Friday, October 4, 2024

BẮC KINH DẰN MẶT TÔ LÂM KHI TẤN CÔNG TÀU CÁ và ĐÁNH NGƯ DÂN VIỆT NAM? (Nguyễn Văn Đài / Blog RFA)

 



Bắc Kinh dằn mặt Tô Lâm khi tấn công tàu cá và đánh ngư dân Việt Nam?

Nguyễn Văn Đài  

Thứ Sáu, 10/04/2024 - 06:30 — nguyenvandai

https://www.rfavietnam.com/node/8179

 

Trong nhiều thập niên đã qua, những ngư dân hiền lành và những doanh nhân Việt Nam đã trở thành con tin, nạn nhân trong cuộc xung đột lợi ích giữa giới chóp bu CSTQ và giới chóp bu CSVN.

 

Mỗi khi giới chóp bu CSTQ tức giận với giới chóp bu CSVN về bất kỳ lĩnh vực gì thì những doanh nhân, người ngư dân Việt Nam trở thành nạn nhân đầu tiên.

 

Lần này là họ Tập không hài lòng với chính sách ngoại giao 'theo Mỹ' của Tô Lâm; mặc dù, Tô Lâm đã tới Bắc Kinh trước khi tới Mỹ.

 

Tô Lâm đã thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 18 tới 20 tháng 8 năm 2024. Tô Lâm đã được Tập Cận Bình và nước chủ nhà đón tiếp nồng hậu với những nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

 

Nhưng những gì Tô Lâm mang tới và hứa hẹn với Bắc Kinh không làm Bắc Kinh yên tâm.

 

Một tháng sau, Tô Lâm thực hiện chuyến đi tới New York từ ngày 21 tới ngày 26 tháng 9 năm 2024 nhân Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc.

 

Tô Lâm đã có nhiều cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước trong đó có Tổng thống Joe Biden, các tập đoàn của Mỹ, các học giả, tổ chức phi chính phủ, trường đại học Columbia,…

 

Tất cả những gì mà Tô Lâm đã tiến hành ở Mỹ đã làm Bắc Kinh lo lắng, bất an, thậm chí là tức giận.

 

Các cụ ta có câu: “giận cá thì chém thớt”.

 

Thế là ngày 29 tháng 9 năm 2024, Bắc Kinh ra lệnh cho cảnh sát biển tấn công tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi. Cảnh sát biển Trung Quốc đã đánh trọng thương 4 ngư dân của Việt Nam và cướp đi toàn bộ ngư cụ và nhiều tấn cá của ngư dân. Tổng thiệt hại ước tính khoảng nửa tỷ đồng.

 

Thông điệp rất rõ ràng của Bắc Kinh là nếu Tô Lâm tiếp tục các chính sách ngoại giao đi gần với Mỹ và phương Tây thì biển Đông sẽ nổi sóng và ngư dân Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên.

 

 

Bắc Kinh hoàn toàn không tin tưởng Tô Lâm?

 

Điều này hoàn toàn chính xác.

 

Người mà Bắc Kinh tin tưởng là cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và người mà được ông Trọng chọn để kế vị.

 

Nhưng Tô Lâm lại là người dùng thế lực và sức mạnh quyền lực để loại bỏ những người được ông Trọng lựa chọn như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai. Và bởi những việc này mà ông Trọng bị sốc mà qua đời.

 

Cuối cùng, Tô Lâm dùng sức mạnh để đoạt quyền của Thường trực Ban bí thư Lương Cường, người được ông Trọng chọn trước khi qua đời.

 

Bởi vậy, Tô Lâm là con ngựa bất kham mà Bắc Kinh khó thuần phục.

 

 

Vậy thì Bắc Kinh có thể làm gì Tô Lâm?

 

Thứ nhất là tấn công tàu cá và đánh ngư dân Việt Nam trên biển Đông;

 

Thứ hai, gây khó cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam qua biên giới sang Trung Quốc;

 

Thứ ba, ngăn chặn việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu,… từ Trung Quốc sang Việt Nam;

 

Đây là những biện pháp mà Trung Quốc nhằm vào người dân và doanh nghiệp Việt Nam.

 

Đồng thời Bắc Kinh có thể dùng các biện pháp nhằm vào cá nhân Tô Lâm. Tìm cách loại bỏ Tô Lâm như đã từng giúp ông Nguyễn Phú Trọng loại bỏ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mạnh hơn, Bắc Kinh có thể loại Tô Lâm bằng bệnh lạ.

 

 

Vậy Tô Lâm có thể làm gì để bảo vệ chính ông ta và không biến người dân và doanh nghiệp Việt Nam thành con tin của Bắc Kinh?

 

Tô Lâm phải thực hiện song song hai giải pháp về đối ngoại và đối nội:

 

Về đối ngoại, Tô Lâm phải nhanh chóng xây dựng mối quan hệ đồng minh về kinh tế, chính trị, ngoại giao, đặc biệt về quốc phòng và an ninh với Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, và các nước EU,..

 

Tất nhiên các nước nêu trên chỉ chấp nhận xây dựng mối quan hệ đồng minh với Việt Nam khi họ thấy được Tô Lâm thực hiện tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

 

Về đối nội, con đường duy nhất là tiến hành dân chủ hoá Việt Nam.

 

Thứ nhất là thả hết tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị;

 

Thứ hai, nới lỏng việc kiểm soát internet và mạng xã hội để mọi người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận mà không còn sợ hãi;

 

Thứ ba, cho phép các tổ chức xã hội dân sự tự do thành lập, cho phép báo chí tư nhân;

 

Thứ tư, xây dựng luật về Hội, Đảng, tiến hành sửa đổi Hiến pháp bỏ điều 4 và luật bầu cử;

 

Thứ năm, người dân Việt Nam được tự do thành lập và tham gia các đảng phái chính trị;

 

Cuối cùng, tổ chức tổng tuyển cử tự do và công bằng, chuyển giao quyền lực cho đảng thắng cử.

 

Với những bước đi như trên, thì hơn 100 triệu người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước sẽ đồng lòng ủng hộ và bảo vệ Tô Lâm.

 

nguyenvandai's blog

 





No comments: