Khất
sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt
Nam
Bài bình luận của Zachary Abuza*
2024.06.21
Mặc
dù mang lại nhiều tổn thất cho ĐCSVN nhưng Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn không làm thuyên giảm nạn tham ô, hối lộ.
Minh
họa của Amanda Weisbrod/RFA; Nguồn ảnh: AP, Adobe Stock
Vào đầu
tháng này, nhà cầm quyền Việt Nam đã ép buộc nhà sư theo trường phái tu khổ hạnh
Thích Minh Tuệ - người đã trở thành một hiện tượng trên mạng internet - từ bỏ
hành trình khất thực dọc chiều dài đất nước đã kéo dài bảy năm của mình.
Nhà cầm
quyền nhấn mạnh rằng nhà sư khất thực chân trần này – người đã thu hút hàng
ngàn người dõi theo – là một mối đe dọa đối với an toàn giao thông. Nhưng cái tội thực sự
của ông ấy là lối sống khiêm nhường, giản dị, trái ngược hoàn toàn với những vụ
bê bối tham nhũng làm rung chuyển Việt Nam gần đây.
Trong số
các vụ tai tiếng này có vụ tham ô 24 tỷ USD tại Ngân hàng Thương mại Sài gòn
(SCB). Chủ nhân của ngân hàng này đã bị kết án tử hình.
Sáu ủy
viên Bộ Chính trị - một phần ba trong số ủy viên được bầu tại Đại hội Đảng
lần thứ 13 diễn ra vào tháng 1/2021 - đã buộc phải từ chức trong khoảng thời
gian từ tháng 12/2022 đến tháng 5 năm nay. Trong số này có 2 chủ tịch nước, một phó thủ tướng, chủ tịch Quốc hội và người đứng đầu Ban bí thư, phụ trách điều hành công việc
hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Việc ông Đinh
Tiến Dũng vừa được cho thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cho thấy vị cựu Bộ
trưởng Tài chính này có khả năng sẽ trở thành ủy viên thứ 7 phải rời khỏi Bộ
Chính trị.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p2-2.jpeg/@@images/b8a56387-1657-4394-a0ef-7c3d4c5ab167.jpeg
Sư
Thích Minh Tuệ đã đi khất thực khắp Việt Nam trong nhiều năm. Nguồn ảnh: Thinh
Nguyen/Facebook
Thêm vào
đó, 20 trong tổng số 180 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã được bầu vào tháng
1/2021 (tương đương với 11%), đã bị buộc thôi việc, chưa kể đến các vị cựu bộ trưởng.
Điều
trớ trêu mà ai cũng thấy là sau tất cả các cuộc thanh lọc, trấn
áp, người đàn ông xuất hiện ở vị trí chiến thắng lại là người đã
bị quay phim khi món ăn bít tết dát vàng trị giá hàng nghìn USD tại
một nhà hàng của một đầu bếp nổi tiếng ở London sau
khi quan chức này đặt vòng hoa tại mộ của Karl Marx.
Đó đã
có thể là sự kết thúc của một sự nghiệp nhưng đối với cựu Bộ trưởng Công an Tô
Lâm, cách phòng thủ tốt nhất chính là chủ động tấn công và ông ta đã hạ bệ từng
đối thủ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả - một sự thể hiện tham vọng
cá nhân chưa từng có tiền lệ trong một hệ thống vốn tự hào về sự lãnh đạo tập
thể.
Nhưng ông
Tô Lâm, giờ đây là Chủ tịch nước, đã chỉ làm theo lệnh của ông Nguyễn Phú Trọng,
Tổng bí thư 80 tuổi của ĐCSVN – người vẫn chưa nhận bất cứ trách nhiệm nào về một
chiến dịch đã không chỉ tạo ra khủng hoảng về chính trị, gây lo sợ cho các nhà
đầu tư nước ngoài mà còn khiến cho ĐCSVN yếu hơn về mặt thể chế cũng như mất
tính chính danh trong mắt công chúng.
Ông Trọng
đã đúng khi nhận định rằng tham nhũng đe dọa tính chính danh của Đảng và ông đã
biến chiến dịch “Đốt lò” trở thành trọng tâm trong nhiệm kỳ 13 năm của mình.
Tham nhũng
– căn bệnh phổ biến
Tham nhũng
là căn bệnh phổ biến và nó đang trở nên tồi tệ hơn ở nhiều góc độ.
Đối
với các nhà đầu tư nước ngoài, tham nhũng từng có thể dự đoán được. Nhưng với số
tiền cam kết đầu tư khoảng 36 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2023 và 11 tỷ USD
trong quý I của năm 2024, mọi người đều đang muốn có phần. Tham
nhũng đang đến từ mọi hướng và ở tất cả các cấp. Nó không còn chỉ là chất
bôi trơn để thực hiện các giao dịch, mà bắt đầu trở nên hung hãn và
kìm hãm sự tăng trưởng.
Thật
khó để thấy rằng các cuộc điều tra về giới lãnh đạo cấp cao đã có hiệu
quả. Bằng nhiều hình thức, Đảng đã tạo ra một trò hề từ các cáo buộc
tham nhũng xung quanh các lãnh đạo của mình.
Cho đến
nay, tất cả sáu ủy viên Bộ Chính trị đều được “hạ cánh an toàn”, cho phép được
từ chức với cảnh cáo nhẹ và được giữ địa vị, đặc quyền, đặc lợi và tài sản.
Chưa có ai bị điều tra hình sự.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p3-1.jpeg/@@images/768be586-e3be-4881-b741-96eb192001d1.jpeg
Ông
Tô Lâm tại lễ tuyên thệ trở thành Chủ tịch nước Việt Nam trong một phiên họp của
Quốc hội vào ngày 22/5/2024. Nguồn ảnh: Dang Anh/AFP
Một vài
người đã được phục hồi một số hoạt động. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
có ảnh đang tham gia cùng với các lãnh đạo khác của Đảng viếng lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh trước một số cuộc họp quan trọng.
Xét ở
góc độ chính trị, ông Trọng đã nhả ra một thứ mà ông mất khả năng kiểm soát.
Ông đã phải đứng ngoài nhìn các chiến hữu của mình, trong đó có ứng cử viên kế
vị số một, ông Vương Đình Huệ, lần lượt bị đốn hạ.
Chiến dịch
“Đốt lò” chống tham nhũng cũng mang đến những thiệt hại lâu dài cho hình ảnh của
Đảng.
Chiến dịch
này đã phơi bày một sự thật không lấy gì làm vui vẻ. Đó là: Không chỉ có một
hay hai “con sâu” trong giới lãnh đạo cấp cao, mà tất tất cả đều dính dáng đến
tham nhũng.
Sự
thật về các nhà lãnh đạo cấp cao lần lượt được phơi bày ra trước công chúng. Những
nhà lãnh đạo này đều đã được kiểm tra, đánh giá trong quá trình thăng tiến của
mình. Mỗi người trong số họ đã trở nên giàu có nhờ tiền lại quả, khả năng tiếp
cận đất đai hoặc các cổ phần doanh nghiệp mà gia đình và bạn bè nắm giữ.
Thiếu chuyên
môn
Trong khi
ông Trọng tin rằng tính chính danh của Đảng đến từ các nỗ lực chống tham nhũng
thì trong thực tế tính chính danh lại chủ yếu đến từ việc thực hiện công việc.
Việc thanh
trừng các nhà kỹ trị có kinh nghiệm, việc bổ sung thành viên cho Bộ Chính trị với số nhân sự mất cân đối (5 trong số 18 ủy viên) từ Bộ
Công an vốn có định hướng kiểm soát cũng như sự thiếu kinh nghiệm kinh tế nói
chung, đều không làm ông Trọng bận tâm.
Đang có một
sự thiếu vắng chuyên môn kinh tế một cách đáng sợ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp
cao hiện nay của Đảng Cộng Sản. Tình hình này có thể còn tồi tệ thêm khi ông
Dũng buộc phải từ chức. Một ủy viên Bộ Chính trị mới được bổ nhiệm - ông Lê Minh Hưng - có những kinh nghiệm quản lý kinh tế
đáng kế nhưng vì đang phải phụ trách công tác nhân sự của đảng, ông này sẽ
bận rộn với công việc quan trọng này trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14.
Các cuộc
điều tra chống tham nhũng đã dẫn đến tình trạng ngưng trệ hoạt động chi tiêu
cho cơ sở hạ tầng cần thiết. Lý do là: các quan chức nhà nước cấp trung sợ bị
điều tra.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p4.jpeg/@@images/744e6f27-1950-46cd-baf0-dc8453003c1a.jpeg
Nguyên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (người ở giữa) tham dự phiên khai mạc kỳ họp Quốc
hội diễn ra tại Hà Nội ngày 22/5/2023. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP.
Mặc dù
Việt Nam vẫn có được tốc độ tăng trưởng GDP đáng ghen tị, chính phủ nước này
đang trong năm thứ hai liên tiếp không đạt được mục tiêu kinh tế đề ra. Trong
khi đó, các đối thủ trong khu vực lại đang trở nên hấp dẫn hơn.
Những xáo
trộn trong bộ máy lãnh đạo cấp cao đã tàn phá hoàn toàn lợi thế về sự ổn định
và có thể dự đoán được về chính trị - vốn là một điểm hấp hẫn của Việt Nam đối
với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhắm mục
tiêu vào một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo sẽ không làm thay đổi bản chất con người.
Tham nhũng là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam vì lương nhà nước thấp, quyền sở hữu
bất động sản không rõ ràng và đảm bảo, thái độ thao túng, khai thác, vơ vét và
đảng cầm quyền tự cho mình đứng trên pháp luật. Không có một nền báo chí tự do
và lực lượng xã hội dân sự mạnh, chính phủ Việt Nam sẽ luôn vô trách nhiệm.
Bắt giữ
người nói lên sự thật
Trường hợp
của ông Trương Huy San đã củng cố luận điểm này.
Được biết
đến nhiều hơn với với bút danh Huy Đức, nhà báo độc lập và có tầm ảnh hưởng này
đã bị bắt vào đầu tháng 6. Mặc dù đã được tiên lượng trước nhưng việc bắt giữ
ông vẫn gây không ít ngạc nhiên bởi ông có quan hệ gần gũi với nhiều lãnh đạo cấp
cao.
Những công
kích gần đây của Huy Đức về ông Tô Lâm và ông Trọng có thể là giọt nước làm
tràn ly.
Vào ngày
26/5, Huy Đức đăng một bài viết trên Facebook với tựa đề “Một đất nước không thể
phát triển dựa trên sự sợ hãi”. Bài báo phê phán việc vũ khí hóa các cuộc điều
tra chống tham nhũng đã đưa ông Lâm lên vị trí chủ tịch nước đồng thời là một ứng
cử viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư tiếp tới của ĐCSVN.
Việc bổ
nhiệm ông Lương Tam Quang - đệ tử của ông Lâm - làm Bộ trưởng Bộ
Công an, báo hiệu rằng các cuộc điều tra chống tham nhũng sẽ tiếp tục được sử dụng
để nhằm vào các đối thủ.
Hai ngày
sau đó, Huy Đức chỉ trích chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng là không hiệu
quả và phản tác dụng.
Bị truy
tố với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và “xâm phạm lợi ích của Nhà
nước” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự, Huy Đức đã đi tới một sự thật, đó là:
Không có các cải cách về pháp luật và thể chế cũng như không trao tự do cho báo
chí, sẽ không chiến dịch chống tham nhũng nào có thể thành công.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p5.jpeg/@@images/3bbf8199-73e9-41d1-8156-0fc9e880a859.jpeg
Nhà
báo Trương Huy San, hay còn được biết đến với bút danh Huy Đức, trong một chuyến
thăm Hà Nội và ngày 10/4/2021. Nguồn ảnh: AFP
Trái ngược
với việc củng cố Đảng, ông Trọng đã góp phần phi chính danh
hóa nó, phơi bày sự thối rữa trong giới lãnh đạo cấp cao, đồng thời làm chậm
lại tăng trưởng kinh tế. Ông cũng đã bóp nghẹt xã hội dân sự và báo chí độc lập - những lực lượng
cố gắng buộc giới lãnh đạo Đảng phải có trách nhiệm giải trình.
Ông Trọng
đã đổ lỗi cho tất cả mọi người, trừ bản thân mình trong khi tiếp tục định hình
Đảng Cộng Sản trong những tháng trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 14 vào đầu
năm 2026. Khi kêu gọi những người khác chịu trách nhiệm đối với những tổn hại họ
đã gây ra cho Đảng, ông cũng nên áp dụng một chuẩn mực tương tự đối với bản
thân mình.
Thay vì
thực hiện các cải cách thể chế, ông Trọng đang nhắm mục tiêu vào một nhà sư khổ
hạnh – người đã thu hút được đông đảo người dõi theo và hâm mộ chỉ đơn giản bằng
cách đứng hoàn toàn tương phản với giới lãnh đạo quốc gia – những người, bất chấp
tinh thần xã hội chủ nghĩa mà họ đã cam kết, đã không còn gắn kết với những giá
trị của mình và trở nên sa lầy trong tham nhũng.
*Zachary Abuza là
giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại
Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác
giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến
tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.
________
Xem
thêm các bài về sư Thích Minh Tuệ
Cách “xử lý” trường hợp ông Thích Minh Tuệ: Việt Nam có thể phải
đối mặt với nguy cơ gì?
Sư Thích Minh Tuệ "ẩn tu" lần hai, các khất sĩ khác mất
tích trên đường tới Gia Lai
VTV công bố phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ, dân mạng phát hiện nhiều
nghi vấn
Bộ Công an cần minh bạch tung tích của sư Thích Minh Tuệ!
Thực hư việc Ban Tôn giáo Chính phủ nói sư Minh Tuệ "tự
nguyện dừng bộ hành khất thực"
Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ
chức quốc tế bày tỏ quan ngại
Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?
Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích
Minh Tuệ?
Tu như Thích Minh Tuệ thì được lợi ích gì?
Hạnh đầu… độc của sư Thích Trúc Thái Minh
No comments:
Post a Comment