Tham
nhũng ở VN bất trị vì pháp luật bất minh
Tham nhũng ở VN bất trị vì pháp luật bất minh.
30 năm xây dựng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" là 30 năm bỏ
phí.
Về việc "xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa", đề cập từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, kết thúc vào năm 2020,
tình hình đến nay coi bộ "ngày càng thêm rối".
Điều cần làm sáng tỏ, trước khi bàn đến
"pháp quyền" và "nhà nước pháp quyền". "Nhà nước xã hội
chủ nghĩa" là gì ?
Nhà nước, theo quan điểm
cộng sản, là "một tố chức đặc biệt của quyền lực chính trị trong xã hội có
giai cấp, là công cụ chuyên chính giai cấp, với các chức năng quản lí xã hội đặc
biệt, nhà nước vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, vừa duy trì trật tự
xã hội và phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng".
Tóm lại, nhà nước
"là một bộ máy quyền lực do giai cấp thống trị lập ra để duy trì việc thống
trị về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… đối với toàn bộ xã hội".
Cũng theo quan điểm cộng sản: Nhà nước xã hội
chủ nghĩa ra đời là kết quả cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới,
là công cụ thực hiện nền chuyên chính và bảo vệ lợi ích giai cấp công nhân và
nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một bộ máy thống trị của đa số
với thiểu số."
Nếu hiểu "nhà nước" một cách
"trung thực", dưới ánh sáng trí tuệ của đảng cộng sản VN, thì
"nhà nước" này không liên quan gì tới ý nghĩa "Etat-State-Nhà nước"
(hay Quốc gia, nói theo VNCH).
Sai lầm thứ nhứt cho người
Việt hôm nay khi sử dụng cụm từ "nhà nước pháp quyền", là chưa xác định
được "nhà nước" ở đây là "nhà nước" gì ? (Nhà nước theo định
nghĩa quốc tế công pháp hay theo định nghĩa của đảng CSVN).
Pháp quyền là gì ?
"Pháp" là gì và "quyền" là gì ?
Từ ngữ "pháp quyền" này một số học
giả VN nói là có nguồn gốc từ ông Hồ, "trăm điều phải có thần linh pháp
quyền". Chữ "pháp quyền" ở đây có nghĩa là
"juridiction" (tiếng Pháp), tức "quyền xét xử”.
Trên thực tế thì từ này VN "chôm" của
một học giả người Hoa. Ông này dịch chữ "droit" thành ra "pháp
quyền"; “droit bourgeois” trở thành “zichan faquan, tư sản pháp quyền“.
Trong trường hợp cụm từ "droit
bourgeois", ông học giả người Hoa dịch đúng. Chữ "droit" tiếng
Pháp ở đây tương đồng với chữ "right" của Anh. Tư sản pháp quyền là "quyền (hiến định
hay pháp định) của người tư sản".
Vấn đề là chữ "droit" trong tiếng
Pháp còn có nghĩa là "luật", như "Faculté de droit - Luật khoa đại
học đường" chớ không phải “quyền khoa đại học đường”. "Droit" ở
đây tương đương với "law" trong tiếng Anh.
Vậy từ "pháp quyền" của VN hiện nay
mang ý nghĩa nào ?
Chưa có một công trình nghiên cứu nào công bố
cho thấy ý nghĩa cụ thể của “pháp quyền”.
Trong khi “nhà nước xã hội chủ nghĩa” chỉ là một
“giai đoạn”:
"Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước
đặc biệt, nhà nước kiểu mới, nó tự tiêu vong sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử
và nhường chỗ cho hình thức tố chức và quản lí xã hội cao hơn – xã hội tự quản
lý".
Câu hỏi đặt ra, đơn thuần
lý thuyết, là “Nhà nước xã hội chủ nghĩa VN” bao giờ sẽ tự tiêu vong ?
Tình trạng tham nhũng, thối nát từ trên xuống
dưới của cán bộ đảng viên ta thấy rằng đã đến thời điểm để kết liễu “nhà nước
xã hội chủ nghĩa VN”.
VN không cần một xã hội “tự quản lý. VN cần một
“xã hội trọng luật”.
Sai lầm thứ hai của người hiện nay sử dụng từ
"pháp quyền" là không xác định được chữ "quyền" là
"right-droit" hay "law-droit" ?
Ngoài ra chữ "quyền" còn có thêm hai
nghĩa khác, một là "pouvoir-power" quyền lực và hai là "quyền biến".
Tóm lại, "nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa" là gì ?
Mỗi người VN sử dụng cụm từ “nhà nước pháp quyền”
và “pháp quyền” hiểu theo cái cách của mình. Vấn đề là cái cách hiểu này hoàn
toàn không liên quan với ý nghĩa đặt ra của đảng cộng sản VN.
Vài thập niên nay đảng
CSVN đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Việc xây dựng “nhà nước pháp quyền” là sự
"củng cố sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước".
Một đảng với tư tưởng Mác Lê nin đã lỗi thời,
bị lịch sử quăng vào thùng rác. Với toàn bộ đảng viên là “những con sâu”. Theo
tôi, nếu chiến dịch “đốt lò” có mục tiêu "củng cố sự lãnh đạo của đảng đối
với nhà nước". Công trình của ông Trọng sẽ trở thành việc củng cố quyền lực
cho đám sâu bọ thành người.
Không cách nào giải quyết được tham nhũng
trong chế độ đảng trị. Đảng là “một nồi sâu” thì đảng viên không là sâu lớn thì
cũng là sâu nhỏ.
Pháp trị hóa nhà nước và
dân chủ hóa chế độ là con đường duy nhứt để VN có thể phát triển bền vững, để
người VN được tự do, ấm no và hạnh phúc.
.
cụm
từ "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" có thể dịch sang tiếng Pháp
là "Etat de Droit Socialiste". Ta biết rằng "the Rule of
Law" được các học giả VN dịch thành "pháp quyền". Trên nền tảng
này bà con ai có thể dịch cụm từ này sang tiếng Mỹ hay không ? "the
State of the Socialist Rule of Law - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa"
?
Theo dõi
Làm
sao để người trong đảng không còn tham nhũng nữa ? Đơn giản thôi không phải đốt
lò làm gì cho tốn củi. Hãy từ bỏ độc quyền và quyền tự cho mình lãnh đạo đất nước
này. Nhưng nói ra là thành phản động ngay và sẽ bị đốt lò ngay lập tức. Vậy hóa
ra đốt lò bản chất là củng cố kéo dài quyền lực bằng trò du ngủ dân ngu si
ko hiểu chính trị ư ha ha
No comments:
Post a Comment