Wednesday, June 19, 2024

TỔNG HỢP MỘT SỐ TIN TỨC VIỆT NAM & QUỐC TẾ NGÀY 18/06/2024

 



 

TỔNG HỢP MỘT SỐ TIN TỨC VIỆT NAM & QUỐC TẾ  NGÀY 18/06/2024

 

 

Việt Nam trong cuộc đại truy quét tội phạm môi trường của Pháp

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 15:10

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20240618-vi%E1%BB%87t-nam-trong-cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BA%A1i-truy-qu%C3%A9t-t%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A1m-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1p

 

                                               ****

 

Tổng thống Putin thăm Việt Nam, mục đích chính là gì?

 BBC Tiếng Việt

19 tháng 6 năm 2024

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c033qpy3663o

 

                                             *****

 

Ông Putin thăm Việt Nam: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Chủ tịch nước Tô Lâm mời, tại sao?

BBC Tiếng Việt

18 tháng 6 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd11l1en1neo  

 

                                             *****

Lần đầu tiên sau gần ¼ thế kỷ, một nguyên thủ Nga đến thăm Bắc Triều Tiên

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 14:06

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240618-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-sau-g%E1%BA%A7n-%C2%BC-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-m%E1%BB%99t-nguy%C3%AAn-th%E1%BB%A7-nga-%C4%91%E1%BA%BFn-th%C4%83m-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn

 

Tối ngày 18/06/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bình Nhưỡng, trong khuôn khổ chuyến công du cấp Nhà nước hai ngày. Nguyên thủ Nga sẽ có cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

 

https://s.rfi.fr/media/display/6982d3e4-289c-11ef-b0e1-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/2024-06-10T111741Z_246818160_RC2I73AX8QFI_RTRMADP_3_RUSSIA-NORTH-KOREA-PUTIN.webp

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại vùng Amur, Nga, ngày 13/09/2023. via REUTERS - SPUTNIK

 

 Theo ông Iouri Ouchakov, cố vấn tổng thống Nga, được hãng thông tấn TASS trích dẫn, lãnh đạo hai nước sẽ có « cuộc hội đàm thân mật không chính thức » bên ngoài cuộc họp thượng đỉnh, để thảo luận « các chủ đề nhậy cảm ».

 

Chuyến thăm Bình Nhưỡng của chủ nhân điện Kremlin đặc biệt được Mỹ và các nước đồng minh châu Âu theo dõi sát sao. Việc Nga và Bắc Triều Tiên tăng cường quan hệ khiến phương Tây lo lắng, xem đấy như là một mối đe dọa, đồng thời cáo buộc Bắc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga nhằm phục vụ cuộc chiến tại Ukraina để đổi lấy sự hỗ trợ công nghệ, ngoại giao và lương thực.

 

Từ Matxcơva, thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri cho biết thêm :

 

Hình ảnh Kim Jong Un nán lại lâu ở vùng Viễn Đông của Nga trên con tầu bọc thép của ông đã được truyền đi khắp thế giới hồi tháng 9/2023. Đối với chuyến thăm đáp lễ, điện Kremlin thậm chí còn đề cao hơn tầm mức quan trọng.

 

Cố vấn ngoại giao của ông Vladimir Putin, đã ví chuyến đi của nguyên thủ Nga như là một « thời khắc mạnh mẽ » cho cả hai nước. Iouri Ouchakov thậm chí còn nói đến việc ký kết một « thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện ». Chuyến công du Nga của Kim Jong Un cách nay chín tháng chính thức kết thúc mà không có thỏa thuận nào.

 

Sự liên kết của hai nhà lãnh đạo đã khiến các nước phương Tây lo lắng và hai nguyên thủ quốc gia rõ ràng có ý định tranh thủ điều đó : Điện Kremlin chuyển cho báo giới các tuyên bố và chi tiết thành phần phái đoàn Nga, cho thấy hai nước mong muốn xích lại gần nhau ở tầm mức chiến lược : Ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc Phòng, hai phó thủ tướng, lãnh đạo Cơ quan Không gian Roscosmos…

 

Một dấu hiệu khác : Trước chuyến đi của tổng thống, nhiều quan chức cao cấp Nga đã đến Bình Nhưỡng, trong đó có lãnh đạo cơ quan phản gián Serguei Narychkine.

 

Sau chuyến thăm Bắc Triều Tiên, tổng thống Nga Vladimir Putin công du Việt Nam trong hai ngày 19 và 20/06.

 

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

PHÂN TÍCH

Thăm Bình Nhưỡng và Hà Nội, tổng thống Nga không muốn chỉ đối thoại với Trung Quốc

 

PUTIN - CÔNG DU - VIỆT NAM

Washington trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Nga Putin

 

NATO - TRUNG QUỐC - TRỪNG PHẠT

Chiến tranh Ukraina : Tổng thư ký NATO kêu gọi bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga

 

 

                                                   *****

 

Ông Putin tới Bắc Hàn: Chiến tranh và vũ khí trên bàn nghị sự

BBC Tiếng Việt

18 tháng 6 2024, 16:49 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce55k07d553o

 

 

                                                   *****

 

Thăm Bình Nhưỡng và Hà Nội, tổng thống Nga không muốn chỉ đối thoại với Trung Quốc

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 13:07

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240618-th%C4%83m-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-v%C3%A0-h%C3%A0-n%E1%BB%99i-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-nga-kh%C3%B4ng-mu%E1%BB%91n-ch%E1%BB%89-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước Bắc Triều Tiên trong hai ngày 18-19/06/2024, rồi sau đó công du Việt Nam, ngày 20-21/06. Qua chuyến công du này, Nga hy vọng đạt được nhiều lợi ích chiến lược và kinh tế trong cuộc đối đầu với phương Tây. Nhưng đây cũng là cách để Matxcơva cho thấy Trung Quốc không hoàn toàn là bên đối thoại duy nhất của Nga.

 

https://s.rfi.fr/media/display/ac23025a-2d5b-11ef-87c6-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP24170270248961-1.webp

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại sân bay Yakutsk, vùng Viễn Đông Nga, Nga, ngày 18/6/2024. AP - Sergei Karpukhin

 

Mối quan hệ hữu nghị Nga – Bắc Triều Tiên chưa lúc nào nồng ấm như hiện nay kể từ năm 1948, thời điểm Bắc Triều Tiên lần đầu tìm cách xích lại gần Liên Xô sau khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Và gần ¼ thế kỷ sau chuyến thăm Bình Nhưỡng đầu tiên năm 2000 gặp Kim Jong Il, tổng thống Nga Vladimir Putin mới trở lại Bắc Triều Tiên, lần này gặp Kim Jong Un, con trai Kim Jong Il.

 

Chín tháng sau chuyến thăm Nga của lãnh đạo Kim Jong Un hồi tháng 9/2023, ông Putin sang Bắc Triều Tiên trong bối cảnh cả hai nước đều bị phương Tây trừng phạt nặng nề : Một bên vì chương trình phát triển hạt nhân, tên lửa đạn đạo và bên kia là vì cuộc chiến xâm lược Ukraina.

 

Đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, việc tổng thống Nga tới Bình Nhưỡng là một thắng lợi chính trị. Trong một thời gian dài cho đến trước khi có chiến tranh Ukraina, Bắc Triều Tiên luôn trong thế « cầu cạnh » Nga hỗ trợ quân sự và kinh tế. Giờ đây chủ nhân điện Kremlin sang Bắc Triều Tiên để tìm kiếm đồng minh và nguồn cung ứng vũ khí phục vụ chiến trường Ukraina. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, hai nước hợp tác trong tư thế « ngang vai ngang vế », nếu không muốn nói là đang trong « tuần trăng mật ».

 

 

Vì sao tổng thống Nga lại chọn đến thăm Bắc Triều Tiên và Việt Nam vào lúc này ?

 

Theo giải thích của Jenny Town thuộc trung tâm nghiên cứu Stimson với tuần báo kinh tế Anh The Economist, tình hữu nghị Nga – Triều không đơn giản chỉ gói gọn trong việc trao đổi thương mại vũ khí. Bắc Triều Tiên có một vai trò quyết định trong cuộc đối đầu với phương Tây, góp phần gây khó khăn chiến lược của Mỹ tại châu Á.

 

Khi chọn hợp tác với Bình Nhưỡng, tổng thống Nga còn tìm cách răn đe Hàn Quốc, cánh tay vũ trang và đồng minh của Mỹ, bên cung cấp viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraina. Bất chấp sức ép từ Nga, Seoul đã gởi một phần đạn pháo của phương Tây cho Kiev được trích từ nguồn dự trữ của nước này.

 

Liên quan đến Việt Nam, cũng giống Bắc Triều Tiên, vốn có những mối quan hệ lâu đời, ban đầu là với Liên Xô, rồi sau này là Nga. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà địa chính trị Igor Delanoe, trợ lý giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga nhận định, Việt Nam cũng là một đối tác kinh tế hấp dẫn cho Nga tại vùng châu Á. Đến thăm Việt Nam, chủ nhân điện Kremlin muốn đưa ra tín hiệu : Nga không muốn bị giới hạn, chỉ đối thoại với Trung Quốc.

 

« Kể từ cuộc chiến ở Ukraina, với việc Nhật Bản hoàn toàn nằm trong liên minh của Mỹ, mối quan hệ với nước này đã bị gián đoạn. Tương tự như với Hàn Quốc, Nga cũng từng có những mối quan hệ tốt trong lĩnh vực công nghiệp – kinh tế. Kể từ khi chiến tranh Ukraina bùng phát, tất cả các mối quan hệ trên đã bị đình chỉ, thậm chí trở nên xấu đi.

 

Để rồi cuối cùng, Nga dần dần rơi vào thế một mình đối thoại với Trung Quốc. Họ cần Trung Quốc nhưng họ cũng không muốn chỉ nói chuyện với Trung Quốc.  Do vậy, Nga cũng tìm cách duy trì các mối quan hệ với những nước châu Á nào chưa đoạn tuyệt bang giao với Nga. Và Việt Nam nằm trong số các nước này, dù rằng Hà Nội đã tỏ ra rất rất cẩn trọng, nhất là đối với các biện pháp trừng phạt ban đầu ».

 

Cũng theo nhà quan sát này, phía Việt Nam dường như cũng muốn nối lại quan hệ với Nga, thậm chí là nâng tầm quan hệ. Theo ông, vấn đề đặt ra ở đây là liệu Việt Nam có sẽ nối lại các chuyến bay thẳng với Nga, nhất là đến vùng đông Siberia hay không. Trong bối cảnh này, Hoa Kỳ ngày 17/06/2024, đã chỉ trích Việt Nam. Phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuyên bố: “Không quốc gia nào nên tạo cơ hội cho Putin quảng bá cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và giúp ông ta bình thường hóa hành vi tàn bạo của mình”.

 

--------------------------------

Các nội dung liên quan

 

CHIẾN TRANH UKRAINA - TÀI TRỢ

G7 vay tài trợ cho Ukraina từ tiền lãi tài sản của Nga bị phong tỏa: Châu Âu “giơ đầu chịu báng” ?

 

PUTIN - CÔNG DU - VIỆT NAM

Washington trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Nga Putin

 

NATO - TRUNG QUỐC - TRỪNG PHẠT

Chiến tranh Ukraina : Tổng thư ký NATO kêu gọi bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga

 

 

                                             *****

 

 

Putin thề quyết gia tăng giao thương và bảo vệ an ninh cho Bắc Hàn, chống Tây Phương

June 18, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/putin-the-quyet-gia-tang-giao-thuong-va-bao-ve-an-ninh-cho-bac-han-chong-tay-phuong/

 

 

                                                *****

 

 

Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới

Người Việt

June 18, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/thai-lan-quoc-gia-dong-nam-a-dau-tien-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi/

 

                                            *****

 

Washington trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Nga Putin

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 17/06/2024 - 11:36

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240617-washington-tr%C3%A1ch-c%E1%BB%A9-h%C3%A0-n%E1%BB%99i-v%E1%BB%81-chuy%E1%BA%BFn-th%C4%83m-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-nga-putin

 

 

                                                 *****

 

 

Việt Nam đu dây coi chừng dây đứt!

Hiếu Chân/Người Việt

June 18, 2024

https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/viet-nam-du-day-coi-chung-day-dut/

 

 

                                                 *****

Đài Loan theo dõi tàu ngầm Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 13:40

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240618-%C4%91%C3%A0i-loan-theo-d%C3%B5i-t%C3%A0u-ng%E1%BA%A7m-trung-qu%E1%BB%91c-n%E1%BB%95i-l%C3%AAn-%E1%BB%9F-eo-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%A0i-loan

 

Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan hôm nay 18/06/2024 cho biết đã nắm rõ tình hình sau khi trên mạng internet xuất hiện những bức ảnh cho thấy một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan, ngay gần nơi có các ngư dân Đài Loan.

 

https://s.rfi.fr/media/display/4af344c8-2d64-11ef-82fe-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/000_34Q2864.webp

Tàu ngầm được trưng bày tại bảo tàng PLA Naval ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 23/4/2024. AFP - WANG ZHAO

 

Truyền thông Đài Loan đăng tải những hình ảnh một con tàu nổi lên, trông giống như là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Jin, được ngư dân một tàu đánh cá của nước này chụp ở eo biển Đài Loan vào bình minh hôm nay 18/06, cách bờ biển phía tây Đài Loan khoảng 200 km.

 

Khi được hỏi về tàu ngầm này, bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Wellington Koo tuyên bố đã nắm rõ tình hình, nhưng từ chối cho biết có thông tin chi tiết là bằng cách nào. Về phía Bắc Kinh, bộ Quốc Phòng Trung Quốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của hãng tin Anh Reuters. Một nguồn tin an ninh nắm rõ tình hình, xin ẩn danh, nói với Reuters rằng tàu ngầm này của Trung Quốc rất có thể đang quay trở lại căn cứ ở Thanh Đảo, nhưng vì trục trặc nên đã phải nổi lên mặt biển.

 

Trên thực tế, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể hoạt động dưới nước nhiều tháng liền và vì mang tên lửa đạn đạo, nên các tàu ngầm này cần được giữ bí mật, có nghĩa là hiếm khi nổi lên. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo không được thiết kế để tấn công tàu của đối phương mà là để phóng tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu trên đất liền.

 

Theo Reuters, các chuyên gia quân sự nhận định, vùng biển chiến lược ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Đài Loan, nơi có eo biển Đài Loan, có mực nước sâu, tạo thuận lợi cho các tàu ngầm phục kích, biến nơi này thành điểm nóng quân sự đối với cả Trung Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ.

 

Cũng trong sáng hôm nay, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết đã phát hiện 20 phi cơ quân sự và 7 tàu của Trung Quốc quanh đảo Đài Loan trong vòng 24 giờ trước đó.

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

 

TRUNG QUỐC - ĐÀI LOAN

Trung Quốc loại bỏ thuế ưu đãi với hơn 100 sản phẩm Đài Loan

 

ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC

Trung Quốc dọa duy trì áp lực quân sự chừng nào Đài Loan còn khiêu khích, « đòi độc lập »

 

ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC

Đài Loan coi "sự trỗi dậy quyền lực" của Trung Quốc là "thách thức lớn nhất"

 

 

                                                     *****

Biển Đông : Tàu Philippines và tàu Trung Quốc "lại đụng nhau" gần Bãi Cỏ Mây

 Chi Phương  -  RFI

Đăng ngày: 17/06/2024 - 13:03

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240617-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-t%C3%A0u-philippines-v%C3%A0-t%C3%A0u-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-%C4%91%E1%BB%A5ng-nhau-g%E1%BA%A7n-b%C3%A3i-c%E1%BB%8F-m%C3%A2y

 

 

                                           *****

 

THÂM NHƯ TẦU  

Lão Tạ (Tạ Duy Anh)

18-6-2024  04:04    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid036SfTfmcemnxG3axDV3K19MPGyDPtdPgC5eaxfHY4UXzr9Y24owjWWJi7epggDYwLl&id=1160946631

 

Câu thành ngữ này đã ở trong kho tàng văn hóa Việt từ hàng ngàn năm, đứa trẻ nào lớn lên cũng được bố mẹ, ông bà truyền dạy.

 

Không dễ để bỏ qua các cụ.

 

Thâm có nhiều nghĩa hay. Nhưng thâm trong "thâm như Tầu" thì chỉ có vài cách hiểu: đểu; nham hiểm; xỏ lá; khó lường.

 

Phương Tây thường giải mã sai các quan điểm cũng như hành động của Tầu, vì họ đặt mọi thứ trên nền tảng minh bạch, duy lý khi phân tích. Minh bạch không có trong văn hóa chính trị Tầu. Tầu nói A phải hiểu B, thậm B cũng vẫn chỉ là cái bẫy, để che giấu ý nghĩ thật ở C?

 

Trong toàn bộ thời gian diễn ra cuộc chiến Ngố- Ucraina, Tầu luôn nói họ đứng bên ngoài.

Phương Tây, chỉ căn cứ trên các cam kết hùng hồn, căn cứ trên ảnh vệ tinh, căn cứ trên các phân tích lợi ích lộ thiên, đã tin sái cổ vào những lời đó.

 

Cho tới tận mới đây, họ mới thừa nhận họ đã sai.

 

"Trung Quốc chỉ giả vờ là một bên trung lập trong cuộc chiến ở Ukraina, nhưng trên thực tế, họ đang thúc đẩy cuộc xung đột".

 

Tổng thư ký NATO, ngài Jens Stoltenberg đã tuyên bố về điều này trong chuyến thăm Washington.

 

Đáng lẽ Phương tây phải có khả năng giải mật các thông điệp của Tầu cũng như những lợi ích to lớn của họ khi Pu xâm lược Ucraina ngay từ năm 2022, để có một đánh giá chính xác hơn về kẻ nguy hiểm và nham hiểm nhất vũ trụ.

 

Trước khi ồ ạt tấn công Ucraina, Pu sang thăm Tầu chủ yếu để tìm một hậu thuẫn tinh thần. Tại đó tân Thủy Hoàng vốn cáo già, chuyên ném đá giấu tay, đã đưa ra một cam kết bằng lối nói kiểu Tầu: "Hợp tác với Ngố không giới hạn".

 

Trên thực tế, nếu xét tình hình tại thời điểm đó, đây là một thông điệp khích lệ chiến tranh tưởng không còn gì có thể rõ ràng và mạnh mẽ hơn?

 

Chỉ vài ngày sau, Pu tự tin đến ngạo mạn (vì thế mà ngu dốt đến tột đỉnh) tiến hành cuộc chiến.

 

Tầu cần gì và hưởng lợi gì từ cuộc xâm lược của Pu?

 

Từ lâu, nhất là sau cuộc xâm lược Việt Nam làm lộ ra điểm yếu lớn của quân đội Tầu, họ đã đầu tư hàng ngàn tỷ USD để hiện đại hóa các lực lượng chủ chốt cho một cuộc xâm lược quy mô lớn hơn trong tương lại. Họ rất cần đánh giá sức mạnh của họ, trong tương quan sức mạnh của kẻ thù?

 

Một cuộc chiến giả định, giả lập trên siêu máy tính, luôn khác xa khi nó thực diễn ra, nhất là cho mục tiêu đánh chiếm một đối thủ mạnh mà mình chưa hiểu hết và không chắc thắng. Thứ mà Tầu sợ nhất, như tôi từng viết, là không chắc thắng khi xuất binh.

 

Thì may quá, có nước Ngố của Pu tự nguyện đứng ra dùng máu để thị phạm cho Tầu. Ngố là cường quốc quân sự, mạnh gấp 10 đến 20 lần Ucraina, gần giống về thực địa chiến trường, cũng như tương quan lực lượng giữa Tầu và Fomosa. Ngố sát đường biên với Ucraina, việc chinh phục thuận lợi hơn trong khi Tầu cách Trung Hoa dân quốc 150 km mặt nước biển sẽ khó khăn hơn nhiều. Bù lại, thực lực của Tầu mạnh hơn Ngố hàng chục lần.

 

Và quan trọng là Tầu muốn trực tiếp thấy phản ứng của Phương Tây?

 

Nếu Ngố thắng dễ Ucraina, thì cơ hội Tầu giành chiến thắng Fomosa một cách nhanh chóng sẽ rất cao.

 

Còn nếu trong trường hợp Ngố đại bại?

 

Chưa vội bàn đến các kinh nghiệm, bài học đắt giá Tầu sẽ phải rút ra, bản thân sự thất bại của Ngố luôn là điều quá tuyệt vời với Tầu. Một nước Ngố yếu kém, tan nát nhưng không tan rã hẳn, có nền chính trị độc tài, nghèo đói... là lợi ích chiến lược khổng lồ của Tầu. Lịch sử giữa hai quốc gia cho thấy đó là hai kẻ thù truyền kiếp. Mọi quan hệ bằng hữu chỉ là tạm thời. Cho đến trước ngày 24.2.2022, Ngố luôn ở "cửa trên" trong quan hệ quân sự với Tầu. Nỗi uất ức này, sau thất bại của Ngố, đã được giải tỏa. Quan trọng hơn là Tầu không cần phải đầu tư tốn kém vào việc phòng thủ phía Bắc vốn vẫn là nơi Tầu canh cánh nhất về an ninh.

 

Đó là chưa kể lợi ích lâu dài, thuộc về đại mộng Trung Hoa: Tầu hóa nước Ngố mênh mông.

Một cái lợi tưởng vô hình nhưng vô cùng lớn, là qua cuộc chiến, Tầu giật mình nhận ra vũ khí của họ, phần lớn mua của Ngố, hoặc sản xuất theo công nghệ ăn cắp của Ngố không thể so được với vũ khí Phương Tây. Những S300, S400, tên lửa siêu thanh...chỉ hiện đại trên giấy, thậm chí không khác gì đồ rởm.

 

Món lợi phái sinh: Phương Tây, nếu vì cuộc chiến Ucraina mà suy yếu, nhất là nếu khối NATO bị chia rẽ, Mỹ quay về chủ nghĩa biệt lập, bỏ mặc châu Âu, bỏ rơi châu Á thì còn hơn món quà khổng lồ trời tuột tay đánh rơi xuống đất Tầu.

 

Nghĩa là Ngố và Phương Tây, bên nào thất bại cũng là lợi ích chiến lược của Tầu, còn khi họ tiếp tục đánh nhau, thì bên nào cũng đang ĐẦU QUÂN CHO TẦU.

 

Có thể Pu cũng vừa muộn màng nhận ra trò chơi lưỡng lợi này trong chuyến chầu Thiên triều mới đây, nhưng ông ta không còn có quyền lựa chọn. Nước Ngố mênh mông, giàu tài nguyên nhờ ông ta mà "vĩ đại trở lại" như lời tâng bốc phát ngượng nào đó, đang lao dốc thảm hại và không cách gì tránh khỏi bị suy tàn, chỉ còn cách bám chặt lấy Tầu như bám vào chiếc máy thở.

 

Không tốn một viên đạn, không mất một mạng người mà hai kẻ thù địa chính trị lớn nhất đều suy yếu và đều phải ve vãn mình; chỉ việc ngồi uống Đại hồng bào bàn việc gây loạn thiên hạ mà thu về cả một nền kinh tế hơn 2000 tỷ, biến một kẻ thù lớn thành thuộc địa tài chính, thành chư hầu, thành bãi rác chứa hàng thải loại. Không ai có thể làm được chuyện đó, ngoài nước Tầu.

 

Ngần ấy món lợi khổng lồ, không giới hạn, mà lại mong nước Tầu tìm cách chấm dứt chiến tranh để tự cắt bỏ nó đi, thì xin nói thật với các ông da trắng là các ông cứ ngồi đó mà mơ nhé. Các ông thua xa các cụ tổ tiên chúng tôi.

 

Cũng giống như việc kí kết "Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông" (COC), các ông da vàng mũi tẹt cứ ngồi đó mà mơ nhé. Tầu chưa cướp thêm được vài hòn đảo, thì cái văn bản đó mãi chỉ là giấy lộn.

 

Phương Tây cay đắng một, Ucaraina cay đắng hai, thì Ngố cay đắng mười. Kẻ chiến thắng tuyệt đối trong cuộc chiến này là Tầu. Kẻ thua tuyệt đối là Ngố. Ucraina và Phương Tây sẽ cố gắng để không thất bại.

 

Nhưng Phương Tây luôn có những con bài đủ sức bắt Tầu phải trả giá, phải nôn món lợi đó ra. Vấn đề là các ngài có sẵn sàng chấp nhận thua thiệt tạm thời để dám chơi và chơi sát ván hay không.

 

Thời gian sẽ không kiên nhẫn ở bên các ông mãi mãi, khi mà thời cơ đến các ông để tuột mất.

 

HÌNH : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10229174537285623&set=a.10213683197371807

 

 

163 BÌNH LUẬN  

 

 

                                                        *****

Thái Lan : Tòa Bảo Hiến Thái Lan ra bốn quyết định quan trọng trong cùng một ngày

 Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 14:19Sửa đổi ngày: 18/06/2024 - 14:21

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240618-th%C3%A1i-lan-t%C3%B2a-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BA%BFn-th%C3%A1i-lan-ra-b%E1%BB%91n-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-quan-tr%E1%BB%8Dng-trong-c%C3%B9ng-m%E1%BB%99t-ng%C3%A0y

 

                                                        *****

 

Ấn Độ và Mỹ cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và công nghệ

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 13:00

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240618-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-v%C3%A0-m%E1%BB%B9-cam-k%E1%BA%BFt-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-v%C3%A0-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87

 

Theo AP, trong chuyến công du New Delhi hai ngày, 17-18/06, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gặp đồng nhiệm Ấn Độ, Ajit Doval, để thảo luận về tiến độ dự án Sáng kiến ​​về các công nghệ mới nổi và quan trọng mà hai nước đã triển khai vào năm 2022. Đây là dự án hợp tác về sản xuất chất bán dẫn và phát triển trí tuệ nhân tạo, đồng thời góp phần quan trọng dẫn đến thỏa thuận cho phép tập đoàn General Electric, trụ sở tại Hoa Kỳ, hợp tác với hãng Hindustan Aeronautics của Ấn Độ để sản xuất động cơ phản lực tại Ấn Độ.

Trong cuộc họp hôm qua, hai bên nhấn mạnh đến việc cần hợp tác nhiều hơn, tập trung tài trợ nghiên cứu sáng chế trong các lĩnh vực như sản xuất chất bán dẫn, năng lượng sạch ... Theo thông cáo chung, đại diện Mỹ và Ấn Độ cũng đã thảo luận về khả năng hợp tác sản xuất các hệ thống tác chiến trên bộ.

Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tiếp cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan. Hôm nay, theo kế hoạch, ông Sullivan có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp và thương mại của Ấn Độ.

Chuyến công du Ấn Độ của cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ diễn ra trong bối cảnh gần đây quan hệ hai nước đã trở nên thân thiết hơn. New Delhi và Washington đều cảnh giác trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ-Ấn Độ cũng có lúc căng thẳng : Năm ngoái, tư pháp Mỹ cáo buộc một quan chức chính phủ Ấn Độ có dính líu đến âm mưu sát hại một thủ lĩnh phe ly khai người Sikh ở New York.

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

 

ẤN ĐỘ - MỸ - CÔNG NGHỆ CAO

Các công nghệ trọng yếu: Một động lực chính của hợp tác Mỹ - Ấn

 

ẤN ĐỘ - HOA KỲ

Mỹ - Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng

 

HOA KỲ - ẤN ĐỘ - ÂM MƯU ÁM SÁT

Tư pháp Hoa Kỳ: Quan chức Ấn Độ can dự vào âm mưu sát hại một nhà ly khai người Sikh quốc tịch Mỹ

 

 

                                                *****

Israel : Thủ tướng Netanyahu giải tán nội các chiến tranh

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 13:35  -  Sửa đổi ngày: 18/06/2024 - 13:36

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240618-israel-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-netanyahu-gi%E1%BA%A3i-t%C3%A1n-n%E1%BB%99i-c%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-tranh

 

Phát ngôn viên văn phòng thủ tướng Israel, ngày 17/06/2024, xác nhận ông Benjamin Netanyahu đã quyết định giải tán nội các chiến tranh. Theo AFP, quyết định đưa ra một tuần sau khi bộ trưởng không bộ thuộc cánh trung, Benny Gantz từ chức.

 

https://s.rfi.fr/media/display/756a6126-2cee-11ef-b491-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2024-06-17T160953Z_881905553_RC2358AHOHF2_RTRMADP_3_ISRAEL-PALESTINIANS-CABINET.webp

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại một cuộc họp ở Jerusalem, ngày 05/06/2024. via REUTERS - GIL COHEN-MAGEN

 

Được thành lập ngay sau vụ tấn công khủng bố của Hamas vào Israel 07/10/2023, nội các chiến tranh gồm 5 thành viên do thủ tướng Netanyahu lãnh đạo, để ra các quyết định về cuộc chiến tranh với Hamas tại Gaza.

 

Các đây một tuần, Benny Gantz, thành viên chủ chốt của nhóm đã từ chức. Nhân vật đối lập chính của ông Netanyahu này chỉ trích thủ tướng Israel không có chiến lược chiến tranh và đặc biệt về vấn đề hậu chiến. Tiếp sau đó, cựu tổng tham mưu quân đội, thành viên nội các, ông Gadi Eisenkot cũng rời bỏ chính phủ Netanyahu.

 

Giờ đây cơ quan chủ yếu ra các quyết định liên quan đến cuộc chiến tranh với Hamas là nội các an ninh, gồm 9 bộ trưởng cùng với ông Netanyahu.

 

Theo giới quan sát chính trị Israel, quyết định giải tán nội các chiến tranh nhằm ngăn cản các bộ trưởng thuộc thành phần cực hữu đòi tham gia nội các chiến tranh.

 

Thông báo giải thể không có gì bất ngờ nhưng được đưa ra trong bối cảnh chính phủ của ông Netanyahu đang rơi vào rối ren chính trị. Những bất đồng giữa thủ tướng và quân đội ngày càng rõ nét. Thủ tướng Netanyahu ngày càng bị đơn độc ở trong nước, bị quốc tế cô lập.

 

Cuộc chiến tranh của Israel tại Gaza để trả thù Hamas đến nay đã kéo dài hơn 8 tháng, làm hơn 37 nghìn người chết, chủ yếu là thường dân, theo số liệu của cơ quan Y tế Gaza, do phong trào Hồi giáo Palestine Hamas lãnh đạo.

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

ISRAEL - CHÍNH TRỊ

Chiến tranh Gaza : Bộ trưởng Nội các Chiến tranh Israel Benny Gantz từ chức

 

TỘI ÁC CHIẾN TRANH - GAZA

Liên Hiệp Quốc : Israel phạm « tội ác chống nhân loại » ở Gaza

 

CHIẾN TRANH GAZA

Cận Đông : Quân đội Israel « tạm dừng » oanh kích miền nam Gaza

 

 

                                                 *****

EURO 2024 : Tuyển Pháp thắng trận ra quân, đội trưởng Mbappé gẫy sống mũi

 Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 14:33

https://www.rfi.fr/vi/th%E1%BB%83-thao/20240618-euro-2024-tuy%E1%BB%83n-ph%C3%A1p-th%E1%BA%AFng-tr%E1%BA%ADn-ra-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-mbapp%C3%A9-g%E1%BA%ABy-s%E1%BB%91ng-m%C5%A9i

 

Sau chiến thắng của đội Pháp trước đối thủ Áo chơi rắn, mọi quan tâm chú ý được dồn về thủ quân của đội, Kylian Mbappé, bị gẫy sống mũi trong một pha va chạm với hậu vệ Áo. Hiện còn rất ít thông tin về tình trạng của cầu thủ trọng yếu của đội tuyển Pháp, không biết Mbappé có thể vào sân của vòng bảng, trong đó trận quan trọng gặp Hà Lan vào ngày thứ Sáu tới. 

Thông tín viên Antoine Grognet tại Dusseldorf tường trình :

Một chuyện đùa nhỏ, trên mạng xã hội, lúc 23h30 giờ quốc tế, Kylian Mbappé đã đăng lên vài chữ « Ý kiến về mặt nạ »  chấm hỏi. Đó là cách muốn làm mọi người yên tâm trong khi mà những hình ảnh lên xe cứu thương, đeo mặt nạ bảo vệ y tế mầu đen lan truyền trên mạng.

Va chạm trong một pha tranh chấp tay đôi với hậu vệ Áo Kevin Danso, thủ quân của tuyển Pháp đã phải rời sân cỏ vào phút thứ 89, mặt chảy máu, khiến huấn luyện viên Didier Deschamps lo lắng.

Ông nói : « Mũi của anh ta tổn thương, đó là điều chắc chắn. Để còn xem, nhưng có vẻ phức tạp. Rõ ràng đây là điểm đen trong tối nay của chúng tôi. Tôi đã thấy anh ta nằm trên bàn xoa bóp.  Đúng, không phải là vết xước. Anh ấy đang được đội ngũ y tế chăm sóc. Họ sẽ đưa ra quyết định. Tôi không thể trả lời cụ thể các vị vì không có chi tiết ».

Ngay sau đó, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp Philippe Diallo đã tiết lộ với các nhà báo có mặt tại Dusseldorf là Mbappé sẽ không phải phẫu thuật. Về phía các tuyển thủ, cú va chạm nặng nề của người đội trưởng đã làm mất vui phần nào chiến thắng trước đội Áo.

Olivier Giroud cho biết : « Chúng tôi hơi buồn cho Kylian. Bây giờ anh ấy đang trong quá trình kiểm tra y tế. Tôi không thể trả lời các bạn về vết thương của cậu ấy. Chúng tôi cũng chưa biết anh ấy có chơi được trận tới hay không. »

Mbappé có thể sẽ bị lỡ hai trận tới của vòng bảng.

 

Các nội dung liên quan

TẠP CHÍ THỂ THAO

 

EURO-2024 : Điểm mặt lực lượng các ứng viên hàng đầu cho chức vô địch

 

EURO 2024 - ĐỨC ĐÈ BẸP SCOTLAND

Tuyển Đức đè bẹp Scotland trong trận khai mạc EURO 2024

 

 

                                               *****

 

Ẩm thực Pháp : Ốc Bourgogne rất khó nuôi, người Nhật lại thành công

Tuấn Thảo  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 13:47

https://www.rfi.fr/vi/v%C4%83n-h%C3%B3a/20240618-%E1%BA%A9m-th%E1%BB%B1c-ph%C3%A1p-%E1%BB%91c-bourgogne-r%E1%BA%A5t-kh%C3%B3-nu%C3%B4i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADt-l%E1%BA%A1i-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng

 

 

                                                  *****

Eurosatory 2024: Tủ kính công nghiệp vũ khí của Pháp có gì mới ?

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 15:29

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA%BF/20240618-t%E1%BB%A7-k%C3%ADnh-c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-v%C5%A9-kh%C3%AD-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1p-c%C3%B3-g%C3%AC-m%E1%BB%9Bi

 

Tại Hội Chợ Quốc Tế về Quốc Phòng và An Ninh Eurosatory2024, tổ chức ở ngoại ô Paris, ngành công nghệ quốc phòng Pháp có gì mới ? Các nhà sản xuất Pháp, nguồn xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, muốn gấp rút giành lại một phần thị trường châu Âu vào lúc mà buôn bán vũ khí nội khối chỉ chiếm 20 % . Phần còn lại là bán cho các « đối tác bên ngoài », chủ yếu là Mỹ và gần đây nhất là Hàn Quốc.

 

https://s.rfi.fr/media/display/0c6a2ce2-2d75-11ef-bc08-005056a90284/w:980/p:16x9/20240617_101508.webp

Drone trinh sát Patroller của Pháp do tập đoàn SAFRAN chế tạo. Ảnh tại Hội chợ Eurosatory2024, ngày 17/06/2024. © Thanh Hà/RFI

 

Để thu hẹp khoảng cách với các đối thủ lớn trên thị trường xuất nhập khẩu vũ khí, hội chợ Eurosatory là cơ hội để các nhà sản xuất của Pháp khoe sản phẩm mới. Các công ty khởi nghiệp, các hãng tư nhân được mời tham gia đông đảo, cùng với các tập đoàn trực tiếp được bộ Quân Lực Pháp hỗ trợ.

 

RFI tiếng Việt đã dừng chân tại khu trưng bày của bộ Quân Lực Pháp và xin được giới thiệu một vài « phát minh mới, một số sản phẩm mới » đã ít nhiều được Tổng Cục Vũ Khí Khí Tài DGA và Cơ Quan đặc trách về những Phát Minh trong lĩnh vực Quốc Phòng AID hỗ trợ.

 

 

Drone trinh sát

 

Đập vào mắt khách tham quan là chiếc drone trắng Patroller, trông tựa như một chiếc phi cơ nhỏ, đang sải cánh, trên một chiều rộng 18 mét. Giám đốc Tổng Cục Vũ Khí Khí Tài, phụ trách chương trình phát triển drone chiến lược SDT giới thiệu drone nặng 1,2 tấn. Đây là một công cụ thu thập thông tin tình báo phục vụ cho lực lượng Bộ Binh, hoạt động ở độ cao 5.000 mét, tự túc trong vòng 14 giờ đồng hồ và có khả năng bay « xa nhà đến 250 km » :  

 

« Drone này là phương tiện cho phép thu thập thông tin, quan sát tình hình trên chiến trường và từ đó hướng dẫn một số những thao tác cần làm. Drone được trang bị hai thứ đặc biệt : một quả cầu tròn ở dưới bụng và một loạt radar được gắn trên thân drone. Quả cầu này mang theo camera quan sát, sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện mọi vật thể phát nhiệt. Còn radar thì có tầm quan sát xa đến 20-30 cây số và nhất là có khả năng theo dõi các mục tiêu di động ».  

 

Ở vào thời điểm công nghệ thông tin chiếm một vị trí quan trọng, các vật thể kết nối vừa là một điểm mạnh, nhưng cũng có thể là những kẽ hở dễ bị nhiễu sóng, bị tấn công tin học : drone Patroller do tập đoàn SAFRAN, con chim đầu đàn của Pháp trong các lĩnh vực từ hàng không không gian, quốc phòng chế tạo, có lo bị tin tặc kiểm soát hay không ?  Giám đốc chương trình SDT lạc quan trả lời :

 

«  Nguy cơ drone này bị hacking thì không. Tuy nhiên trong trường hợp có quá nhiều sự cố hay bị nhiễu sóng chiếc Patroller tự động quay về căn cứ. Chúng tôi không lo rủi ro mất kiểm soát loại drone này ».

 

Drone Patroller trong khuôn khổ chương trình chế tạo drone chiến thuật SDT là một sản phẩm mới sắp được chuyển giao cho lực lượng Bộ Binh và đã có hợp đồng để trang bị cho Hy Lạp, một thành viên Liên Âu và NATO.

 

 

Nanotrack

 

Chính trong thời đại công nghệ kỹ thuật số và công nghệ thông tin càng lúc càng chiếm một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột, và nhất là xung đột cường độ cao, như Emmanuel Chiva thuộc bộ Quân Lực Pháp ghi nhận, thì những công nghệ cho phép thu ngắn nhất thời gian thu thập và chuyển tải những thông tin lại càng đóng vai trò trọng yếu. Chính vì vậy mà ở gian trưng bày NANOTRACK, Jean Yves Cadorel đại diện cho tập đoàn 3ZA Engineering, giới thiệu về một « sản phẩm mới ». Công ty có trụ sở tại thành phố Orléans, nằm trên dòng sông Loire, miền tây nước Pháp. Trong tủ kính trưng bày của hãng này, có những thiết bị chỉ bằng hai ngón tay thế nhưng tổng giám đốc của hãng Jean Yves Cadorel giải thích nhờ công nghệ Golden Modulation, mỗi thiết bị nhỏ xíu phát sóng đi xa đến « hàng trăm cây số » thay vì chỉ vài chục cây số như hiện tại và công nghệ mới này đang trong giai đoạn « thử nghiệm », chừng 12 tháng nữa sẽ được thương mại hóa.  

 

« Về mức tự chủ thì đây là công nghệ chỉ cần có ¼ watt để phát đi hay thu thập thông tin cách xa hàng trăm cây số. Đây là những vật thể rất nhỏ cho phép chúng ta cấy những con bọ để thu thập thông tin cũng như là những thiết bị để phát đi những thông tin vừa nhận được. Golden Modulation là công nghệ rất hiệu quả trong việc trao đổi thông tin ở những vị trí cách nhau rất, rất xa (trong tương lai là 360 km thay vì 40km như hiện tại), đây là một công nghệ an toàn ở chỗ không sợ bị đối phương làm nhiễu sóng. Chính vì thế mà công nghệ mới này hoàn toàn có chỗ đứng trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khai thác Golden Molulation trong các mục tiêu dân sự, thí dụ như là để giám sát mực nước sông ngòi, đề phòng các vụ cháy rừng, hay trong mục tiêu bảo vệ môi trường … »

 

 

AI và công tác bảo vệ an ninh quân sự

 

Nói về những sản phẩm « lưỡng dụng » phục vụ cả trong các sinh hoạt dân sự và quân sự, công ty khởi nghiệp XXII -22 của François Mattens mới vừa hoạt động từ 2015 và trụ sở tại Paris vừa giành được một hợp đồng với bên bộ Quân Lực Pháp để tăng cường an ninh cho các căn cứ quân sự của Pháp.

 

« Trong lĩnh vực dân sự hiện có hai thí dụ cụ thể : một là chúng tôi sử dụng trí tuệ nhân tạo để quan sát lượng khách ra vào các trung tâm thương mại, các cửa hàng, thời điểm nào đông người nhất. Khách hàng ở lại trong hiệu bao nhiêu lâu, họ chú ý đến những mặt hàng nào … Đó là những thông tin cho phép nắm bắt thị hiếu của khách hàng chính xác hơn và thích nghi với các sở thích của người tiêu dùng… Một thí dụ thứ nhì là AI được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Ảnh và video thu được cho phép nâng cao năng suất của một số nhà máy sản xuất.

 

Trong lĩnh vực quân sự, công ty vừa ký hợp đồng với Bộ Quân Lực để bảo vệ một số cơ sở của quân đội. Đây là nơi có hàng trăm km hàng rào, có vài chục camera giám sát. Tất cả những hình ảnh thu được từ camera cần phải được phân tích. Sức người không làm xuể. Nếu như chúng ta sử dụng trí tuệ nhân tạo, thì tất cả những hình ảnh đó đều được phân tích một cách trực tiếp. Như vậy mọi hiện tượng khả nghi hay bất thường đều sẽ được phát hiện ngay. Các bên liên quan như vậy có thể thẩm định về mức độ rủi ro và nhất là phải phản ứng như thế nào trước hoàn cảnh đó ».

 

 

Chiến tranh Ukraina và Eurosatory

 

Điểm nhấn của hội chợ Eurosatory năm nay là công nghệ kết nối, công nghệ robot. Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina mà theo các giới quan sát, gần 1/3 lãnh thổ nước này đã bị Nga gài mìn, ông Joachim Marais đại diện cho tổ chức mang tên CAPACITES, trực thuộc Đại Học Nantes đã mang robot gỡ mìn đến triển lãm.

 

« Đây là loại robot RSM để dò mìn, gắn rất nhiều những cảm biến ở phía trước để phát hiện những vật thể bị chôn dưới mặt đất, xác định xem đấy có phải là mìn hay không và chỉ một khi có thông tin rằng vật thể liên quan là mìn, thì nhân viên phá miền mới can thiệp. Cái mới ở đây là khả năng phân tích của robot từ những thông tin thu thập được nhờ các hệ thống radar, và camera gắn trong thân robot. Điều đó có nghĩa rằng đây là công cụ cho phép tăng cường đáng kể mức độ bảo đảm an toàn cho con người »

 

 

Phần mềm phát hiện vết nứt bên trong áo chống đạn

 

Bảo vệ an toàn, và sinh mạng cho các quân nhân, cho nhân viên phục vụ trên chiến trường cũng là mục tiêu của Sensein. Công ty hoạt động tại Caudan, vùng Bretagne, tây bắc nước Pháp mang một công nghệ mới đến hội chợ Eurosatory2024. Morgann Jacob chịu trách nhiệm về dự án dùng hệ thống liên lạc NFC để phát hiện những vết nứt ở bên trong áo chống đạn. Anh giải thích : 

 

« Hiện tại phương tiện duy nhất để phát hiện xem rằng những tấm vật liệu gốm ở bên trong báo chống đạn có bị vỡ, nứt hay không là phải đưa tất cả chúng về một nơi có trang bị máy X quang. Điều đó tốn kém về thời gian và đòi hỏi một số phương tiện và cũng sẽ là rất bất tiện trên chiến trường … Với công nghệ mới, ở bất cứ nơi nào, chúng ta có thể phát hiện áo chống đạn có bị hư hại gì ở bên trong nay không, đơn giản là chúng tôi sử dụng hệ thống liên lạc NFC và một phần mềm. Chị thấy đây này : trong chưa đầy 10 giây, chúng ta phát hiện là chiếc áo này không bị hư hại ở bên trong, tức là có mức độ an toàn tốt. Trái lại chiếc áo phía bên kia thì không, do tấm gốm ở bên trong đã bị nứt » …

 

Vào lúc trên toàn thế giới đang diễn ra 59 cuộc xung đột vũ trang, 28 trong số ấy đang hoành hành tại châu Phi, nhưng cộng đồng quốc tế tập trung nhiều vào xung đột tại Gaza và nhất là vào cuộc chiến ở Ukraina. Trong cuộc xung đột này, Mỹ và châu Âu không ngừng cung cấp vũ khí, đạt dược và các hệ thống phòng thủ cho Ukraina. Chính vì thế mà ở khu triển lãm các hệ thống pháo tự hành Caesar của Pháp, Leopard của Đức lúc nào cũng đông kín người. Tương tự như vậy gian trưng bày xe tăng và thiết giáp của Pháp lớp Scorpion với những loại như Jaguar, Serval hay Griffon cũng rất được chiếu cố.

 

 

                                                 *****

 

Cánh hữu và cực hữu tại Pháp, một câu chuyện dài hơn 40 năm, "bắt tay" hay "quay lưng" nhau

 Chi Phương  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 14:24

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20240618-c%C3%A1nh-h%E1%BB%AFu-v%C3%A0-c%E1%BB%B1c-h%E1%BB%AFu-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-m%E1%BB%99t-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-d%C3%A0i-h%C6%A1n-40-n%C4%83m-b%E1%BA%AFt-tay-hay-quay-l%C6%B0ng-nhau

 

Trong cuộc bầu cử lập pháp được ấn định vào ngày 30/06 và 07/07, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN), không chỉ được dự báo về đầu, mà còn có khả năng liên minh với đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) và tạo ra cơn khủng hoảng chưa từng có tại đảng được cho là di sản của tướng De Gaulle. Lịch sử của hai đảng từ 40 năm qua cho thấy một mối quan hệ phức tạp giữa cánh hữu và cực hữu Pháp.

 

https://s.rfi.fr/media/display/9b47cec0-298c-11ef-adc6-005056a97e36/w:980/p:16x9/000_338F22N.webp

Chủ tịch đảng Những Người Cộng Hòa Eric Ciotti (T) và chủ tịch đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc Jordan Bardella, trong một cuộc tranh luận trên truyền hình Pháp, ngày 02/02/2023. AFP - EMMANUEL DUNAND

 

Cuộc khủng hoảng trong đảng Những Người Cộng Hòa (Les Républicains - LR) của Pháp được ví như một vở kịch « đáng thất vọng », khi chủ tịch đảng này Eric Ciotti thông báo liên minh với đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (Rassemblement national - RN). Một ngày sau đó, ban lãnh đạo đảng này đã họp, coi việc liên minh với cực hữu là quyết định cá nhân của ông Ciotti, là “phản bội” lại những giá trị của đảng và thông báo bãi miễn chức vụ chủ tịch đảng  của ông Ciotti và khai trừ khỏi đảng vị nghị sĩ vùng Alpes-Maritimes.

 

Ông Ciotti không chấp nhận quyết định này và đã nhờ đến tư pháp can thiệp. Tòa án Pháp ra lệnh “tạm hoãn” việc bãi miễn chức chủ tịch của đảng và ông Ciotti tiếp tục chiến dịch tranh cử.

 

Các ứng viên của đảng LR bị chia làm hai phe : một bên theo ông Ciotti liên minh với đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, bên kia thì chống ông Ciotti giữ nguyên đường lối của đảng cánh hữu – từ chối bắt tay với cực hữu. Ông Ciotti hôm Chủ Nhật vừa qua, đã khẳng định đã có hơn 60 ứng viên theo ông. 

 

Qua cuộc khủng hoảng nội bộ đảng Những Người Cộng Hoà, Le Monde nhắc lại mối quan hệ nhiều thăng trầm giữa đảng cánh hữu và đảng Tập Hợp Dân Tộc, tiền thân là đảng Mặt Trận Dân Tộc (Front National - FN). Có thời điểm, những thành viên đảng này, gia nhập đảng bên kia, đôi khi xích lại gần nhau, lập liên minh, nhưng rồi lại phá vỡ. Một điều mà Le Monde coi là trớ trêu khi đảng Mặt Trận Dân Tộc (FN tiền thân của RN) do Jean-Marie Le Pen sáng lập, được truyền thông lần đầu chú ý đến là do một thoả thuận được ký với đảng Tập Hợp vì Nền Cộng Hòa Rassemblement pour la République-RPR, tiền thân của đảng LR. 

 

 

Chiến thắng đầu tiên của đảng cực hữu nhờ vào liên minh với cánh hữu

 

Vào năm 1983, trong cuộc cuộc bầu cử địa phương ở Dreux, nhóm cực hữu FN chỉ là một chính đảng nhỏ, nhờ vào việc liên minh với đảng cánh hữu RPR và đã giành được chiến thắng tại vùng Centre-Val de Loire.

 

Ứng viên của đảng FN, Jean-Pierre Stirbois, trở thành tâm điểm chú ý, đặc biệt là với luận điệu nhập cư là nguồn căn của tình trạng bất an. Dreux, một địa phương nhỏ ở Centre-Val de Loire, với 20 % là người nhập cư, xuất hiện trên khắp các mặt báo quốc gia. Vụ liên minh đầu tiên trong một cuộc bầu cử, dẫn đến chiến thắng đầu tiên của phe cựu hữu, được những những người ủng hộ đảng FN này gọi là « cú sấm Dreux ».

 

Trang web của Viện Tư Liệu Nghe Nhìn Quốc Gia - INA, nhắc lại những bất bình trong một phận chính trị, phản đối liên minh này. Lúc đó, thủ tướng Pierre Mauroy, thuộc đảng Xã Hội, cho rằng « đây là một phép thử chính trị về thái độ của cánh hữu. Đầu tiên, sự trỗi dậy từ những người mà tôi gọi là kẻ ngoài lề của nền Cộng Hòa, phe cực hữu, và một liên minh có chủ ý mà cánh hữu về cơ bản không cần ». Nhiều cuộc tranh luận nảy lửa vẫn tiếp diễn gần hai tuần sau cuộc bầu cử. 

 

Lúc đó, trong bầu không khí Chiến Tranh Lạnh, chống Cộng Sản, dù một số chính khách cánh hữu cũng bày tỏ bất bình về liên minh với cực hữu, nhưng chủ tịch đảng RPR lúc bấy giờ là Jacques Chirac không hề phản đối. Jacques Chirac, đã tuyên bố : « Đối với tôi, hiện tại việc ủng hộ một liên minh bao gồm những người theo phe Cộng Sản còn nguy hiểm hơn nhiều so với việc ủng hộ một liên minh ở cấp địa phương có thành viên của đảng Mặt Trận Dân Tộc ».

 

Vào những năm 1980-1990, nhiều lãnh đạo của các đảng cách hữu và cánh trung của Pháp cũng đã bị đảng cực hữu FN thu hút, vì tin rằng họ vẫn quá rụt rè trong các biện pháp chống nhập cư. Chẳng hạn như trường hợp của Jean-Yves Le Gallou, từng là thành viên của Liên minh vì dân chủ Pháp (UDF), đã gia nhập đảng FN vào năm 1985.

 

Trong giai đoạn này, dù các lãnh đạo đảng cánh hữu và cực hữu xích lại gần nhau, nhưng các liên minh chỉ được thiết lập ở cấp địa phương. Ví dụ, ở vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur (PACA), đảng RPR và UDF liên minh với Mặt Trận Quốc Gia và cùng lãnh đạo khu vực này từ 1986 đến 1992.

 

Tuy nhiên, báo Le Monde cũng chỉ ra hai sự kiện chấm dứt liên minh của hai bên. Đầu tiên, vào năm 1987, Jean-Marie Le Pen tuyên bố những phòng hơi ngạt của Phát xít Đức chỉ là một tiểu tiết trong lịch sử Đệ Nhị Thế Chiến. Tiếp theo, vào năm 1990, nghĩa trang của người Do Thái ở Carpentras đã bị đập phá và trách nhiệm bị quy cho các thành viên của đảng FN đầu tiên (dù sau đó thủ phạm được tìm ra là nhóm tân phát xít Đầu Trọc - Skinhead).

 

Ngay lập tức đảng cực hữu đã bị loại khỏi bàn cờ chính trị. Các dân biểu còn kêu gọi bầu cho phe đối lập là cánh tả, chấp nhận chịu thiệt, để chống lại đảng cực hữu của Jean-Marie Le Pen. Giai đoạn này đã đóng băng liên minh cánh hữu và cực hữu trong một thời gian dài. Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2002, Jacques Chirac đã từ chối tranh luận với Jean-Marie Le Pen ở vòng hai. Trang JDD nhận xét rằng ông Chirac, đã thể hiện rõ ý định đặt đảng Mặt Trận Dân Tộc ra ngoài lề chính trường dân chủ. « Khi phải đối mặt với một đảng chứa chất hận thù, không khoan dung, thì sẽ không thể giao dịch, không thỏa hiệp và không thể tranh luận ». 

 

 

Cực hữu không theo tả cũng không phải hữu

 

Về phía đảng Mặt Trận Dân Tộc, dưới thời Jean-Marie Le Pen và sau đó do Marine Le Pen lãnh đạo từ năm 2011, đường lối của đảng đã được nêu rõ là không theo cánh tả cũng không phải cánh hữu, nhưng như vậy, đảng này lại không được ủng hộ nhiều trong cuộc bầu cử lập pháp.

 

Thế nhưng, trong vòng 15 năm qua, Đảng Mặt Trận Dân Tộc, được đổi tên thành Tập Hợp Dân Tộc vào năm 2018, đã thành công đảo ngược cán cân quyền lực trong các cuộc bầu cử và hiện chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới. Phó chủ tịch đảng RN, Louis Aliot, được Le Monde trích dẫn, cho rằng « điều thay đổi diện mạo của đảng RN, khiến đảng này trở nên dễ tiếp cận hơn là vì không còn bị cáo buộc bài Do Thái nữa ».

 

Le Monde kết luận rằng việc ký kết thỏa thuận với ông Eric Ciotti có thể cho phép phe cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, lần đầu tiên trong lịch sử đảng này, giành được đa số tại Quốc Hội và tiến tới chiếc ghế lãnh đạo quyền lực.

 

 

Cánh hữu xích lại gần tư tưởng cực hữu

 

Không chỉ tại Pháp mà tại châu Âu, các đảng cực hữu dần chiếm được vị thế lớn tại nhiều nước. Theo nhà chính trị học Cas Mudde, (tác giả cuốn The Far Right Today, Polity, 2019), cánh hữu ở châu Âu đang dần bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của cực hữu, chẳng hạn như coi nhập cư là một rủi ro về an ninh, trong khi trước kia, họ ca ngợi nguồn lực từ nhập cư đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Đảng Những Người Cộng Hòa của Pháp ngày càng chia sẻ quan điểm tương tự như đảng cực hữu khi nói đến Hồi giáo, an ninh, hoặc bản sắc dân tộc.

Ông Cas Mudde đề cập đến sự kết hợp, « chung sống » giữa đảng cánh hữu và cực hữu, không chỉ xảy ra ở Pháp, mà còn ở nhiều nước khác, như Israel, Hoa Kỳ, Áo… « Sự gần gũi giữa cánh hữu và cực hữu được thể hiện ở cấp độ thể chế qua số lượng của các liên minh chính phủ với các biện pháp cực đoan nhất ».

 

 

                                                 ****

 

Liên Âu chưa đạt thỏa thuận phân chia bổ nhiệm các lãnh đạo chủ chốt của khối

 Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 11:57

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240618-li%C3%AAn-%C3%A2u-ch%C6%B0a-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-ph%C3%A2n-chia-b%E1%BB%95-nhi%E1%BB%87m-c%C3%A1c-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-ch%E1%BB%A7-ch%E1%BB%91t-c%E1%BB%A7a-kh%E1%BB%91i

 

Cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của lãnh đạo 27 nước thành viên Liên Âu từ hôm qua, 17/06/2024, để tìm thỏa thuận bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu, Hội Đồng Châu Âu và ngành ngoại giao, đã không có được kết quả. Các nước tiếp tục thương lượng để có được thỏa thuận chính thức vào cuối tháng này.

 

https://s.rfi.fr/media/display/3bd47fb4-2d57-11ef-8bfd-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP24169626054484.webp

Từ trái qua: thủ tướng Hungary Viktor Orban, thủ tướng Croitia Andrej Plenkovic, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro, trong cuộc gặp bàn tròn tại thượng đỉnh không chính thức Liên Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 17/06/2024. AP - Geert Vanden Wijngaert

 

Thông tín viên RFI tại Bruxelles Pierre Benazet tường trình :

 

27 nước thành viên chỉ có được văn bản ghi nhận thực tế đã thấy về các lực lượng chính trị sau cuộc bầu cử. Dẫn đầu kết quả phiếu bầu, đảng trung hữu PPE sẽ tái lập liên minh mãn nhiệm, trước hết là với phe Xã hội-Dân chủ về thứ hai và những thành viên cánh trung tự do của đảng Renew. Đảng này mất 1/5 ghế nhưng vẫn duy trì được vị trí thứ 3.

 

Chính thủ tướng Hungary, Viktor Orban xác nhận đã có được liên minh và ba đảng này sẽ phải có được những vị trí như mong muốn.

 

Trước hết, Ủy Ban Châu Âu sẽ dành cho PPE với việc bà Ursula von der Layen tiếp tục lãnh đạo. Tiếp đó là Hội Đồng Châu Âu cho phe Xã hội-Dân chủ và cựu thủ tướng Bồ Đào Nha António Costa có nhiều khả năng làm chủ tịch. Thứ nữa là vị trí lãnh đạo ngoại giao châu Âu,  chức này có thể sẽ giao cho bà thủ tướng Estonia  Kaja Kallas thuộc đảng Renew.

 

Đảng PPE đa tăng số lượng nghị sĩ trong khi các đảng khác bị thụt lùi. PPE đang cố gắng khai thác lợi thế của mình. Lãnh đạo Hội Đồng Châu Âu gồm 2 nhiệm kỳ  2 năm rưỡi và phe trung hữu muốn có được một nhiệm kỳ.

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Thượng đỉnh không chính thức Liên Âu thảo luận bổ nhiệm các vị trí chủ chốt của khối

 

 

                                                    *****

 

 

Chiến tranh Ukraina : Tổng thư ký NATO kêu gọi bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 18/06/2024 - 11:26

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240618-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-t%E1%BB%95ng-th%C6%B0-k%C3%BD-nato-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-b%E1%BA%AFt-trung-qu%E1%BB%91c-tr%E1%BA%A3-gi%C3%A1-v%C3%AC-h%E1%BA%ADu-thu%E1%BA%ABn-nga  

 

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, hôm 17/06/2024 trong chuyến công du Washington, kêu gọi các đồng minh bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga, đồng thời  khích lệ các đồng minh phương Tây của Kiev cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina chống quân Nga xâm lược.

 

https://s.rfi.fr/media/display/0240b05c-2d51-11ef-bb51-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP24169745437642.webp

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO Jens Stoltenberg phát biểu với các nhà báo sau cuộc gặp với tổng thống Mỹ Joe Bdien, Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 17/06/2024 AP - Mark Schiefelbein

 

Phát biểu tại Wilson Center, một trung tâm tư vấn ở Washington, tổng thư ký NATO khẳng định: “Điều này nghe có vẻ như là một nghịch lý, nhưng con đường tiến đến hòa bình phải thông qua việc cung cấp thêm nhiều vũ khí cho Ukraina”. Vẫn theo nhận định của ông JensStoltenberg, “Vladimir Putin và chính quyền Nga hiện giờ lệ thuộc vào các nước độc tài, chuyên quyền trên toàn thế giới. Các nước bạn hữu thân thiết nhất và hỗ trợ nhiều nhất cho nỗ lực chiến tranh xâm lược của Nga là Bắc Triều Tiên, Iran và Trung Quốc”.

 

Riêng về Trung Quốc, lãnh đạo NATO cho rằng chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng mang lại cảm giác là ông ta không làm gì để hỗ trợ Nga nhưng đó là cách để Bắc Kinh tránh bị trừng phạt và duy trì giao thương. Thế nhưng, trên thực tế, Trung Quốc vừa tiếp tay cho Nga trong cuộc chiến Ukraina, vừa muốn duy trì quan hệ tốt với phương Tây. Chính vì thế, theo tổng thư ký NATO, đến một lúc nào đó, nếu như Trung Quốc không chịu thay đổi, thì các nước đồng minh cần bắt Trung Quốc trả giá, gánh chịu hậu quả.  

 

Liên quan đến ngân sách cho quốc phòng của các nước thành viên NATO, tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết hơn 23 nước đã đạt ngưỡng ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP.

 

Theo AFP, ông Jens Stoltenberg lần này đến Hoa Kỳ để chuẩn bị cho thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương nhân kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Thượng đỉnh dự kiến được tổ chức tại Washington từ ngày 09 đến 11/07, quy tụ 32 thành viên NATO, trong đó có thành viên mới Thụy Điển và 4 đối tác chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương : Úc, Nhật Bản, New Zeland và Hàn Quốc. 

 

---------------------------

Các nội dung liên quan

 

NATO - UKAINA - HỖ TRỢ QUÂN SỰ

NATO : Cần ít nhất 40 tỉ đô la hỗ trợ quân sự hàng năm cho Ukraina

 

PHÂN TÍCH

NATO “chĩa mũi dùi” vào Trung Quốc

 

TRUNG QUỐC - NATO

Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối NATO xem Trung Quốc là một « thách thức » an ninh

 

 

                                                        *****

Hội nghị hòa bình cho Ukraina khẳng định cần đối thoại với Nga

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 17/06/2024 - 13:28

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240617-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-cho-ukraina-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-nga

 

 

 

 



No comments: