hệ thống
này phán xử hành vi, tội trạng hoặc mức độ nào họ thấy cần thiết với thái độ
“may nhờ, rủi chịu”.
Có
điều, khi mà hệ thống bằng mọi cách để cho công quyền lộng hành và bằng mọi
cách bịt miệng người dân, thì điều dễ hiểu là hệ thống đó sẽ nhanh chóng đi vào
suy đồi và phản động ở mức cao nhất.
Bởi
những năm qua, những quy định rõ ràng người dân có thể quay phim, ghi hình và
được trả lời rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng và đối tượng mà CSGT phải công khai
khi tiếp xúc với dân đã góp phần giảm thiểu hiện tượng mãi lộ đến mức báo chí
phải hô lên là “Hơn cả cướp cạn” một thời cả xã hội phẫn uất.
Mặc
dù vậy, vẫn không hiếm những hình ảnh, những hành vi của CSGT trắng trợn được
người dân, trước xã hội vẫn được phản ánh lên mạng xã hội buộc hệ thống công
quyền phải vào cuộc xử lý.
Bởi
như gần đây ta đã thấy, nếu không có camera, thì làm sao người dân cả nước biết
được 4 chiến sĩ CSGT cán bộ Công an TX.Vĩnh Châu hành hung 2 thiếu niên hết sức
dã man như đánh quân thù, khiến hai em bé bị khủng hoảng cả thể xác lẫn tinh thần,
buộc Công
an Sóc Trăng phải tước
danh hiệu công an nhân dân (CAND) đối với 3 cán bộ, gồm: đại úy Châu
Minh Trung, trung úy Nguyễn Quang Thái, thượng úy Đoàn Tấn Phong; kỷ luật bằng
hình thức cách chức Phó đội trưởng xuống làm cán bộ đối với đại úy Hứa Trường
An; kỷ luật cảnh cáo đại úy Trần Minh Đời. Đoạn video đó đã cho thấy sự thật đằng
sau cái gọi là sự tử tế của đám CSGT ở đây là sự dã man, tàn bạo với trẻ em.
Nếu
không có camera ghi lại, thì công dân Phạm Thanh Qua tại Bình Định đã phải chịu
oan ức đến mức nào với bao nhiêu năm tù tội bởi tội chống người
thi hành công vụ khi chiến sĩ công an đã kiêm nghề diễn viên giả vờ
ngã để vu cáo anh ta đẩy ngã. Đoạn video đã cho thấy những màn đổ tội, vu cáo
người dân là chuyện không hiếm khi CSGT tiếp xúc với người dân vô tội, cho thấy
đạo đức của chiến sĩ, cán bộ Công an ra sao. Cuối cùng, công an phải chữa thẹn
rằng đó là do CSGT đã tự trượt chân chứ không phải bị đánh.
Cũng
nếu không có Camera từ nhà dân ghi lại, thì ai có thể minh hoan cho người dân,
và người dân đã chịu bao nhiêu năm tù khi CSGT đuổi anh ta rồi tự lạc tay lái
đâm vào nhà dân chết, nhưng ngay lập tức công an đã vu cáo rằng anh ta đã đạp
vào tay lái khiến CSGT lạc tay lái và chết?
Hàng
trăm, hàng ngàn vụ việc người dân đã dùng camera để chứng minh sự oan khuất của
mình và sự lộng hành, ăn chặn cũng như hành vi bạo lực và dã man của CSGT, nếu
không có camera thì người dân biết kêu ai.
Nỗi
sợ hãi của lực lượng CSGT trước camera, là nỗi sợ hãi của kẻ làm điều bất chính
trước ánh sáng. Bởi nếu không làm những điều khuất tất, vi phạm luật pháp, thì
tại sao cả hệ thống lại sợ hãi đến mức đưa cả Thông tư để cấm người dân?
Ngay
cả câu giải thích của lực lượng Công an rằng: “Bộ Công an nhận định, việc
giám sát của một số người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông có lúc, có
nơi chưa khách quan, chưa đúng quy định. Một số tình trạng lợi dụng quyền giám
sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ
CSGT và chia sẻ lên mạng xã hội ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng CSGT”…
cũng đã nói lên bản chất vụ việc.
Bởi
người ta chỉ cần trả lời câu hỏi: Tại sao cứ hình ảnh CSGT được chia sẻ lên mạng
xã hội lại làm ảnh hưởng đến hình ảnh CSGT? Nếu hình ảnh CSGT là tốt đẹp, là của
dân, do dân thì làm gì có dân nào vô ơn như vậy khi mà luật lệ rình sẵn và số
tiền phạt mỗi lần hàng chục triệu đồng không phải là ít với người dân.
Những
quy định mới thay đổi về việc công an giao thông khi tiếp xúc với dân, cũng cho
thấy sự xuống cấp tệ hại của cả hệ thống đang lao theo chiều hướng Công an trị
với định nghĩa “chính quyền trên họng súng”.
Lực
lượng công an, cảnh sát, cụ thể là CSGT có chức năng, nhiệm vụ chính là bảo đảm
an toàn, an ninh cho đời sống người dân, đã trở thành một lực lượng để trấn áp,
trấn lột và buộc người dân theo chế độ nhà tù độc tài.
Theo
Thông tư này, thì từ nay, công dân tham gia giao thông nếu có gặp những người tự
xưng là CSGT thì không được quay phim, ghi hình lại những hành vi mà các CSGT
đã hành động dù đó là hành vi vi phạm luật pháp, cụ thể là mãi lộ, nhận hối lộ
hoặc dùng bạo lực, hỗn láo với nhân dân.
Đặc
biệt là Công dân chỉ biết chấp hành những điều mà những người tự xưng là CSGT
yêu cầu họ, không được biết đó là ai, có chức năng nhiệm vụ gì. Kể cả trường hợp
gặp những kẻ đó là giả danh, hoặc là CSGT thật nhưng có những hành vi bất
chính, thì công dân vẫn cứ phải bó tay mà chấp nhận. Bởi không được quay phim,
chụp ảnh, ghi hình, ghi âm thì có mà cãi đằng trời, xưa nay, cái câu “Không
đủ chứng cứ, không có cơ sở” là điều mà dân tình thường nghe từ cơ
quan Công an mỗi khi công dân khiếu nại những vấn đề liên quan đến hành vi của
công an với dân, nhất là CSGT.
Câu
khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là
câu nói đùa cợt, chế diễu hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Hoặc đơn giản,
chỉ là một sự trêu ngươi dân chúng bất lực, vừa hèn vừa sợ đến bạc nhược lại
không một tấc sắt trong tay mà thôi.
Vừa
qua, Bộ Công an đã buộc cái gọi là Quốc hội thông qua cái gọi là Luật, để ưu ái
riêng chỉ cho ngành CSGT được sử dụng tiền phạt vi phạm về Giao thông, mặc sức
tiêu xài mà không cần nộp vào nhà nước như các ngành khác. Như vậy, ngoài việc
chia chác tại chỗ, thì con số này hàng năm cũng đến cả chục ngàn tỷ đồng.
Và
đây mới là mỏ vàng vừa dễ khai thác, có tiềm năng vô cùng to lớn. Nhu cầu khai
thác tiền của trong dân là vô tận. Vì thế, việc bảo đảm cho sự khai thác được
an toàn, hiệu quả là cần thiết.
Thế
là cả hệ thống công an đã ra tay.
Và
thông tư 46/2024 của Bộ Công an, là bảo bối bảo đảm cho việc đó được thực hiện
trót lọt.
Đó
là một thứ bảo bối cho sự bất lương.
12.10.2024
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
No comments:
Post a Comment