Giải
Nobel Hòa Bình 2024 được trao cho tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản
Vũ Ngọc Yên - Báo Tiếng Dân
11/10/2024
Giải
Nobel Hòa bình năm nay vinh danh tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản, tổ
chức của những người chống việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tổ chức này, còn
được gọi là Hibakusha, với những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí
hạt nhân, như Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố tại Oslo.
Tổ
chức Nihon Hidankyo được thành lập sau sự kiện hai quả bom nguyên tử ném xuống
Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ Hai và các chiến dịch chống vũ khí
hạt nhân trên thế giới. Với lời kể của các nhân chứng, những người sống sót đã
truyền đi thông điệp “không bao giờ được sử dụng vũ khí hạt nhân nữa”.
Ông
Jørgen Watne Frydnes, tân Chủ tịch Ủy ban Nobel ở Oslo phát biểu, giải thưởng
này được trao trong bối cảnh “chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân đang bị đe
dọa” là “điều cấm kỵ” (taboo). Ông Frydnes cho biết, khi giải thưởng được công
bố, họ vẫn chưa thể liên hệ với tổ chức Nihon Hidankyo để thông báo về giải thưởng.
Tuy nhiên, một lúc sau, ông Toshiyuki Mimaki, chủ tịch tổ chức Nihon Hidankyo,
đã lên tiếng. Ông yêu cầu vũ khí hạt nhân chắc chắn phải bị bãi bỏ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/10/1-52-421x420.jpeg
Ảnh:
Ông Toshiyuki Mimaki, chủ tịch tổ chức Nihon Hidankyo, chủ nhân giải Nobel Hòa
bình 2024. Nguồn: The Hindo
Một
số tổ chức đang hoạt động ở Trung Đông cũng được coi là ứng cử viên tiềm năng,
chẳng hạn như cơ quan cứu trợ người Palestine của Liên Hiệp quốc UNRWA, tổ chức
nhân quyền của người Palestine Al-Haq và nhóm nhân quyền B’Tselem của Israel. Tổng
thư ký LHQ António Guterres và Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague cũng nằm
trong số những ứng cử viên được yêu thích.
Trong
những năm gần đây, Ủy ban Nobel đã nhiều lần trao giải Nobel cho các nhà hoạt động
nhân quyền, thay vì những người hòa bình truyền thống. Năm ngoái, giải thưởng
này thuộc về nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Iran đang bị cầm tù Narges
Mohammadi. Bà được vinh danh “vì cuộc chiến chống lại sự áp bức phụ nữ ở
Iran và các nỗ lưc̣ thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người“.
Lần
này có tổng cộng 286 ứng viên được đề cử, trong đó có 197 cá nhân và 89 tổ chức.
Con số đó ít hơn đáng kể so với những năm trước. Tên của những người được đề cử
theo truyền thống được các tổ chức Nobel giữ bí mật trong 50 năm.
Lễ
trao giải tháng 12
Những
cá nhân được vinh danh ở các giải y học, vật lý, hóa học và văn học trước
đó, đã được công bố trong tuần này.
Tại
thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải
Nobel Y Sinh 2024 thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros và
Gary Ruvkun, với việc phát hiện ra microRNA và vai trò của nó trong việc điều
hòa gen.
Giải
Nobel Vật lý
được trao cho John Hopfield và Geoffrey Hinton qua công trình nghiên cứu AI.
Giải
Nobel Hóa học
được trao cho ba người: David Baker, nhà sinh hóa tại Đại học Washington ở
Seattle; Demis Hassabis và John Jumper, hai nhà khoa học máy tính của Google
DeepMind, một phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Anh – Mỹ, có trụ sở
tại London.
Giải
Nobel Văn học năm
2024 thuộc về nữ văn sĩ Hàn Quốc, bà Han Kang nhờ các tác phẩm được nhận định
là “trực diện với những chấn thương lịch sử, phơi bày sự mong manh trong cuộc
sống phận người”.
Thứ
Hai tới sẽ công bố Giải Nobel về Khoa học Kinh tế. Đây là giải thưởng
duy nhất không dựa vào di chúc của nhà phát minh thuốc nổ Alfred Nobel (1833
– 1896).
Theo
truyền thống, các giải Nobel đều được trao vào dịp kỷ niệm ngày mất của ông
Nobel, ngày 10 tháng 12, trong đó Giải Nobel Hòa bình là giải duy nhất không phải
ở Stockholm mà ở Oslo. Các giải thưởng có số tiền thưởng trị giá 11 triệu Thụy
Điển (gần 970.000 euro) cho mỗi giải.
.===============================
Nobel
Hòa bình 2024 được trao cho Tổ chức kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân Nihon
Hidankyo
RFA
2024.10.11
Giải
Nobel Hòa bình 2024 được trao cho tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản nhờ vào
những nỗ lực hướng đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh qua
các nhân chứng rằng ‘vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa’.
Ông
Tomoyuki Mimaki - Giám đốc đại diện cho Nihon Hidankyo dự họp báo sau khi nhóm
của ông được trao giải Nobel Hoà bình 2024 (JIJI PRESS / AFP)
Ủy
ban Nobel Na Uy vào chiều ngày 11/10 (theo giờ Việt Nam) công bố như vừa nêu.
Nihon
Hidankyo là tổ chức của nước Nhật quy tụ những thành viên là các nạn nhân sống
sót trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki hồi năm 1945. Tổ
chức này ra đời hồi tháng 8 năm 1956.
Mục
tiêu chính của tổ chức Nihon Hidankyo là ngăn chặn chiến tranh nguyên tử và loại
trừ vũ khí hạt nhân; đòi hỏi nước tiến hành chiến tranh nguyên tử phải công
khai nhận trách nhiệm và bồi thường cho mọi tổn thất gây nên bởi ném bom nguyên
từ…
Một
người Việt Nam từng được xướng danh cho Giải Nobel Hòa bình hồi năm 1973 là nhà
đàm phán của miền Bắc Việt Nam, ông Lê Đức Thọ. Ông này cùng chia giải thưởng với
cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.
Tuy
nhiên, ông Lê Đức Thọ lúc đó đã từ chối nhận giải.
Vào
ngày 1/1/2023; các tài liệu về giải thưởng trao cho hai nhà đàm phán Mỹ và Việt
Nam như vừa nêu được công bố theo yêu cầu.
Cụ
thể, theo tài liệu công bố, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ hồi tháng 1 năm 1973 đã đạt được một thỏa thuận
hoà bình mà theo đó Mỹ sẽ hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Việt Nam.
Tuy
nhiên lệnh ngưng bắn theo thoả thuận ngay sau đó đã không có hiệu lực trên thực
tế khi quân đội miền Bắc không bị yêu cầu rút quân khỏi miền Nam và cuộc chiến
vẫn tiếp tục với việc quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam trong khi quân đội miền
Nam không còn nhận được sự hỗ trợ như trước kia từ phía Mỹ. Cuộc chiến kết thúc
với việc quân đội miền Bắc chiếm toàn bộ miền Nam vào ngày 30/4/1975.
Đề
cử trao giải Nobel Hoà bình cho hai nhà đàm phán Mỹ và Việt Nam đã vấp phải phản
đối của những thành viên của Uỷ ban giải Nobel Hòa bình. Hai người trong số họ
đã từ chức để phản đối. Tất cả những người trong Uỷ ban này vào lúc đó hiện đều
đã qua đời.
Tờ
The Guardian của Anh trích lời giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu
Hòa bình Oslo nói sau khi xem tài liệu được công bố rằng ông thật sự còn ngạc
nhiên hơn nữa khi thấy Uỷ ban giải Nobel Hoà bình lại có một quyết định tồi tệ
đến vậy.
Tài
liệu công bố vào đầu năm ngoái cho thấy đề cử giải cho hai người được một thành
viên của Uỷ ban giải Nobel Hòa bình đưa ra vào ngày 29/1/1973, hai ngày trước
khi Hiệp định Paris được ký kết.
------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Quốc tế
Giải
Nobel Văn học 2024 thuộc nữ văn sĩ Hàn Quốc Han Kang
Giải
Nobel Hóa học trao cho ba khoa học gia với công trình giải mã cấu trúc protein
Giải
Nobel Văn học 2022 vinh danh nhà văn Pháp Annie Ernaux
Giải
Nobel Hóa học 2022 thuộc ba nhà khoa học về nghiên cứu phân tử kết hợp
Hai
nhà kinh tế Hoa Kỳ giành được Giải Nobel Kinh tế 2018
=============================================
Nobel
Hòa bình được trao cho nhóm của người Nhật sống sót sau vụ ném bom nguyên tử
Reuters
/ VOA
11/10/2024
Tổ
chức Nhật Bản Nihon Hidankyo, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau
vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, được trao giải Nobel Hòa
bình hôm thứ Sáu 11/10, đồng thời gửi lời cảnh báo tới các quốc gia có vũ khí hạt
nhân chớ có sử dụng chúng.
https://gdb.voanews.com/d09aace8-3b58-4b3d-ba5a-de3309c9c019_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tomoyuki
Mimaki,
chủ tịch và đại diện của nhóm Nihon Hidankyo, tại cuộc họp báo ở
Hiroshima sau khi nhóm được trao giải Nobel Hòa bình 2024, 11/10/2024 (Photo by
JIJI PRESS / AFP).
Đến
nay, chỉ có 2 quả bom hạt nhân từng được sử dụng trong chiến tranh. Nhiều người
sống sót sau vụ ném bom hạt nhân được người Nhật gọi là "hibakusha".
Họ đã cống hiến đời mình cho cuộc đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí hạt
nhân.
Lời
văn trong giải thưởng của Ủy ban Nobel Na Uy viết rằng nhóm Nihon Hidankyo được
trao Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực của họ nhằm đạt được một thế giới
không có vũ khí hạt nhân và chứng minh bằng lời kể của nhân chứng rằng vũ khí hạt
nhân nhất định không bao giờ được phép đem ra sử dụng nữa.
"Những
hibakusha giúp chúng ta mô tả những điều không tả xiết, nghĩ đến những điều
không thể tưởng tượng nổi và ở một mức độ nào đó hiểu được nỗi đau và sự khổ sở
quá sức hình dung do vũ khí hạt nhân gây ra", vẫn lời văn của ủy ban trao
giải.
"Tôi
không thể tin rằng điều đó là sự thật", đồng chủ tịch Nihon Hidankyo
Toshiyuki Mimaki phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hiroshima, địa điểm bị ném
bom nguyên tử vào ngày 6/8/1945 khi Thế chiến II sắp kết thúc. Ông cố kìm dòng
nước mắt khi phát biểu.
Bản
thân là một người sống sót, Mimaki nói rằng giải thưởng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ những
nỗ lực của nhóm nhằm chứng minh rằng việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân là điều khả
thi.
"Việc
được trao giải sẽ là một động lực to lớn để kêu gọi thế giới rằng việc xóa bỏ
vũ khí hạt nhân và hòa bình muôn đời là điều có thể đạt được", ông nói.
"Cần phải loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân", vẫn lời ông.
Ở
Nhật Bản, các hibakusha - nhiều người trong số họ mang những vết thương hiển hiện
do bị bỏng phóng xạ hoặc mắc các bệnh liên quan đến phóng xạ như bệnh bạch cầu
- thường bị ép phải sống tách biệt với xã hội và phải đối mặt với sự phân biệt
đối xử khi tìm việc làm hoặc kết hôn trong những năm sau chiến tranh.
Tính
đến tháng 3 năm nay, dữ liệu từ bộ y tế của Nhật cho thấy có 106.825 người sống
sót sau vụ ném bom nguyên tử, với độ tuổi trung bình là 85,6.
Không
nêu tên các quốc gia cụ thể, Joergen Watne Frydnes, chủ tịch Ủy ban Nobel Na
Uy, cảnh báo rằng các quốc gia có năng lực hạt nhân chớ tính đến việc sử dụng
vũ khí nguyên tử.
"Trong
một thế giới đầy rẫy xung đột, và vũ khí hạt nhân chắc chắn là một phần của thế
giới đó, chúng tôi muốn nêu bật tầm quan trọng của việc phải tăng cường xem hạt
nhân là điều cấm kỵ, phải củng cố chuẩn mực quốc tế, chống lại việc sử dụng vũ
khí hạt nhân", Frydnes nói với Reuters.
"Chúng
tôi thấy rất đáng báo động là điều cấm kỵ về hạt nhân đang bị giảm đi vì có những
lời đe dọa, không những thế, còn do tình hình trên thế giới, trong đó, các cường
quốc hạt nhân đang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí của họ", vẫn lời
ông.
Frydnes
nói rằng thế giới nên lắng nghe "những câu chuyện đau thương và bi thảm của
các hibakusha".
"Những
vũ khí này không bao giờ được phép sử dụng trở lại ở bất kỳ nơi nào trên thế giới...
Chiến tranh hạt nhân có thể đồng nghĩa với sự kết thúc của nhân loại, kết thúc
nền văn minh của chúng ta", ông nói trong một cuộc phỏng vấn.
==================================================
Nobel
Hòa bình 2024 vinh danh một hiệp hội Nhật chống vũ khí hạt nhân
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 11/10/2024 - 14:48Sửa đổi ngày: 11/10/2024 - 15:41
Giải
thưởng Nobel Hòa bình 2024 được trao tặng hôm nay 11/10/2024, cho hiệp hội Nhật
Bản Nihon Hidankyo, đại diện cho hơn 200 nghìn nạn nhân bị nhiễm phóng xạ, còn
sống sót sau hai thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki. Nhiều lãnh đạo thế giới
ca ngợi quyết định của Ủy ban Nobel là một thông điệp mạnh mẽ và đúng lúc cổ vũ
cho một thế giới không vũ khí hạt nhân, vào lúc nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân
được coi là tăng cao chưa từng có kể từ sau Thế Chiến Hai.
HÌNH
:
Ông
Terumi Tanaka, tổng thư ký hiệp hôi General of Nihon Hidankyo. Tổ
chức này được trao giải Nobel Hòa Bình 2024. Ảnh chụp tại Tokyo, ngày
07/10/2024. REUTERS - Yuriko Nakao
Chủ
tịch Ủy ban trao giải Nobel, Jørgen Watne Frydnes, cho biết hiệp hội Nihon
Hidankyo được vinh danh ‘‘vì những nỗ lực hướng đến một thế giới không có vũ
khí hạt nhân’’ và việc trao giải thưởng này cho thấy cần duy trì đòi hỏi vũ khí
hạt nhân sẽ không bao giờ được sử dụng’’, và ‘‘các cường quốc hạt nhân phải có
trách nhiệm với điều này’’.
Theo
AFP, phát biểu trước báo giới tại Tokyo, sau khi biết tin, đồng lãnh đạo hiệp hội,
Toshiyuki Mimaki, cho biết ông hết sức bất ngờ. Thông điệp chính mà đại diện của
hiệp hội chống vũ khí hạt nhân Nihon Hidankyo muốn chuyển tải đến công chúng là
vũ khí hạt nhân ‘‘không hề là một phương tiện giúp duy trì hòa bình thế giới’’
như tuyên truyền của nhiều thế lực, bởi vũ khí hạt nhân ‘‘có thể bị những kẻ khủng
bố sử dụng, và Nga có thể sử dụng loại vũ khí này để chống lại Ukraina và
Israel chống lại Gaza. Và mọi chuyện sẽ không dừng lại ở đó.’’
Trên
mạng X, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định việc trao giải
cho nhóm Nihon Hidankyo của Nhật Bản là ‘‘một thông điệp mạnh mẽ’’, cho thấy ý
nghĩa ‘‘vô cùng lớn lao’’ của các nỗ lực vận động chống vũ khí nguyên tử của hiệp
hội này, và thúc đẩy nhân loại có nghĩa vụ ‘‘bảo vệ các thế hệ tương lai khỏi nỗi
kinh hoàng của chiến tranh hạt nhân’’.
Hồi
tháng trước, tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đã sửa đổi học thuyết của
Nga về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, để có thể sử dụng loại vũ khí này ngay cả
trong trường hợp đối phương tấn công bằng vũ khí quy ước. Matxcơva đã nhiều lần
đưa ra lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn cản các nỗ lực viện trợ quân
sự của phương Tây giúp Ukraina, trong cuộc chiến đẩy lùi xâm lược Nga từ hơn
hai năm rưỡi qua.
--------------------------
Các
nội dung liên quan
NGA
- ĐE DỌA - HẠT NHÂN
Chiến
tranh Ukraina: Tổng thống Nga Putin lại đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân
VŨ
KHÍ HẠT NHÂN - QUỐC TẾ
Chiến
tranh Ukraina : Trung Quốc, Brazil và một số nước khác kêu gọi “không đe dọa hạt
nhân”
No comments:
Post a Comment