Hạn
mặn ở ĐBSCL tiếp tục nặng thêm
RFA
2024.06.04
Trong báo cáo gởi Quốc hội cho phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực
tài nguyên và môi trường vào ngày 4/6/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh
báo lượng nước ngọt về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 5 năm 2024
thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn
và mạnh hơn.
Ảnh
minh họa chụp tại Sóc Trăng trước đây.
(AFP PHOTO)
Cảnh
báo này có khác với dự báo của chuyên gia trước đây? Trong khi những ngày qua
ĐBSCL đã phải gánh chịu hạn mặn nặng nề.
Phó
Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu Đại học Cần
Thơ, khi trả lời RFA hôm 4/6/2024, cho biết:
“Con
số Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra phù hợp với dự báo của các chuyên gia trước
đây. Bởi vì trước đó, mùa mưa của năm 2023 cho thấy lượng mưa giảm sút khá nhiều
và dòng chảy trên sông Mekong cũng giảm, lúc đó các chuyên gia cũng đã dự báo rằng
mùa khô 2024 mực nước lưu lượng sông Mekong sẽ giảm một khoảng trên dưới 10 %,
nhưng có những tháng gay gắt như tháng 3, tháng 4… thì lượng giảm khá cao, giảm
nhiều so với những năm trước đó khoảng 20 %.”
Ông
Lê Anh Tuấn đánh giá việc chuẩn bị đối phó hạn mặn ở ĐBSCL năm nay:
“Tôi
thấy người nông dân ở ĐBSCL đã rút kinh nghiệm hai đợt khô hạn gay gắt vào năm
2016 và 2020, cũng là thời điểm hiện tượng El Niño quay trở lại khu vực phía
Tây biển Thái Bình Dương. Người nông dân đã thấy nguy cơ như vậy, cộng thêm những
cảnh báo của các chuyên gia và cơ quan chức năng, nên họ chủ động xuống giống vụ
đông xuân rất sớm khi mùa mưa mới chấm dứt và mực nước lũ bắt đầu giảm. Nhờ vậy
phần lớn diện tích canh tác của vụ đông xuân đã kịp thu hoạch vào khoảng tháng
hai.”
Tuy
nhiên, theo ông Lê Anh Tuấn, hạn mặn vẫn gây thiệt hại một số diện tích trồng
lúa, dù đã được cảnh báo:
“Có
một số nông dân khi nghe tin giá gạo trên thị trường đang lên, nên họ đã làm
thêm một vụ đông xuân muộn nữa, với hy vọng có gạo bán giá cao hơn… Nhưng rất
tiếc, nguồn nước không như họ mong muốn khi mặn xâm nhập sâu hơn, nên một số
nông dân bị thiệt hại. Nhưng số này không nhiều.”
Từ
tháng 3 năm 2024 đến nay, các tỉnh ĐBSCL liên tục gánh chịu nắng nóng, khô hạn,
và xâm nhập mặn. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng
này có thể tác động đến nguồn nước ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời
sống của người dân, tại các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh và
Sóc Trăng…
Một
nông dân ở tỉnh Tiền Giang không nêu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết tình
hình thực tế:
“Bây
giờ đợi ông trời cho mưa xuống thêm… chứ nước mặn mà gieo thì 15 năm chưa có
làm lúa lại được… đã nói mặn rồi là nó ngấm xuống đất… xạ rồi thì hạt giống nó
lên… nhưng lên gặp mặn là nói quéo…”
Không
chỉ trồng trọt, theo người nông dân này, hạn mặn thì gà vịt cũng nuôi không được,
trừ khi nuôi nhỏ lẻ, chứ những người nuôi trại khoảng chừng 2.000 con vịt… thì
‘nước người không có uống, nói gì cho vịt’.
Một
người đàn ông đứng trên cánh đồng khô hạn ở Bến Tre hôm 19/3/2024. AFP.
Hạn
mặn không chỉ gây thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi và ảnh hưởng đời sống người
dân, theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, hạn mặn còn gây nhiều thiệt hại
khác trong năm 2024:
“Có
thêm một số vấn đề của năm 2024 là có gia tăng hiện tượng sụp lún ở các tỉnh
ven biển như tại Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang và một số tỉnh khác… Đồng thời
cũng gia tăng hiện tượng cháy rừng ở An Giang, Kiên Giang… trong khi mấy năm
trước không có hiện tượng này nhiều, nhưng năm nay cháy rừng nặng hơn.”
Phó
Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn giải thích nguyên nhân sụt lún và cháy rừng:
“Khi
nguồn nước cung cấp cho vùng đồng bằng ít lại, thì đất trở nên co ngót, nên sụt
lún nhiều. Hoặc thiếu nước thì công tác phòng chống cháy rừng sẽ khó khăn hơn,
vì không có nguồn nước dự trữ trong rừng và rừng rất khô cộng thêm nhiệt độ cao
nên nguy cơ cháy rừng rất lớn.”
Bộ
TN&MT cho truyền thông Nhà nước biết trong những năm gần đây, do tác động của
biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu
nước thời gian qua ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có xu thế gia
tăng.
Tuy
nhiên Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, một nhà sinh thái học và là chuyên gia về
ĐBSCL, khi trả lời RFA vào tháng 3 năm 2024 lại cho rằng:
“Thực
tế tôi thấy sông Mekong năm nay không cạn kiệt, mà thọc sâu có thể là do năm
nay các tỉnh đã đóng cống ngăn mặn quá sớm và có nhiều công trình cống ngăn mặn
mới xuất hiện. Khi đóng bít hết rồi thì khi thủy triều lên, nước mặn chỉ còn
vào dòng chính, đẩy sâu vào trong đất liền, do không còn đường nào để lan tỏa.”
Còn
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thì cho rằng, bây giờ hạn mặn càng ngày càng
xuất hiện gần như là theo chu kỳ, do đó ĐBSCL nên có chiến lược điều chỉnh lại
canh tác. Tức mùa khô không nên tập trung trồng quá nhiều lúa, bởi vì cây lúa
là cây tiêu thụ nước rất nhiều. Ông Tuấn nói tiếp:
“Thứ
hai là phải có kế hoạch dự trữ nước bằng cách nạo vét các ao hồ để trữ nước, hoặc
là tậng dụng những nguồn nước vùng trũng để trữ nước, hoặc mở rộng diện tích chứa
nước ở vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Ngoài ra cũng phải có một số
chương trình đưa nước từ vùng phía trên xuống các vùng ven biển, để cấp nước
sinh hoạt cho người dân qua những đường ống. Cái này mặc dù kinh phí lớn, nhưng
về mặt lâu dài phải xác định tới cách đó, để đối phó với nguồn nước càng ngày
càng khó khăn hơn.”
Phó
Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, dự báo được tất cả các khó khăn như vậy
mới có chiến lược đối phó tốt hơn. Phải chấp nhận hy sinh, ví dụ như giảm bớt
diện tích trồng lúa để trữ nước cho cây trồng khác, hoặc có những biện pháp sử
dụng nước tiết kiệm trong sản xuất hay trong sinh hoạt.
---------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Đảo
Cồn Chim: một mô hình phát triển cho ĐBSCL?
ĐBSCL:
dự báo xâm nhập mặn khốc liệt và thực tế chuẩn bị?
Trữ
lượng cát cạn kiệt sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
Sụt
lún ĐBSCL: Chính phủ nói và làm!
Lối
thoát nào cho an ninh nguồn nước Việt Nam
No comments:
Post a Comment