Trung
Quốc có chèn ép Việt Nam sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ?
Hải Lê
21/04/2023
Ông Blinken chưa về đến Washington, vì còn phải ghé
qua Nhật dự Hội nghị G7, nhưng từ Hà Nội đã có tin, Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm
vận hành thí điểm khu du lịch Thác Bản Giốc.
https://gdb.voanews.com/9BF8CB59-063F-4FB4-81C7-40EC432B3108_w1023_r1_s.jpg
Một cuộc biểu tình ở Hà Nội phản đối
đường lưỡi bò của Trung Quốc. Hình minh hoạ.
Có phải tại vì những dự án cấp tốc này cần được triển khai sớm, hay vì
một lý do kinh tế hay chính trị nào đấy, hoặc vì lý do cấp thiết hơn là do
Trung Quốc đang ép Việt Nam phải “để dành” các dự án trên cho Bắc Kinh, mà
không được ưu tiên cho các đối tác nào khác? Nhưng tại sao Trung Quốc lại chèn
ép Việt Nam vào lúc này? Giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng khi biết rằng, đằng
nào thì cũng không ngăn cản được sự tiến triển tất yếu của bang giao Việt – Mỹ,
nay Trung Quốc chèn ép tiếp Việt Nam bằng một số đòi hỏi về kinh tế?
Vận hành khu du lịch Thác Bản Giốc.
Để trả lời câu hỏi trên đây, nên tìm hiểu ngọn ngành của các dự án từng
bị tai tiếng ngay từ trước khi đưa ra công luận. Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới
Việt – Trung nên có 2 tên. Nếu nhìn từ chân thác thì có phần thác bên trái (gọi
là thác phụ) và phần bên phải (gọi là thác chính). Thác phụ và một nửa thác
chính bên tay trái thuộc về chủ quyền Việt Nam. Nửa còn lại bên phải của thác
chính thuộc về Trung Quốc. Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước,
thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam, còn thác chính được hai nước Việt
Nam và Trung Quốc cùng khai thác. Nay Trung Quốc dường như sẵn
sàng khai thác nốt cả phần thác phụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc từ lâu là đề tài tranh
luận. Tranh chấp với Trung Quốc về Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974 – 1975
nhưng lên cao điểm vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979. Khu vực Bản Giốc
và cửa sông Ka Long là những khu vực rất nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời.
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước, là hai thác nước
nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trước đây,
các khu vực này đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều vòng đàm phán của Ủy ban
Liên hợp Phân giới cắm mốc Việt – Trung nhưng chưa giải quyết được. Tại hai khu
vực này đã từng xảy ra tranh chấp phức tạp và kéo dài. Từng có nhiều dư luận
cho rằng chính phủ Việt Nam đã “bán đất cho Trung Quốc”. Những tố cáo này đã viện
dẫn các tư liệu lịch sử, thậm
chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 1970 để
khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.
Ngày
18/4, Hội thảo “Triển khai vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc – Đức
Thiên” đã diễn ra do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ
chức. Báo “Quốc Tế” loan tin trong cùng ngày và dẫn phát biểu của Thứ
trưởng Thường trực BNG Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng, vừa
thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai lân bang, vừa thúc đẩy hợp tác biên
giới. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh thì hoạt động vừa nêu thuộc
khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Bảo vệ & Khai thác Tài nguyên Du lịch thác Bản
Giốc – Đức Thiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là hiệp định đầu tiên về hợp
tác du lịch xuyên biên giới giữa hai phía.
Nhưng từ thời điểm đầu năm 2008, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ở
Pháp, trong một trả lời phỏng vấn Đài RFA, khẳng định Hà Nội đã bị mất phân nửa
thác Bản Giốc, mà trước đây nằm
sâu trong lãnh thổ Việt Nam ít nhất hai cây số. Còn theo ông Nguyễn
Minh Vũ, hội thảo vừa qua nhằm tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn để đưa vào vận
hành thí điểm “Khu cảnh quan thác Bản Giốc” trong năm 2023. Việc đưa dự án này
vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp
Cao Bằng phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế,
thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa các địa phương biên giới. Nhưng liệu rồi đây,
có ai dám đảm bảo rằng, nếu để Trung Quốc quản lý chúng cả phần trên lãnh thổ
Việt Nam thì tỉnh Cao Bằng có cách nào để bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia?
Đường sắt đô thị Hà Đông – Xuân Mai
Báo mạng “Nhân Dân” – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam – vừa
loan tin về cuộc gặp được gọi là “chào xã giao” giữa đại sứ Trung quốc tại Việt
Nam, Hùng Ba, với lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rằng,
dựa trên nền tảng quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”
và chính sách mở cửa trở lại của Bắc Kinh sau đại dịch COVID-19, thành phố Hà Nội
tin thời điểm này là thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể
với các địa phương Trung Quốc. Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu ra một số đề xuất cụ
thể để
có thể triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Đông – Xuân Mai.
Người tinh ý phải đặt ngay câu hỏi, tuyến Hà Đông – Cát Linh có chiều
dài 13,5 km, được khởi công từ tháng 10/2011. Đây chính là tuyến đường sắt được
xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc. Tuyến đường sắt này được phê duyệt
năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD).
Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là hơn 13.800 tỷ đồng (669,62 triệu USD). Sau
8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, dự án này bị xem là “biểu tượng trễ hẹn và đội vốn”.
Qua 5 đời Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, lỗ 160 tỷ trong năm đầu hoạt động. Dự
án đội vốn hơn 205%. Đến giữa năm 2021, Bộ Tài chính Việt Nam phải ứng tiền từ
quỹ tích lũy để trả nợ gốc khoản vay từ Trung Quốc. Nếu bây giờ phía
Trung Quốc tiếp tục triển khai dự án đường sắt Hà Đông – Xuân Mai dựa trên
“kinh nghiệm dự án Hà Đông – Cát Linh” thì còn gì mỉa mai hơn? Trong
khi Đại sứ Trung Quốc vẫn cho rằng, đấy là biểu trưng của tình hữu nghị Việt –
Trung. Thật ra, đấy là cái vòng kim cô để Trung Quốc khống chế, tạo ra vấn nạn
kinh tế không những chỉ cho lãnh đạo Hà Nội, mà còn cho toàn thể nhân dân Việt
Nam, là những
người phải nai lưng ra đóng thuế để trả giá cho cái tình hữu nghị viển vông ấy.
Điều lãnh đạo Việt Nam sợ nhất trong vụ đường sắt Cát Linh là Trung Quốc
có thể cho công khai những khoản hối lộ khổng lồ dẫn đến vỡ tiến độ dự án. Theo
TS. Lê Dăng Doanh, Trung Quốc là “bậc thầy đút lót” bằng tiền tươi thóc thật để
doanh nghiệp của họ được thắng thầu trong nhiều dự án. Theo ý kiến của nhiều
chuyên gia khác, việc thắng thầu ở những dự án khác của các doanh nghiệp Trung
Quốc cũng đều như vậy cả. Nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết, Trung Quốc
sẵn sàng “lại quả” tối thiểu 30% bằng “tiền tươi”. Thử làm con tính đơn giản, mức
thấp nhất, 30% của gần 700 triệu USD nói trên sẽ liên luỵ đến bao nhiêu “lãnh đạo
nguồn” suốt trong ngần ấy thời gian. Quá
nguy hiểm, nếu như không giữ được ghế cho các đồng chí “phe mình” chưa bị lộ
còn “nằm trong nhiều đống rơm”!
Công ty Yongjin Metal đầu tư 125 triệu USD
Ngày
17/4 mới đây, trong khi Gang Thép Thái Nguyên vừa báo cáo thua lỗ, thì
Công ty Yongjin Metal của Trung Quốc lại thông báo sẽ đầu tư tiếp 125
triệu USD để xây dựng một nhà máy thép mới tại Việt Nam. Nhà
máy mới sẽ có công suất 260.000 tấn/năm. Hiện Yongjin Metal đã có một nhà máy tại
Việt Nam và bắt đầu hoạt động sản xuất từ tháng tư năm ngoái. Sản phẩm của nhà
máy này là thép không gỉ được xuất sang các thị trường EU, Bắc Mỹ và Đông Nam
Á. Còn nhà máy sắp đầu tư sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa Việt Nam.
Được biết, Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Tisco) báo cáo lỗ 19 tỷ đồng
trong quý 1 năm 2023. Báo cáo tài chính của công ty này cho thấy doanh thu thuần
trong quý một giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo báo cáo, hàng tồn
kho trong quý 1/2023 của Tisco tăng 21% so với thời điểm đầu năm; như
vậy hàng tồn kho đang chiếm hơn 73% tài sản ngắn hạn của Gang Thép Thái Nguyên.
Chỉ điểm sơ qua ba dự án mà phía Trung Quốc vừa được “bật đèn xanh”,
các chuyên gia kinh tế đều giật mình. Phía Việt Nam nói là “mong muốn Trung Quốc
vào các dự án” này, nhưng đằng sau hậu trường ai cũng biết là Trung Quốc đã
“lobby” lãnh đạo các cấp, từ trung ương xuốn địa phương để giành giật các dự án
ấy về mình như thế nào.
No comments:
Post a Comment