Đạo
diễn Đài Loan Chu Mỹ Linh và cuộc đấu tranh cho giới đồng tính
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 09/10/2024 - 12:01
Không
chỉ được mời tham gia Ban giám khảo quốc tế, tại Liên hoan Quốc tế Điện ảnh
châu Á lần thứ 30 tại Vesoul, Pháp ( 6-13/02/2024 ), nữ đạo diễn Đài Loan Chu Mỹ
Linh ( Zero Chou ) còn đã được trao tặng Giải thưởng danh dự cho toàn bộ sự
nghiệp của bà. Nhân dịp Liên hoan Vesoul năm nay, RFI đã có dịp trò chuyện với
Chu Mỹ Linh, nữ đạo diễn đồng tính duy nhất ở Đài Loan.
HÌNH
:
Đạo
diễn Đài Loan Chu Mỹ Linh tại thành phố Vesoul, Pháp, ngày 12/02/2024. ©
Thanh Phương/RFI
Chu
Mỹ Linh sinh năm 1969 ở Cơ Long, Đài Loan, tốt nghiệp ngành Triết học năm 1992,
đã từng làm nhà báo trước khi trở thành đạo diễn phim độc lập. Cô được đánh giá
là đạo diễn phim tài liệu tài năng nhất trong những năm gần đây của Đài Loan,
đã nhận được nhiều giải thưởng liên hoan phim quốc tế. Chu Mỹ Linh và giám đốc
nghệ thuật Lưu Vân Hậu ( Hoho Liu ) là một cặp đồng tính nữ công khai. Bà là một
trong số ít nhà làm phim đồng tính nữ công khai trên thế giới và là đạo diễn đồng
tính duy nhất ở Đài Loan.
Bà
chính là tác giả của bộ phim Spider Lilies (Bí ẩn hình xăm), đã
xuất sắc đoạt giải Teddy Award 2007 cho phim về giới LGBT hay nhất tại Liên
hoan phim Quốc tế Berlin. Phim đã được trình chiếu rộng khắp ở Hồng Kông,
Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc.
Spider
Lilies xoay
quanh cuộc sống của một nghệ sĩ xăm hình Takeko. Sau khi bố cô đột ngột qua đời
vì động đất, cô phải lãnh trách nhiệm chăm sóc đứa em trai nhỏ và suốt ngày bận
bịu với công việc. Cậu bé này không chịu nổi cú sốc tinh thần đã mất hoàn toàn
trí nhớ. Hình ảnh cuối cùng của cậu bé này về người cha kính yêu chính là hình
xăm một con nhện trên cánh tay của bố. Takeko rất yêu em trai và quyết định
cũng xăm lên tay mình một hình xăm giống hệt bố, với mong muốn giúp em trai lấy
lại trí nhớ.
Nhiều
năm trôi qua, một ngày nọ Takeko tiếp Jade tại hiệu xăm hình của mình. Jade nhận
thấy hình xăm trên người Takeko rất đẹp và giống hình xăm của một người tình
cũ. Jade đem lòng yêu Takeko. Hai cô gái trẻ lao vào một cuộc tình say đắm.
Với
sự góp mặt của hai nữ diễn viên trẻ xinh đẹp, nổi tiếng bậc nhất tại Đài Loan
là Dương Thừa Lâm ( Rainie Yang ), trong vai Jade, Lương Lạc Thi ( Isabella
Leong ), trong vai Takeko, Bí ẩn hình xăm được đánh giá rất
cao và đã "gây sốt" tại nhiều quốc gia châu Á, trong
đó có Việt Nam.
Phát
biểu cảm tưởng trong một buổi quảng cáo về phim Spider Lilies, đạo
diễn Chu Mỹ Linh cho biết: “Một trong những lý do khiến tôi thực hiện bộ
phim này là vì hiện nay tại Đài Loan những tác phẩm nói về đề tài đồng tính nữ
hãy còn quá ít ỏi. Ngoài ra, tôi muốn chứng minh rằng thể loại phim đồng tính nữ
cũng được khai thác rất tốt ở khu vực Châu Á, chứ không riêng gì phương Tây. Đồng
thời, đây không phải là một tác phẩm chỉ nói về quan hệ đồng tính một cách đơn
thuần, mà trong đó vấn đề nhạy cảm này của xã hội còn được đưa ra qua lăng kính
nghệ thuật, thông thoáng và đa đạng hơn. Những mối quan hệ tình cảm ruột thịt,
những xung đột giữa tâm lý và hành động của nhân vật sẽ thể hiện cho chúng ta
thấy rõ nét hơn thế giới và tình yêu của người đồng tính nữ”.
Tuy
không dám nhận mình là đại diện cho cộng đồng những người đồng tính LGBT, đạo
diễn Chu Mỹ Linh mong muốn "tiếp thêm sức mạnh cho những ai cảm thấy bị
bỏ rơi.":
“Cách
đây vài năm, một cuộc trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng giới đã được tổ chức.
Theo kết quả được công bố, có đến 70% người dân phản đối. Vào buổi tối, chúng
tôi tập họp với các nhà hoạt động và được biết một số bạn trẻ trong giới đồng
tính LGBT đã tự tử. Vì vậy, tôi hy vọng các bạn trẻ sẽ thấy rằng họ không đơn độc
nhờ những bộ phim của tôi. Tôi không cảm thấy mình có một sứ mệnh đặc biệt,
nhưng tôi không thể chịu nổi khi thấy họ đau khổ. Điện ảnh của tôi là một cách
giao tiếp với những người không thuộc cộng đồng LGBT, thể hiện vẻ đẹp của mối
quan hệ đồng giới. Có một khía cạnh nhẹ nhàng trong cách tôi trình bày mọi việc,
không phải là nhằm trả thù, nhưng là để tiếp thêm sức mạnh cho những ai cảm thấy
bị bỏ rơi. »
Trả
lời RFI Việt ngữ tại Liên hoan Quốc tế Điện ảnh châu Á, đạo diễn Chu Mỹ Linh nhấn
mạnh:
“Ở
Đài Loan, đã rất khó khăn lắm mới xã hội mới chấp nhận hôn nhân đồng tính. Đài
Loan hiện là quốc gia duy nhất ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Từ năm
2006, tôi đã làm bộ phim Spider Lilies đoạt giải thưởng ở Liên hoan phim
Berlin. Bộ phim này đã khơi mào cho một phong trào ở Đài Loan thúc đẩy vấn đề đồng
tính, bình đẳng giới, trên các phương tiện truyền thông. Sau nhiều năm nỗ lực,
kết quả đạt được là bây giờ người ta có thể nói đến vấn đề đồng tính một cách cởi
mở hơn, giới đồng tính không còn bị nhìn với ánh mắt kỳ thị hoặc không còn bị
xã hội ruồng bỏ. Nay ở Đài Loan chúng tôi sẽ tiếp tục đề cao những giá trị về
tính đa dạng, sự bình đẳng và dân chủ."
HÌNH
:
Đạo
diễn Chu Mỹ Linh nhận giải thưởng danh dự tại lễ khai mạc Liên hoan Quốc tế Điện
ảnh châu Á tại Vesoul, Pháp, ngày 06/02/2024. Jean-Francois MAILLOT
Tại
Liên hoan Vesoul lần thứ 30 vào tháng 2 vừa qua, Chu Mỹ Linh đã giới thiệu đến
khán giả bộ phim mới nhất của bà, Untold Herstory, với nội
dung mang tính tài liệu lịch sử hơn.
Phim
nói về ba phụ nữ bị giam vì ý tưởng của họ trong Nhà tù Đảo Xanh năm 1953, vào
thời kỳ “Khủng bố Trắng” ở Đài Loan. Chọn đấu tranh cho tự do,
họ bị chính quyền đàn áp bằng bạo lực. Họ bám vào niềm tin của mình và hy vọng
rằng tự do sẽ đến. Trong trại giam, khi các tù nhân nghĩ rằng hành động phản
kháng của họ đã thành công thì cuộc thanh trừng ác liệt nhất giáng xuống họ.
Trong
một cuộc thảo luận bàn tròn tại Liên hoan Vesoul, đạo diễn Chu Mỹ Linh đã thổ lộ: “Suy
nghĩ có tội gì? Tại sao suy nghĩ lại là tội lỗi? Thật buồn biết bao nếu có một
ngày tôi không dám nghĩ nữa... Tâm trí họ được giải thoát nhưng thân xác lại bị
giam cầm, áp bức, thậm chí bị kết án tử hình vì chính suy nghĩ của họ. Những điều
phi lý như vậy không phải là đã rời xa chúng ta đâu... Tôi thực lòng hy vọng rằng
những điều phi lý này đã kết thúc và biến mất mãi mãi, nhưng thực tế là chúng vẫn
đang lặp lại ở những nơi khác trên thế giới. Chúng ta chỉ có thể truyền lại những
câu chuyện này để ghi nhớ chúng. Nếu không, sức mạnh của sự phi lý có thể quay
trở lại bất cứ lúc nào".
Trả
lời RFI Việt ngữ, nữ đạo diễn Đài Loan nói thêm: “ Từ khoảng 20 năm trở
lại đây, người dân Đài Loan đã có quyền bỏ phiếu bầu trực tiếp tổng thống, Quốc
Hội. Đó là nỗ lực của rất nhiều người để đạt đến nền dân chủ như hiện nay. Tôi
cho rằng cần thiết và cấp thiết làm một bộ phim như vậy để cho các thế hệ tương
lai thấy rằng nền dân chủ ở Đài Loan không phải tự nhiên mà có mà là kết quả đấu
tranh của nhiều thế hệ chống chế độ độc tài."
Nhưng
trước mắt, cũng như nhiều người dân Đài Loan khác, đạo diễn Chu Mỹ Linh không
khỏi lo lắng khi thấy quan hệ giữa hòn đảo này với Trung Quốc đang căng thẳng
cao độ. Đối với nữ đạo diễn Đài Loan, hai bên sẽ không thể hợp nhất do hai chế
độ chính trị hoàn toàn khác biệt:
“Quan
hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc là rất khó khăn, bởi vì kể từ khi chia cắt hai
đất nước, chúng tôi đã quen với nền dân chủ, với lối sống của mình, với lại hai
chế độ hoàn toàn không giống nhau. Cho dù chúng tôi cũng là người Hoa, có cùng
bản sắc văn hóa, nhưng chúng tôi không thể sống dưới một chế độ độc đoán như ở
Trung Quốc. Cho nên bằng mọi giá, chúng tôi phải bảo vệ các giá trị của mình,
chúng tôi muốn có mối liên lạc với Hoa lục một cách ôn hòa, chứ không chấp nhận
một mối quan hệ với vũ lực, với chiến tranh, tức là kiên quyết bảo vệ các giá
trị của mình, nhưng sẵn sàng đối thoại.”
Nhưng
mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Chu Mỹ Linh vẫn là bảo vệ giới đồng tính, không
chỉ ở Đài Loan mà cả ở những nơi khác trên thế giới. Bà hiện đang thực hiện một
loạt sáu phim có tên Dự án cầu vồng sáu thành phố châu Á. Bà cố gắng
hoàn thành nhanh nhất có thể và lo lắng mình sẽ mất tích khi quay phim, bởi vì
nhiều nơi vẫn cấm phim có nội dung LGBT.
Trong
cuộc thảo luận bàn tròn tại Liên hoan Vesoul, Chu Mỹ Linh đã nói:
"Tôi
không chỉ là một đạo diễn mà còn là một nhà hoạt động xã hội bảo vệ giới đồng
tính, hay bảo vệ nữ giới. Trong xã hội Đài Loan, nếu một người phụ nữ làm mọi
việc quá mạnh mẽ hoặc quá nghiêm túc, cô ấy có thể bị đẩy ra xa. Vẫn tồn tại
quan điểm truyền thống về người phụ nữ dịu dàng và thanh tú, không nên quá nổi
bật, nhưng rất may là tất cả những điều đó đang thay đổi. Khi một người phụ nữ
làm một bộ phim nghiêm túc, xã hội phải lắng nghe".
No comments:
Post a Comment