Rò
rỉ hình ảnh nhà báo Huy Đức trên xe của công an sau khi bị bắt
Người Việt Online
June
2, 2024
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi Facebooker Lê Nguyễn
Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) đưa tin vụ bắt khẩn cấp nhà báo Huy Đức, một tấm ảnh
xuất hiện trên mạng xã hội được cho là chụp lúc ông này ngồi trên xe của công
an.
Tấm
ảnh lan truyền hôm 2 Tháng Sáu cho thấy ông Huy Đức không đeo kính trắng như
thường thấy và lộ rõ vẻ mệt mỏi, đang ngồi hàng ghế sau một chiếc xe hơi.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-Huy-Duc-cong-bo-1.jpg
Hình
ảnh được cho là nhà báo Huy Đức trên xe của công an hôm 1 Tháng Sáu. (Hình:
Facebook Nguyễn Tường Minh)
Việc
rò rỉ tấm ảnh này được hiểu là cách Bộ Công An Việt Nam ngầm xác nhận tin đồn bắt
ông Huy Đức nhưng chưa công bố chính thức trên mặt báo.
Tin
về vụ bắt ông Huy Đức càng thêm xác tín khi Facebooker Canh TranThanh xác nhận
trên trang cá nhân rằng nhà báo Huy Đức bởi lý do “bất khả kháng” đã không tới
buổi “Cà Phê Thứ Bảy” diễn ra hôm 1 Tháng Sáu tại Hà Nội mà theo chương trình
công bố trước đó, tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc” là diễn giả chính.
Ông
Canh TranThanh sau đó đăng một bình luận được cho là liên quan ông Huy Đức
nhưng không nhắc tên nhân vật này: “Tôi luôn tin tưởng tuyệt đối: bạn tôi không
làm bất cứ điều gì có hại cho dân, cho nước!”
Trong
lúc Bộ Công An Việt Nam chưa công bố cáo buộc nhắm vào ông Huy Đức, mạng xã hội
dấy lên nhiều suy đoán.
Luật
Sư Lê Quốc Quân bình luận trên trang cá nhân: “Những bài viết gần đây của nhà
báo Huy Đức rất mạnh mẽ, đụng chạm trực tiếp đến cả thể chế nhưng chỉ là giọt
nước tràn ly. Đích ngắm thực sự trong vụ bắt giữ Huy Đức là số lượng tư liệu,
tài liệu rất lớn ở tại gia đình anh. Đây là mục tiêu quan trọng số một của nhóm
‘đảo chính mềm’ hiện đang ghi bàn 1-0.”
Cùng
thời điểm, Luật Sư Đặng Đình Mạnh nhận định trên trang cá nhân: “…Cho dù chúng
ta không hài lòng hoặc có quan điểm trái ngược với những vấn đề mà nhà báo Huy
Đức đã từng viết, đề cặp, thì việc chế độ đàn áp anh ấy chỉ vì những bài viết
thể hiện quan điểm chính trị của một người, thì cũng vẫn là bất công. Vì lẽ, thế
giới văn minh không ai cầm tù những người có quan điểm, nhận thức và viết trái
với chính sách, quan điểm của chính quyền cả.”
Theo
Luật Sư Mạnh, việc một số người tỏ vẻ “hồ hởi” trước tin nhà báo Huy Đức bị bắt
giữ thì “chẳng khác nào chúng ta hồ hởi trước quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí bị chế độ tước đoạt.”
Một
số ý kiến khác thì cho rằng những bài đăng gần đây trên trang Facebook Truong
Huy San “đụng chạm” đến ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN, và ông Tô Lâm,
chủ tịch nước là lý do khiến ông Huy Đức bị bắt.
Hôm
28 Tháng Năm, ông Huy Đức viết bài “Những suy nghĩ không rời rạc” trong đó chỉ
trích việc Việt Nam ngày càng chuyển dần từ một “nhà nước pháp quyền” sang “nhà
nước đảng quyền.”
“Ngày
14-4-2016, tôi viết, Hiến pháp 1992, tuy còn dùng dằng giữa ‘hai con đường’ đã
vẽ cho Việt Nam một nền cộng hòa trên giấy. Ngay cả những tổng bí thư bị coi là
bảo thủ nhất như Đỗ Mười hay Lê Khả Phiêu, sau Hiến pháp 1992, cũng đã phải
chuyển dần từ một chế độ đảng trực trị sang một chế độ đảng cầm quyền thông qua
nhà nước,” nhà báo Huy Đức viết.
Ông
viết thêm: “Việc tái lập các ban Đảng thời ông Nguyễn Phú Trọng là một bước lùi
về chính trị.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-Huy-Duc-cong-bo-2.jpg
Nhà
báo Huy Đức tại một sự kiện diễn ra ở trường Đại Học Văn Lang. (Hình: Đại Học
Văn Lang)
Hôm
26 Tháng Năm, nhà báo Huy Đức viết bài “Một quốc gia không thể phát triển dựa
trên sự sợ hãi” chỉ trích việc Bộ Công An giới thiệu luật quản trị an ninh mạng
xã hội và coi “dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20cm
trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có
công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí
thô sơ.”
“Tôi
tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ chứ không phải tư
duy như một người nắm chắc bộ công an, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích
của ngành,” nhà báo Huy Đức nhận xét. (N.H.K) [kn]
No comments:
Post a Comment