Nạn
“kiêu binh” dưới triều đại Nguyễn Phú Trọng
Thu Hà | Báo Tiếng Dân
02/06/2024
https://baotiengdan.com/2024/06/02/nan-kieu-binh-duoi-trieu-dai-nguyen-phu-trong/
Từ
vua Lê, chúa Trịnh
Sử
Việt chép rằng, thời Lê Trung Hưng, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực thật sự nằm
trong tay chúa Trịnh. Tuy nhiên còn có một lực lượng khác từng thao túng cả vua
Lê lẫn chúa Trịnh, thậm chí thế lực này còn quyết định chọn người lên ngôi,
hoàn toàn thao túng Triều đình, đó chính là lực lượng kiêu binh.
Bởi
họ đã đóng góp nhiều công lớn, nên được vua, chúa tin dùng làm quân túc vệ, lại
được vua chúa nuông chiều, nên quân “Tam phủ” sinh ra thói kiêu căng, xem thường
luật vua, phép nước, dẫn đến lũng đoạn triều chính, dân tình lầm than, khổ sở.
Nhiều
lần kiêu binh xông vào triều, bắt sống, truy sát và bức tử đại thần, đến vua
chúa cũng khiếp sợ. Đỉnh điểm vào năm 1782, kiêu binh vây phủ chúa, giết Quận
huy Hoàng Đình Bảo, phế bỏ chúa Trịnh Cán và thân mẫu Tuyên phi Đặng Thị Huệ, lập
Trịnh Khải lên làm chúa.
Trịnh
Khải phong quan tước cho kiêu binh. Từ đó, quân ấy ngày một kiêu, đi cướp phá
nhà dân, lộng hành, giết người không nương tay. Kiêu binh cũng tùy tiện mở cửa
ngục, rước Lê Duy Khiêm (tức vua bán nước Lê Chiêu Thống sau này) về cung.
Sau
này, hào kiệt các nơi cùng nổi dậy, mọi người đồng lòng tìm diệt kiêu binh.
Kiêu binh hai xứ Thanh – Nghệ đóng ở các trấn đều phải bỏ trốn, lúc đi qua làng
mạc, chúng không dám lên tiếng. Kẻ nào buộc miệng phát ra thổ âm Thanh – Nghệ,
tức thì bị dân chúng bắt giết ngay.
Bọn
chúng phải luôn giả cách làm người câm, ăn xin ở dọc đường, rồi lần mò về kinh.
Mãi đến năm 1786, quân Tây Sơn đánh ra Bắc. Phe chúa Trịnh kháng cự không nổi,
tan tác và sụp đổ, nạn kiêu binh chấm dứt.
Có
thể thấy, kiêu binh chính là sản phẩm được sản sinh ra từ thể chế chính trị
phong kiến chuyên chế thối nát Lê – Trịnh và hậu quả là chúng làm cho triều đại
suy tàn.
Bàn
về nạn kiêu binh, sách “Việt sử tân biên” (quyển 3), của sử gia Phạm Văn Sơn,
có đoạn như sau: “Gia chính cũng như quốc chính, một khi có lũ con cưng đó,
tất nhiên phải đưa thiên hạ đến chỗ đại loạn. Lịch sử không chỉ trách kiêu
binh, mà còn phải quy trách nhiệm cho những người cầm đầu dân tộc đã vụng suy dại
nghĩ”.
Đến
nguồn cơn Nguyễn Phú Trọng
Hiện
nay, dưới triều Nguyễn Phú Trọng, nạn “kiêu binh” từ Bộ Công an cũng tiếm quyền,
thao túng quyền lực, bắt cả Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương làm con tin.
Khởi nguồn của nạn kiêu binh này là do ông Nguyễn Phú Trọng. Ba vụ việc sau
đây, có thể thấy ông Trọng đã dung túng Bộ Công an ra sao:
–
Để thoả mãn danh dự cá nhân, ông Trọng sẵn sàng bất chấp các quy tắc ngoại
giao, thông lệ quốc tế, bật đèn xanh cho Tô Lâm đưa mật vụ sang Đức, bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh đem về nước. Chưa hết, vì tiêu diệt phe nhóm chính trị, củng cố quyền
lực, ông Trọng cho bắt Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, quản thúc (giam lỏng)
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh mà không cần có ý kiến của Ban Chấp hành
Trung ương hoặc Quốc hội.
–
Ông Trọng biết rất rõ, “án tại hồ sơ” việc bộ trưởng Tô Lâm dính rất sâu trong
vụ Mobifone mua AVG bằng các văn bản “Tối mật”, nhưng ông ta vẫn làm ngơ, bỏ
qua. Phạm Nhật Vũ, kẻ hưởng lợi 5800 tỉ trong phi vụ này, đã đưa hối lộ cho các
quan chức hơn 6 triệu Mỹ kim, lại được Bộ Công an của Tô Lâm đề nghị cho hưởng
“chế độ hình sự đặc biệt” để Vũ chỉ phải nhận mức án 3 năm tù.
–
Ông Trọng ủng hộ chủ trương của Tô Lâm và Bộ Công an, nửa đêm mang hàng ngàn
quân đi tấn công thôn Hoành, Đồng Tâm, “tiêu diệt” đảng viên 58 tuổi đảng Lê
Đình Kình, bắt hết con cháu ông Kình mà không cần bất kỳ một cuộc hòa giải, vận
động, hay bản án xét xử của bất kỳ phiên tòa nào.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/1-4.jpg
Nguyễn
Phú Trọng và Tô Lâm. Nguồn: Internet
Từ
tiền lệ đó, Bộ Công an núp dưới cờ “chống tham nhũng không có vùng cấm”, trở
nên lộng quyền và bước qua mọi rào cản pháp lý.
Nếu
như từ năm 2016 về trước, Bộ Công an luôn chờ hồ sơ chuyển từ Ủy Ban Kiểm tra
Trung ương, Thanh tra Chính phủ để khởi tố điều tra, thì nay, Bộ Công an không
cần kết luận của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương hay đề nghị của Thanh tra Chính phủ.
Bộ
Công an xem như không có hai cơ quan này, họ ngang nhiên xông vào trụ sở làm việc
bắt Ủy viên Trung ương là bộ trưởng, bí thư các tỉnh thành, bắt chủ tịch Hội Đồng
Nhân dân, chủ tịch UBND… mà không cần thông báo cho các tổ chức đảng ủy ở những
nơi đó.
Ông
Trọng đã xem Bộ Công an là thần bảo hộ của đảng, là công cụ bảo đảm sự tồn tại
của đảng, nên o bế, dung túng lực lượng công an, biến họ trở thành kiêu binh
hung hãn, côn đồ, coi thường nhân phẩm, mạng sống của dân.
Kiêu
binh “thời đại Hồ Chí Minh” tham nhũng, hối lộ, mua sao vạch, bán phẩm hàm, mà
không ai dám điều tra, tố cáo, chỉ trích. Công an đánh người, bắn người, bắt bớ,
tra tấn khi giam cầm, dẫn đến những cái chết tức tưởi của dân, hoặc thương tích
đầy người, thân tàn ma dại… nhưng luôn được bao che, không hề bị truy tố.
Những
đại biểu nào chất vấn gay gắt bộ trưởng Bộ Công an, phê phán công an giữa nghị
trường, không sớm thì muộn, cũng bị gài bẫy, bắt giam.
Ai
dám đưa công an vào vòng tố tụng, khi đứng đầu cơ quan khởi tố điều tra là Bộ
Công an (đại tướng CA Tô Lâm), cơ quan truy tố Viện Kiểm sát (thượng tá CA Lê
Minh Trí) và cơ quan xét xử Toà án Tối cao (thiếu tướng CA Nguyễn Hoà Bình)?
Thời
của kiêu binh
Kiêu
binh thời nay đã không còn đứng canh cửa ngoài phủ, bảo vệ cấm cung, cảnh vệ mục
tiêu… mà kiêu binh đang ngồi trong triều đình, luận bàn chuyện quốc gia, chính
sự.
Sai
lầm của ông Trọng đã giúp Bộ Công an cài cắm người của mình vào tất cả cơ quan
đầu não. Xin điểm danh sơ sơ, để biết thế lực của Tô Lâm “bày binh bố trận” như
thế nào:
1.
Lương Tam Quang, sinh 1965, quê Kim Động, Hưng Yên; Ủy viên Trung ương khóa 13,
Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng
Cơ quan An ninh điều tra BCA. Sắp tới, Quang sẽ nắm ghế bộ trưởng Bộ Công an.
2.
Nguyễn Duy Ngọc, sinh năm 1964, quê Kim Động, Hưng Yên. Ngọc là Ủy viên Trung
ương khoá 13, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công
an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ngày 3-6-2024, Ngọc sẽ nhậm
chức Chánh Văn phòng Trung ương đảng.
3.
Tô Ân Xô, sinh năm 1963, quê Bắc Ninh. Xô là thiếu tướng, Ủy viên Đảng ủy Công
an Trung ương và là Người phát ngôn của Bộ Công an.
Trước
đó, Tô Ân Xô là Chánh Văn phòng Bộ Công an, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Ngày 3-6-2024, Xô sẽ được bổ nhiệm chức Trợ lý Chủ tịch nước Tô Lâm.
4.
Vũ Hồng Văn, sinh năm 1976, quê Yên Mỹ, Hưng Yên. Văn là Ủy viên Ủy Ban Kiểm
tra Trung ương. Trước đó, Vũ Hồng Văn là thiếu tướng, cục trưởng Cục An ninh
chính trị nội bộ.
5.
Phạm Thế Tùng, sinh năm 1972, quê Tiên Lữ, Hưng Yên. Tùng là thiếu tướng, Cục
trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03).
6.
Mai Hoàng, sinh năm 1979, quê Yên Mỹ, Hưng Yên. Hoàng là thiếu tướng, thành uỷ
viên, Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM.
7.
Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1968, quê Long Hưng, Hưng Yên. Tùng là thiếu tướng,
Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà
Nội.
8.
Tô Anh Dũng, sinh năm 1978, quê Văn Giang, Hưng Yên. Dũng là đại tá, Ủy viên
Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam.
9.
Cao Minh Huyền, sinh năm 1974, quê thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Huyền là
đại tá, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai.
10.
Lê Việt Thắng sinh năm 1972, quê quán Văn Giang, Hưng Yên. Thắng là đại tá, Ủy
viên Ban thường vụ tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.
11.
Nguyễn Ngọc Quang, sinh năm 1967 quê Hưng Yên. Quang là đại tá, Phó cục trưởng
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04)
12.
Nguyễn Văn Mừng, sinh năm 1967, quê Ân Thi, Hưng Yên. Mừng là thiếu tướng, Cục
trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C02).
Chỉ
vì “còn đảng còn mình”, nên ông Trọng đã tạo điều kiện cho lực lượng Bộ Công an
ngày càng đông đúc, hung hãn. Ông Trọng trao cho đám kiêu binh cái quyền “tiền
trảm hậu tấu”, để nay họ quay sang tiếm quyền, khuynh loát, nắm thóp cả Ban Chấp
hành Trung ương và hệ thống chính trị từ trung ương đến 63 tỉnh thành, hòng đưa
ra yêu sách, sắp xếp nhân sự cấp cao.
Không
cần kể dông dài, nhưng mọi người đều thấy Bộ Công an đang kiểm soát gần như tất
cả các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp, mở đường cho việc Tô Lâm ngồi
vào ghế tổng bí thư.
Lần
lượt các nguyên thủ quốc gia, “ngũ trụ” triều đình như Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn
Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai đều bị đám kiêu binh “cưa ghế”, phế bỏ
quyền lực, theo đúng một kiểu quy trình. Đến thời điểm này, có thể nói, “vua”
Nguyễn Phú Trọng đã thật sự mất hết quyền lực.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/2.jpg
Ảnh:
“Hội đồng quân nhân” bao quanh Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: Báo SGGP
Chiều
ngày 1-6-2025, nhà báo Huy Đức, cây bút chính luận số 1 Việt Nam và là một KOLs
hay nhất trên mạng xã hội, người nổi tiếng trên truyền thông cả trong và ngoài
nước đã bị khởi tố, bắt giam với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 331, Bộ luật hình sự.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/3-1068x1068.jpg
Nhà
báo Huy Đức, là người vừa bị bắt, nhưng báo chí chính thống chưa đưa tin. Nguồn:
FB Huy Đức
Sắp tới, sẽ
có những cuộc thanh trừng, đàn áp khốc liệt. Các nhà hoạt động nhân quyền, những
tiếng nói phản biện, những phản ứng trong dân chúng và ngay cả trong đảng cũng
sẽ cùng chung số phận.
Kiêu
binh đang lên ngôi. Vết nhơ thời vua Lê, chúa Trịnh đã, đang và sẽ lặp lại một
lần nữa trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Buồn thay!
===============================
Việt Nam sắp có Pu-tô? | Viet Luan - Báo Việt Luận
Việt Nam sẽ ra sao nếu Tô Lâm trở thành Tổng Bí
thư? - Facebook
Việt Nam : Quanh tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn ai - RFI
Cộng Sản VN: Nịnh Pu và ác với đồng loại -
YouTube
No comments:
Post a Comment