Han Kang từ chối họp
báo, ăn mừng giải thưởng Nobel văn chương 2024
Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog)
Han
Kang, người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học, đã từ chối lời đề nghị
họp báo sau giải thưởng Nobel Văn chương, mà bà nói là chẳng có lý do gì để
vui, khi cuộc sống chung quanh là những thảm kịch, như những cuộc xung đột
không ngừng giữa Ukraine-Nga hay Israel-Palestine.
Han
Kang
Cha
của bà, tiểu thuyết gia nổi tiếng Han Seung-won, 85 tuổi, đã truyền đạt thông
điệp này trong một cuộc gặp mặt tại Trường Văn học Han Seung-won ở Jangheung, tỉnh
Jeolla Nam.
“(Han
Kang) nói với tôi, ‘Với chiến tranh ngày càng khốc liệt, con người bị đưa vào
chỗ chết mỗi ngày, làm sao chúng ta có thể tổ chức lễ kỷ niệm hoặc họp báo ăn mừng
được?’ Han Kang nói rằng mình không nên tổ chức họp báo gì cả”, ông Han
Seung-won kể với báo giới.
Được
biết, sau khi giải Nobel văn học được công bố vào tối thứ năm, Han Seung-won đã
nói chuyện với con gái và khuyên cô nên chọn một nhà xuất bản để tổ chức họp
báo.
Ban
đầu, cô ấy đồng ý và nói rằng cô ấy sẽ “thử nghĩ xem”, nhưng rồi cô ấy đã thay
đổi quyết định chỉ sau một đêm.
“Quan
điểm của Han Kang đã thay đổi từ một nhà văn sống ở Hàn Quốc sang ý thức (của một
nhà văn) toàn cầu. Tuy nhiên, tôi không thể thoát khỏi cảm giác là cha của một
người đoạt giải đang sống ở Hàn Quốc, vì vậy tôi đã tự mình sắp xếp buổi gặp mặt
nhỏ này”, ông nói, theo tường thuật của Korea Times.
Han
Kang cũng ngăn cản cha mình không nên tổ chức tiệc ăn mừng tại trường văn học.
Cha
cô cho biết, “Tôi định tổ chức một bữa tiệc ở đây cho người dân địa phương,
nhưng con gái tôi bảo tôi đừng làm vậy. Con bé nói, ‘Làm ơn đừng ăn mừng khi
chúng ta đang sống và chứng kiến những sự kiện bi thảm này (ám chỉ hai cuộc
chiến tranh). Viện Hàn lâm Thụy Điển không trao giải thưởng này cho con để
chúng ta tận hưởng, mà để giữ đầu óc tỉnh táo hơn.’ Sau khi nghe điều đó, tôi
vô cùng bối rối”, ông Han Kang kể.
Tiểu
thuyết gia Han Seung-won, cha của Han Kang, đã có buổi gặp gỡ các phóng viên tại
hội trường của một ngôi trường ở Anyang-myeon, huyện Jangheung, tỉnh Jeolla
Nam, để chia sẻ phản ứng của con gái ông khi giành giải Nobel Văn chương, theo
sự hối thúc không ngừng của các cơ quan truyền thông tại Hàn Quốc.
Từ
Seoul, sau khi nhận được tin về giải thưởng của mình qua cuộc điện thoại với ủy
ban Nobel vào thứ năm, Han Kang bày tỏ rằng bà “rất ngạc nhiên và vinh dự”,
nhưng không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào thêm.
Mọi
người xếp hàng trước một hiệu sách độc lập ở quận Jongno, Seoul, do tiểu thuyết
gia Han Kang điều hành, chờ mở cửa để mua sách sau ngày có tin bà đoạt giải. Ảnh:
Korea Times
Nhiều
nhà xuất bản, bao gồm Changbi Publishers, nơi đã xuất bản các tiểu thuyết nổi
tiếng của bà là “Human Acts” (2014) và “The Vegetarian” (2007), và Munhakdongne
Publishing, nơi đã xuất bản tập thơ và tiểu thuyết “The Wind Is Blowing”
(2010), đã đề xuất tổ chức một cuộc họp báo, nhưng tính đến chiều thứ sáu 11
Tháng Mười, bà vẫn chưa phản hồi.
Tuy
nhiên, ở bên ngoài, mọi dữ kiện liên quan đến tiểu thuyết gia Han Kang đang trở
thành sự kiện nóng nhất ở Hàn Quốc. Hiện 9 trong số 10 tác phẩm bán chạy nhất
được liệt kê trên trang Kyobo – trang thống kê và mua bán trực tuyến phổ biến
nhất của Hàn Quốc – là tác phẩm của Han Kang. Tác phẩm bán chạy nhất, The
Vegetarian – tiểu thuyết năm 2007 đã nhận giải International Booker.
Chỉ
vài tiếng sau khi có tin tức về giải Nobel văn chương năm 2024, khách hàng đã xếp
hàng dài tại các hiệu sách ở Hàn Quốc, các cửa hàng trực tuyến bị sập khi độc
giả cố gắng sở hữu tác phẩm của nhà văn mới đoạt giải Nobel, Han Kang. Chuỗi
nhà sách lớn nhất nước, Kyobo Book Centre, cho biết doanh số bán sách của Han
đã tăng vọt vào thứ Sáu 11 Tháng Mười, với lượng sách bán ra gần như hết ngay lập
tức.
Các
chính trị gia, tác giả và độc giả Hàn Quốc đã cùng ăn mừng chiến thắng của bà.
Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chúc mừng bà trong một bài đăng trên Facebook, và tại
quốc hội, nhiều phiên điều trần của chính phủ đã bị tạm dừng khi các quan chức
thông báo mừng tin tức này.
“Tôi
đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên được nghe tin về giải thưởng. Khi cuộc gọi kết
thúc, tôi dần lấy lại được cảm giác thực tế và bắt đầu cảm thấy xúc động”, bà
Han Kang nói. “Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã chọn tôi là người chiến thắng. Những
làn sóng chúc mừng nồng nhiệt mà mọi người gửi đến tôi trong suốt cả ngày cũng
thật bất ngờ. Từ tận đáy lòng, tôi xin cảm ơn các bạn”, theo Reuters.
“Han
Kang là một tiểu thuyết gia xuất sắc, người phản ánh tình trạng hiện đại của
chúng ta bằng lòng dũng cảm, trí tưởng tượng và trí thông minh”, tác giả người
Mỹ gốc Hàn của Pachinko, Min Jin Lee, cho biết. “Bà ấy xứng đáng nhất với sự
công nhận toàn cầu này”.
Còn
tác giả người Hàn Quốc Kim Bo-young thì nói với the Guardian “Chúng tôi reo hò
và vui mừng, tôi thậm chí còn tự hào và vui mừng hơn khi nghĩ đến việc giải thưởng
này trực tiếp bác bỏ sự ngu ngốc của việc cố gắng che giấu và bóp méo lịch sử
quá khứ của Hàn Quốc”.
-------------------------------
Về
ước mơ “một giải Nobel” từ nhà nước XHCN Việt Nam
17/01/2022
https://nhacsituankhanh.com/2022/01/17/ve-uoc-mo-mot-giai-nobel-tu-nha-nuoc-xhcn-viet-nam/
Được
biết, vào ngày 9-1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc
vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi, trao giải thưởng Tác giả trẻ lần
thứ nhất. Ông Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có ông
Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Nói trong buổi lễ này, ông Phúc nói “Tôi luôn mong ước đến một ngày không xa Việt
Nam ta sẽ có nhà văn đoạt giải Nobel văn chương, mang về niềm tự hào cho đất nước
chúng ta. Tôi có niềm tin mạnh mẽ ở những nhà văn, những Tác giả trẻ hôm nay”.
Nhân ý tưởng này, xin phép được phỏng vấn nhà văn Nguyễn Viện về văn học và đời
sống của nó chung quanh “ước mơ” này.
Tuấn
Khanh: Nếu
nghĩ đến một giải Nobel văn chương cho Việt Nam vào năm năm nữa, ông có đề cử
tác giả nào trong nước? Nếu có hoặc không, xin ông lý giải thêm về điều này.
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Cứ như tình hình sáng tác và phổ biến văn học Việt Nam hiện
nay, không chỉ năm năm mà còn rất nhiều năm nữa Việt Nam cũng chưa thể có giải
Nobel.
Lý
do:
– Các giám khảo ở Viện Hàn Lâm Thụy Điển không đọc được chữ Việt.
– Như chúng ta đều biết, chữ quốc ngữ xuất hiện chưa lâu. Hơn nữa, văn học chữ
quốc ngữ xuất hiện còn trễ hơn nữa, chỉ mới hơn 100 năm. Và thật sự cái gọi là
văn chương Việt đúng nghĩa chỉ hoàn chỉnh từ thời tiền chiến, tức trước 1945 mà
tiêu biểu nhất thuộc về nhóm tác giả Tự Lực Văn Đoàn. Tuy thế vốn từ của chúng
ta lúc đó cũng chưa nhiều. Phải kể từ hậu bán thế kỷ 20 đến nay, ngữ vựng các
thể loại mới được cập nhật bổ sung từ lãnh vực triết học đến khoa học… tương đối
đầy đủ. Như thế có thể nói tiểu thuyết hay văn học chữ quốc ngữ vẫn còn nằm
trên đường tiến hóa không những về mặt ngôn từ mà cả văn hóa, chính trị, xã hội.
Điều ấy cũng có nghĩa chỗ đứng của văn học Việt Nam còn cách giải Nobel khá xa.
Tuy
nhiên, nếu cần đề cử một tác giả Việt Nam cho giải Nobel trong một hai năm tới,
tôi nghĩ nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh có
thể là một niềm hy vọng, với điều kiện hội đồng xét giải Nobel này cũng có tiêu
chí “đậm đà bản sắc dân tộc” như tuyên giáo ở Việt Nam.
Tuấn
Khanh: Theo
ông, mơ ước của ông Chủ tịch nước, có thể hiện chung cho giới viết văn trong cả
nước, không phân biệt các thế hệ và quan điểm tư tưởng, hay chỉ nhắm vào thế hệ
mới, nhà văn xã hội chủ nghĩa?
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Không chỉ ông Chủ tịch nước, mà giới viết văn trong nước
cũng mơ ước một giải Nobel, đặc biệt từ khi các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hay Bảo
Ninh xuất hiện. Tuy nhiên, ông Chủ tịch nước chỉ đặt niềm hy vọng vào thế hệ mới.
Đấy
là một ước mơ chính đáng, nhưng tôi nghĩ nó có thể sẽ hiện thực hơn nếu chúng
ta biết đặt cho nó một lộ trình. Trước hết, cần tạo một không gian tự do cho
sáng tạo. Cũng có nghĩa là nên để cho Ban Tuyên giáo hoàn thành nghĩa vụ lịch sử,
chấm dứt mọi chỉ đạo hay đường hướng. Sau đó, cần có kế hoạch cho việc phổ biến
tác phẩm ra thế giới. Như tôi đã nói trên, Hội đồng xét giải Nobel không biết đọc
chữ Việt.
Nhân đây, tôi cũng mạn phép nói thêm một chút. Tôi không biết giới hạn của tùy
viên văn hóa của ta ở nước ngoài thế nào. Nhưng tôi cho rằng, đối ngoại về văn
hóa không chỉ là áo dài, múa quạt, phở hay đàn bầu, đàn T’rưng… mà còn là văn học,
mỹ thuật…
Tuấn
Khanh: Trong
10 năm đổ lại đây, cây viết nào – được phía nhà nước chấp nhận – là sáng giá và
có khả năng nhất? Nếu có, xin mô tả ngắn về người được liệt kê. Và nếu không
thì xin giải thích thêm theo quan điểm riêng?
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Thật ra, tôi đọc cũng không nhiều, chỉ vì mắt tôi sau này
kém, đọc sách hay xem phim một chút là mắt bị mờ nhòe. Cho nên, nhận định của
tôi ở đây sẽ rất chủ quan và hạn hẹp, nó không thể bao quát hết nền văn học
đương đại.
Dẫu
sao cũng có một tác giả trẻ tôi kỳ vọng, đó là nhà văn nhà thơ Vũ Lập Nhật, sinh năm 1990, hiện sống ở Sài Gòn.
Cả thơ và văn của cô đều rất mới với những ý tưởng lạ và một cách diễn đạt
thông tuệ. Cách đây hai năm, cô được giải thưởng thơ của Văn Việt (Văn đoàn Độc
Lập). Rất tiếc, vì những áp lực phi văn hóa, cô đã phải từ chối nhận giải, thậm
chí chấm dứt cộng tác bài vở với Văn Việt.
Vũ
Lập Nhật, theo tôi là một hiện tượng hiếm hoi của văn học Việt Nam đương đại.
Văn chương của cô từ bỏ mọi lối mòn, mọi truyền thống. Đó là một thế giới của
riêng cô, được sản sinh từ một đời sống đô thị. Và tác phẩm biến thành một thứ
game của cô, cả về mặt ngôn ngữ lẫn trạng thái con người. Nó không uốn éo kiểu
cọ, làm dáng mà trong trẻo xuyên suốt qua các tầng ý thức như qua nhiều lớp
gương phản chiếu lẫn nhau trong cách ứng xử của cô với đời sống. Đó là một thứ
văn chương toàn cầu. Con người và chính nó thuần khiết, không đậm đà bản sắc
dân tộc hay nghĩa vụ này nọ.
Nếu
cần đề cử một tác giả Việt Nam cho giải Nobel trong một hai năm tới, tôi nghĩ
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có thể là một niềm hy vọng, với điều kiện hội đồng
xét giải Nobel này cũng có tiêu chí “đậm đà bản sắc dân tộc” như tuyên giáo ở
Việt Nam.
Tuấn
Khanh: Các
giải thưởng văn học trong những năm dài do Hội Nhà Văn Việt Nam chủ trì thường
gây tốn kém cho ngân sách quốc gia không it, nhưng hầu như ít có tác phẩm nào
có thể đọng lại trong công chúng. Theo ông, hướng tập hợp và giới thiệu qua giải
thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam có nhằm phục vụ tìm tài năng với tiêu chí của
Nobel Văn Chương?
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Hẳn nhiên là không. Văn học Việt Nam hiện nay trong phạm
vi “chính thống” hay “lề phải” là một thứ văn chương phải đạo, thậm chí với nhiều
tác giả là thứ văn chương phục vụ chế độ như tiêu chí của Hội Nhà văn Việt Nam
“Vì chủ nghĩa xã hội”. Một nền văn chương mang logo búa liềm tất nhiên không phải
là một tiêu chí phổ quát của loài người, cũng có nghĩa không phải là tiêu chí của
giải Nobel.
Tuấn
Khanh: Kể
từ năm 1991, khi tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh bị thu hồi sau khi
được đề cử giải thưởng, văn học trong nước nói chung có vẻ bằng phẳng và không
còn nhiều góc cạnh, sôi động như thời của Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp… Có
phải đã có một rào chắn rõ ràng trong việc viết văn trong khung Nhà nước?
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Vâng, một rào chắn cụ thể hữu hình nhất là sự có mặt của
các nhà xuất bản hệ nhà nước. Mọi tác phẩm muốn được phổ biến phải qua sự cho
phép của các nhà xuất bản này mới được lưu hành. Từ chối kiểm duyệt để in chui
có nghĩa là một hành động phạm pháp được qui định rõ ràng trong Bộ Luật Hình sự.
Nhà
tù và các bản án dành cho những người bất đồng chính kiến với các khung hình phạt
dành cho tội “tuyên truyền chống chế độ” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ…” là
nỗi ám ảnh của tất cả những người viết.
Nhà văn, ngoài nỗi sợ hãi phải tự kiểm duyệt, họ còn phải đối diện với dao kéo
của các nhà xuất bản. Đó là một hiện thực của văn học nghệ thuật đương đại. Điều
đó giải thích cho cái mà anh gọi là thiếu góc cạnh hay sôi động.
Tuấn
Khanh: Còn
về phía những nhà văn không hợp tác với hệ thống kiểm duyệt và tư tưởng phục vụ
– như ông chẳng hạn – làm gì với nghề viết của mình? Ông có thể tâm tình với độc
giả?
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Với những người viết văn tự do như tôi hiện nay ở Việt
Nam cũng không thiếu. Chúng tôi phải làm gì trước cánh cửa đóng của hệ thống
phát hành trong nước?
Rất
may cho tất cả chúng ta, người viết và người đọc, internet đã cứu rỗi thế giới
khỏi những lằn ranh của kiềm tỏa. Việc có tự tháo gỡ gông cùm hay không tùy thuộc
vào ý thức cũng như phẩm giá của từng người viết. Không ai có thể ban tự do cho
anh ngoài chính anh. Những bức tường lửa chỉ là vấn đề kỹ thuật.
Ngoài
những trang mạng nổi tiếng như Tiền Vệ, Talawas trước đây và hiện nay là Da
Màu, Văn Việt… chúng ta còn vô số cách để đưa tác phẩm của mình đến với công
chúng, miễn là có chút can đảm.
Tâm
tình của tôi? Tôi chỉ muốn nói một điều đơn giản, nếu chúng ta không dám thành
thật với mình để viết như chúng ta muốn (không sợ đụng chạm đến hệ thống chính
trị hay truyền thống văn hóa) thì cơ may trở thành một nhà văn như ý nghĩa của
nó sẽ không hiện thực. Tài năng là chuyện khác.
Tuấn
Khanh: Dù
biết Việt Nam là một thể chế độc tài và kiểm duyệt, nhưng vẫn có không ít tác
phẩm của các nhà văn Việt Nam ở hải ngoại về in lại, hợp tác phát hành và chấp
nhận cắt bỏ những gì Nhà nước không thích. Tạm thời không bàn gì về lý do cá
nhân của các tác giả ấy, nhưng ông nhận định gì về xu hướng này? Và điều đó có
thể giúp cho Nhà nước Việt Nam tập hợp thêm được nhiều cây viết tài năng hơn
cho ước mơ Nobel hay không?
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Trong khi ở trong nước, nhiều người viết từ chối kiểm duyệt
để tồn tại như một người tự do, thì lại có những người viết ở xứ sở tự do tình
nguyện quay về chui vào vòng kiềm tỏa. Sự khao khát được chia sẻ hay vinh quang
gì đó được đánh đổi bằng phẩm cách. Dẫu sao thì đó cũng là chọn lựa của họ.
Tất
nhiên, điều đó chẳng giúp gì “cho Nhà nước Việt Nam tập hợp thêm được nhiều cây
viết tài năng hơn cho ước mơ Nobel” như anh nói. Vì đơn giản là hội đồng xét giải
Nobel không đọc được tiếng Việt.
Tuấn
Khanh: Trong
lịch sử, Liên Xô cũng đã có Nobel cho Boris Pasternak hay Trung Quốc với Mạc
Ngôn… đó có là niềm tin thầm kín cho nhà lãnh đạo Việt Nam khi nghĩ về một
Nobel? Và theo ông, vì sao ông Phúc không nghĩ đến giải thưởng văn chương nào của
Trung Quốc, Cuba hay Bắc Hàn… mà lại mơ đến một giải thưởng của thế giới tư bản?
Nhà
văn NGUYỄN VIỆN: Vâng, “trong lịch sử, Liên Xô cũng đã có Nobel cho Boris
Pasternak hay Trung Quốc với Mạc Ngôn”. Và Việt Nam cũng có quyền đặt niềm
tin vào các nhà văn trong nước. Tuy nhiên như tôi đã nói, hội đồng xét giải
Nobel không biết đọc tiếng Việt. Tôi lập lại câu nói này nhiều lần trong bài trả
lời phỏng vấn này cũng chỉ để muốn nhấn mạnh đến một việc thiết thực nhất là
hãy nỗ lực giúp các nhà văn Việt Nam phổ biến tác phẩm ra thế giới bằng cách vận
động hay tổ chức dịch thuật các tác phẩm ra tiếng nước ngoài (ít nhất là
Anh-Pháp) và được phát hành bởi những nhà xuất bản uy tín. Nếu không, chúng ta
chỉ còn cách phổ cập tiếng Việt cho các viện sĩ hàn lâm Thụy Điển.
“Và
vì sao ông Phúc không nghĩ đến giải thưởng văn chương nào của Trung Quốc, Cuba
hay Bắc Hàn… mà lại mơ đến một giải thưởng của thế giới tư bản?”
Làm
thế nào tôi có thể đưa cái icon mặt cười haha của Facebook vào đây nhỉ? Nhưng
thử tưởng tượng nếu ông Nguyễn Viện được một giải văn chương tự do hay phản
kháng gì đó của đồng chí Kim Jong-Un thì chắc chắn sẽ “chấn động địa cầu” hơn cả
giải Nobel. Cũng vui mà.
No comments:
Post a Comment