Trung Quốc được lớn hay thua to ?
3/04/23
https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/28335-trung-qu-c-du-c-l-n-hay-thua-to
Giữa
Nga và các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ Trung Quốc không muốn mất lòng bên nào
rốt cuộc mất lòng cả hai. Thiệt hại rất lớn.
https://live.staticflickr.com/65535/52790966663_2f3d6e7b6b.jpg
Trung
Quốc gần như đã chiếm được thị trường Nga và còn được mua dầu khí của Nga với
giá đặc biệt rẻ.
Nhiều nhà bình luận cho rằng Trung Quốc đang ở vị trí thoải mái của một
ngư ông đắc lợi trong cuộc chiến Ukraine và họ khiến nhiều người cũng nghĩ như
thế. Đúng không ?
Nhận định này không phải không có lý do. Trong khi Liên bang Nga đang
khốn đốn vì sa lầy, Mỹ, Châu Âu và các nước dân chủ đang chật vật vì vừa phải
giúp đỡ Ukraine vừa phải tiếp đón thêm hàng triệu người tỵ nạn mới và đương đầu
với những khó khăn nội bộ do chính những biện pháp trừng phạt mà họ quyết định
đối với Nga thì Trung Quốc gần như đã chiếm được thị trường Nga và còn được mua
dầu khí của Nga với giá đặc biệt rẻ. Không những thế, Nga còn phải bắt buộc
nhìn Trung Quốc như đàn anh và chỗ dựa duy nhất. Quá đẹp để có thể đúng.
Một số nhà bình luận bị ấn tượng vì ngoại thương Nga – Trung đã gia
tăng 50% trong vòng một năm nhưng họ không lưu ý rằng kinh tế Nga rất yếu, tổng
sản lượng nội địa (GDP) của Nga, 1.450 tỷ USD, chỉ là 1,4% GDP của thế giới.
Ngoại thương của Nga lại càng yếu, chưa bằng một nửa ngoại thương của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu Nga – Trung năm 2021 chỉ là 125 tỷ USD, chưa tới 2% ngoại thương
Trung Quốc, nếu có tăng lên 50% thì cũng vẫn chưa tới 3%, nghĩa là không đáng kể.
Một cách cụ thể, theo những ước lượng thuận lợi nhất cho Trung Quốc, ngoại
thương Nga – Trung có thể đã đạt con số 190 tỷ USD năm 2022 nhưng vẫn chỉ sấp xỉ
bằng 10% xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Mỹ và Châu Âu. Số gia tăng 50 tỷ
USD, nếu đúng, cũng không thấm vào đâu so với sự sút giảm của ngoại thương
Trung Quốc với các nước khác do hậu quả của cuộc chiến Ukraine. Trong ba tháng
cuối năm 2022 Trung Quốc đã nhập siêu hơn 11 tỷ USD. Tóm lại Trung Quốc được lợi
nhỏ tại Nga nhưng thiệt hại lớn trên thế giới.
Nhức nhối hơn nhiều cho Trung Quốc là quan hệ với các nước Trung Á thuộc
Liên Xô cũ, như Tadjikistan, Kirghistan, Turmenistan, Azakhstan, Azerbaidjan,
Georgia, Amenia. Các nước này đều sống trong sự lo âu phẫn nộ đối với Nga bởi
vì những cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia năm 2008 và Ukraine năm 2014 và hiện
nay cũng rất có thể xảy ra cho họ. Các nước này đều đòi Trung Quốc phải can thiệp
để Nga rút quân và chấm dứt cuộc xâm lăng Ukraine và họ có vị thế để đòi Trung
Quốc như vậy vì họ đang là đối tượng tranh thủ của Trung Quốc trong tham vọng mở
rộng ảnh hưởng, đồng thời cũng là những chặng đường đầu tiên và quan trọng nhất
của Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc. Trung Quốc bắt buộc phải
chiều ý họ nhưng lại không thể thuyết phục Putin chấp nhận thua. Sự bối rối của
Trung Quốc có thể thấy rõ. Bắc Kinh bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết lên án Nga
xâm lược Ukraine và cho tới nay vẫn không nhìn nhận việc Nga đơn phương sáp nhập
bán đảo Crimea và bốn tỉnh phía Đông của Ukraine. Đối với Trung Quốc các vùng
này vẫn thuộc Ukraine. Giữa Nga và các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc
không muốn mất lòng bên nào rốt cuộc mất lòng cả hai. Thiệt hại rất lớn.
https://live.staticflickr.com/65535/52790910345_46097aece2.jpg
Giữa
Nga và các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc không muốn mất lòng bên
nào rốt cuộc mất lòng cả hai. Thiệt hại rất lớn.
Cuộc viếng thăm Moskva vừa qua của Tập Cận Bình được dự trù kéo dài ba
ngày, một thời gian dài một cách không bình thường, có lẽ vì Tập Cận Bình thấy
cần thời gian để cố thuyết phục Putin chấm dứt cuộc xâm lăng Ukraine. Nhưng
thuyết phục như thế nào ? Đó là điều Tập không thể làm được bởi vì đối với
Putin thua trận gần như đồng nghĩa với mất cả quyền lực lẫn tính mạng. Putin chỉ
có thể yêu cầu Tập Cận Bình giúp đỡ để nếu không chiến thắng thì cũng không đến
nỗi thảm bại nhưng đó là điều mà Tập Cận Bình không thể làm nếu không muốn gây
phẫn nộ cho các nước Trung Á và chính thức khai tử Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường.
Điều tối đa mà Tập có thể làm là thôi ép buộc Nga phải bán dầu cho Trung Quốc với
giá rẻ đổi lại với việc Putin rút quân khỏi Ukraine, nhưng đối với Putin đó chỉ
là đòi đổi một quả trứng lấy một con gà. Kết quả là cuộc gập gỡ chỉ kéo dài hai
ngày thay vì ba ngày, Tập Cận Bình ra về từ sáng sớm hôm thứ tư 22 tháng 3. Một
thú nhận thất bại.
Chưa hết. Để khỏi phải chấp nhận thất bại ra về tay không, Tập Cận Bình
đã phải trả một giá đắt khác. Hai bên Nga - Trung đã ra tuyên bố chung gượng gạo
xác nhận tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước và đồng thuận về một trật
tự thế giới mới mà hai bên sẽ cùng nhau phấn đấu để lập ra dù không
nói rõ là trật tự nào. Nhưng có những trường hợp mà không nói cũng là đã nói. Cả
thế giới đều hiểu ngay Nga và Trung Quốc muốn gì. Cả hai đều là những đế quốc
và trật tự thế giới mới đó chỉ có thể là trật tự đế quốc, theo
đó kẻ yếu phải phục tùng kẻ mạnh, nước nhỏ phải phục tùng nước lớn, nếu muốn được
yên thân, kẻ mạnh muốn gì cũng được. Như Nga đem quân đánh Ukraine vì Ukraine
muốn dân chủ, như Việt Nam trước đây phải triều cống Trung Quốc, như Trung Quốc
có thể đơn phương tuyên bố Đường Chín Đoạn tự coi Biển Đông là thuộc về mình. Cả
Nga và Trung Quốc phủ nhận "trật tự cũ" được xác nhận trong Hiến
chương Liên Hiệp Quốc theo đó mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, đều
có những quyền căn bản như nhau, đều bình đẳng trước công pháp quốc tế, đều phải
được đảm bảo chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Vô tình Trung Quốc đã thách thức
thế giới. Khuynh hướng tẩy chay Trung Quốc sẽ chỉ mạnh lên, điều mà Tập Cận
Bình chắc chắn không muốn.
https://live.staticflickr.com/65535/52790520081_a9a26e0d7a.jpg
Trật
tự thế giới mới mà Tập Cận Bình và Vladimir Putin muốn chỉ có thể là trật tự đế
quốc, theo đó kẻ yếu phải phục tùng kẻ mạnh, nước nhỏ phải phục tùng nước lớn,
nếu muốn được yên thân, kẻ mạnh muốn gì cũng được.
Cũng trong cố gắng gỡ rối, Tập Cận Bình và Putin đã phạm một sai lầm
khác. Một khái niệm mới vừa được họ khai sinh, đó là khái niệm khối "Phía
Nam nói chung" (Global South) gồm các nước nghèo bất luận ở Nam
hay Bắc bán cầu, khác biệt với các nước giầu, tương tự như Phương Đông khác biệt
với Phương Tây. Nga và Trung Quốc muốn tranh thủ khối các nước nghèo để đương đầu
với khối các nước dân chủ phát triển, đứng đầu là Mỹ.
Với khái niệm Global South này Tập Cận Bình muốn tranh
thủ sự ủng hộ của các nước nghèo tại Châu Phi và Châu Mỹ Latin nhưng đây chỉ là
một sáng kiến vớ vẩn khác sau Sáng kiến Vành Đai và Con Đường. Các nước nghèo cần
sự hợp tác của các nước phát triển chứ không cần các quan thầy độc tài, nhất là
những chế độ độc tài bế tắc. Trung Quốc của Tập Cận Bình qua Sáng Kiến Vành Đai
và Con Đường đã chỉ kéo họ vào bẫy nợ, sau khi bị thiệt hại nặng và kéo chính
mình vào bẫy nợ. Vả lại Trung Quốc lúc này không còn khả năng nào để giúp các
nước nghèo, bằng cớ là Trung Quốc đã không cứu nguy được ngay cả những nước mà
họ đã tranh thủ được sau những tốn kém rất lớn như Sri Lanka, Lào và Pakistan.
Vậy phải hiểu thế nào về những sáng kiến của Tập Cận Bình trong cuộc
chiến Ukraine ? Câu trả lời là một kẻ sa lầy càng quậy càng sa lầy nhanh hơn.
Nguyễn Gia Kiểng
(03/04/2023
No comments:
Post a Comment