SẮC
PHONG VIỆT NAM ĐƯỢC MANG BÁN ĐẤU GIÁ BÊN TRUNG QUỐC
PHẦN 1: SẮC PHONG TRIỀU NGUYỄN.
Sắc phong là văn bản của nhà Vua ban để phong
chức tước cho quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp
hạng cho các vị thần, thành hoàng được xây dựng trong các đình, làng thuộc xã
người Việt.
Trong các loại sắc phong thì sắc phong thần được
coi là quan trọng nhất.
Sắc phong
thần : là đạo sắc phong được nhà Vua ban ra để
phong tặng, xếp hạng, công nhận các vị thần linh, thành hoàng … được thờ tự tại
các ngôi đình, đền, miếu. Đây là tài sản chung của cả làng, cả xã nên thường được
lưu giữ tại đình đền . Xưa kia sắc phong có ý nghĩa to lớn với làng xã về mặt
tinh thần và tâm linh vì thế được toàn dân giữ gìn cẩn thận coi như bảo vật.
Sắc phong cuốn trong một ống quyển, ổng quyến ấy
lại được đặt trong một hòm sắc để ở nơi cao nhất của ngôi đình.
Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, làng mở hội, sắc được
các chức sắc mở ra phơi trong bóng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực
tiếp.
Mặt khác giấy làm sắc được làm bằng loại giấy
đặc biệt được triều đình đặt do họ Lại ở làng Nghĩa Đô làm với những công đoạn
cực kỳ công phu và cẩn thận vì thế sắc có độ bền cao nếu bảo quản tốt hàng trăm
năm còn như mới.
Nếu chẳng may sắc phong thần bị hỏng thì cả
làng phải chịu tội. Vì thế nếu có bị thất lạc rách hỏng sắc phong do thiên tai,
giặc giã chức sắc của làng phải trình bẩm để xin lại phó bản để thờ.
Tiếc thay, trải qua những biến động của lịch sử
qua thời kỳ chiến tranh, đình làng bị phá hủy mà những sắc phong thần ấy cũng
phần nhiều đã hóa thành cát bụi.
Sau này khi di tích hồi sinh, người ta mới để
ý đến giá trị của những sắc phong thì sinh ra nạn trộm cắp ở các di tích của
làng quê, sắc phong một lần nữa bị lũ đạo tặc cả gan lấy trộm rồi bán với giả rẻ
mạt cho những con buôn và một phần đã tuồn ra nước ngoài. Những đạo sắc phong
thiêng liêng ấy được dân làng bao năm gì giữ trở thành những món đồ mua qua bán
lại như vật phẩm tầm thường
Thực xót xa và cám cảnh nạn cổ vật chảy máu mà
chính người Việt là thủ phạm chính, những kẻ gọi là mà người cũng đã từng được
sinh ra ở làng.
Nay gom góp lại một số bức được rao bán đấu
giá trên trang Công Ty đấu giá Thượng Hải Dương Minh ở Thượng Hải- Trung Quốc.
Đang chú ý trong số sắc phong ấy có loạt sắc
phong của đền Dị Nậu- huyện Tam Nông- Tình Phú Thọ. Ngôi đền Quốc Tế đã từng nổi
tiếng với ngôi đền giữ nhiều đạo sắc phong có giá trị nhất tỉnh Phú Thọ.
Vào tháng 5/2021 kẻ gian đã đột nhập vào ngôi
đến dùng xà beng cậy két để lấy đi 40 đạo sắc phong là báu vật của làng Dị Nậu.
Trải qua không biết bao thời gian tìm kiếm, gần
hai năm sau vô tình thấy sắc đã bên Tàu, dân Tàu đang trả giá để mua. Thực
không biết nói gì còn trong lòng đau đớn xót xa.
Trang đấu giá :
HC 12.04.2023
CÁC SẮC PHONG :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=171410829142812&set=pcb.171413089142586
https://www.facebook.com/photo?fbid=171410825809479&set=pcb.171413089142586
https://www.facebook.com/photo?fbid=171410822476146&set=pcb.171413089142586
https://www.facebook.com/photo?fbid=171410882476140&set=pcb.171413089142586
https://www.facebook.com/photo?fbid=171410885809473&set=pcb.171413089142586
https://www.facebook.com/photo/?fbid=171410899142805&set=pcb.171413089142586
https://www.facebook.com/photo/?fbid=171410975809464&set=pcb.171413089142586
.
====================================
https://www.facebook.com/groups/623669691496437/posts/1185772358619498
Vừa rồi Bác Trần Đức Nguyên có chia sẻ link một
trang web Trung Quốc đang rao bán các sắc phong, tài liệu cổ của Việt Nam. Em đọc
mà thấy đau lòng quá ạ! Nay em tổng hợp bảng thống kê các sắc phong thần có địa
chỉ làng xã ở trên trang web này. Các Bác xem làng mình có Sắc nào bị thất lạc
không ạ!
http://www.yangmingauction.com/searchresult.html...
1. Cảnh Hưng 1740
2. Thiệu Trị 1844 xã Thọ Lộc, huyện Thư Trì
3. Thiệu Trị 1846 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông
4. Tự Đức 1850 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông
5. Tự Đức 1853 xã Từ Đường, huyện Vĩnh Lại, tỉnh
Hải Dương
6. Tự Đức 1880 xã Tuy Lai, huyện Chương Đức, đạo
Mỹ Đức
7. Đồng Khánh 1887 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông,
tỉnh Hưng Hóa
8. Thành Thái 1889 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông,
tỉnh Hưng Hóa
9. Duy Tân 1909 xã Tế Xuyên, huyện Đông Ngàn,
tỉnh Bắc Ninh
10. Khải Định 1924 xã Phú ích, huyện Nam
Xương, tỉnh Hà Nam
11. Khải Định 1924 xã An Đông Bình, huyện Năng
An, tỉnh Hải Dương.
12. Khải Định 1924 xã An Đông Bình huyện Năng
An, tỉnh Hải Dương.
13. Vĩnh Tộ 1626
14. Cảnh Hưng 1740
15. Cảnh Hưng 1783
16. Thiệu Trị 1846 xã Mã Não, huyện Kim Bảng.
17. Thiệu Trị 1846 xã Bạch Xá, huyện Duy Tiên.
18. Tự Đức 1850 xã Bạch Xá, huyện Duy Tiên.
19. Tự Đức 1853 xã Khúc Mai, huyện Đông Quan,
tỉnh Nam Định
20. Đồng Khánh 1887 xã Bạch Xá, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nội
21. Khải Định 1924 Bạch Xá, xã Bạch Xá, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nội
22. Tự Đức 1854 ở xã Dị Nậu, huyện Tam Nông
23. Tự Đức 1880 thôn An Đông xã Nhữ Xá, huyện
Đường An, tỉnh Hải Dương.
24. Thành Thái 1889 xã Đào Đặng, huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên.
25. Duy Tân 1909 thôn Hàn, xã Hiển Môn, huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định
26. Duy Tân 1911 thôn Bạch xá, xã Bạch Xá, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nội.
27. Khải Định 1924 thôn Bạch xá, xã Bạch Xá,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nội.
28. Khải Định 1917 thôn Bạch xá, xã Bạch Xá,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nội.
29. Khải Định 1924 thôn Bạch xá, xã Bạch Xá,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nội.
30. Khải Định 1924 thôn Bạch xá, xã Bạch Xá,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nội.
31. Cảnh Hưng 1740
32. Cảnh Hưng 1783
33. Cảnh Thịnh 1793
34. Thiệu Trị 1844 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông.
35. Thiệu Trị 1846 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông.
36. Thiệu Trị 1846 xã Thận Vi, huyện Thanh Trì
37. Tự Đức 1850 xã Đa Chất, huyện Phú Xuyên.
38. Tự Đức 1853 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông
39. Tự Đức 1853 thôn thượng xã Đường Xuyên,
huyện Phú Xuyên.
40. Tự Đức 1857 xã Mạc Bàn, huyện Nam Xương.
41. Tự Đức 1880 xã xã Mạc Bàn, huyện Nam
Xương, tỉnh Hà Nội.
42. Thành Thái 1889 xã Chương Lộc, huyện Thượng
Phúc, tỉnh Hà Nội.
43. Đồng Khánh 1887 Thôn Thượng, xã Thường
Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội.
44. Duy Tân 1909 Thôn Thượng, xã Thường Xuyên,
huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội.
45. Khải Định 1924 xã Thường Xuyên Thượng, huyện
Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông.
46. Khải Định 1917 sắc bị rách ko rõ địa chỉ
47. Khải Định 1924 xã Thuận Vi, huyện Thư Trì,
tỉnh Thái Bình
48. Duy Tân 1911 sắc bị rách
49. Cảnh Hưng 1740
50. Thiệu Trị 1844 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất
51. Thiệu Trị 1844 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất
52. Tự Đức 1850 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất.
53. Tự Đức 1880 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất,
tỉnh Sơn Tây
54. Đồng Khánh 1887 xã Hữu Bằng, huyện Thạch
Thất, tỉnh Sơn Tây
55. Khải Định 1924 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất,
tỉnh Sơn Tây.
56. Khải Định 1924 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất,
tỉnh Sơn Tây.
57. Khải Định 1924 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất,
tỉnh Sơn Tây.
58. Thiệu Trị 1846 thôn Thượng, xã Hoàn Dương,
huyện Phú Xuyên.
59. Tự Đức 1880 thôn Thượng, xã Hoàn Dương,
huyện Phú Xuyên.
60. Đồng Khánh 1887 xã Mã Não, huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nội
61. 1889 xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Hưng
Hóa.
62. 1909 xã Hoàn Dương, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam..
63. 1924 xã Liêu Thượng, phủ An Khánh, tỉnh Ninh
Bình
64. Phúc Thái tam niên 1645
65. Dương Đức tam niên 1647
66. Chính Hòa tứ niên 1683
67. Cảnh Hưng nguyên niên 1740
68. Cảnh Hưng nhị thập bát niên 1767
69. 1880 xã Tô Xuyên, huyện Phụ Dực, tỉnh Nam
Định
70. Cảnh Hưng Nguyên Niên 1740
71. Cảnh Hưng nhị thập bát niên 1767.
72. Đồng Khánh 1887 xã Hoàn Dương, huyện Phú
Xuyên, tỉnh Hà Nội
73. Khải Định 1821 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất
74. Thiệu Trị 1844 xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất
75. Duy Tân 1909 thôn Khả,xã Hà Phái, huyện
Duyên Hà, tỉnh Thái Bình.
76. Duy Tân 1909 4 xã Mỹ Khôi, Văn Khôi, Khôi
Sơn, Vân Khôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
77. Khải Định 1924 xã Vĩnh Trụ, huyện Nam
Xương, tỉnh Hà Nam.
78. Vĩnh Khánh 1730
79. Cảnh Hưng 1767
80. Quang Trung 1789
81. Tự Đức 1858 xã Tình Lam, huyện Yên Sơn.
82. Duy Tân 1909 xã Xuy Xá, huyện An/Yên Đức,
tỉnh Hà Đông.
83. Duy Tân 1909 thôn Nhị, xã Diên Trường, huyện
vụ Bản, tỉnh Nam Định.
84. Duy Tân 1913 thôn Hạ, xã Điện Bàn, huyện
Nam Xương, tỉnh Hà Nam.
85. Khải Định 1917 điếm Đông Lân, thôn Đông,
xã Phù Tải, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
86. Khải Định 1924 thôn Khả, xã Hạ Phái, huyện
Diên Hà, tỉnh Thái Bình.
87. Cảnh Hưng 1767, 1783 sắc rách
88. Thiệu Trị 1846 xã Đồng Thủy, huyện Nam
Xương.
89. 2 sắc 1853-1924 châu Địch Vi, huyện Đan
Phượng
90. Đồng Khánh 1887 thôn Đại Táo, xã Tình Lam,
huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây.
91. 2 sắc 1909-1924 thôn Thị, xã Sơn Nga, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nội.
92. Khải Định 1924 xã Mỹ Đô, huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam.
93. Khải Định 1924 xã Mai Trang, huyện Quỳnh
Khôi, tỉnh Thái Bình.
94. Thiệu Trị 1844 xã Đồng Lư, huyện Yên Sơn.
95. Tự Đức 1880 xã Đồng Lư, huyện Yên Sơn, tỉnh
Sơn Tây.
96. Đồng Khánh 1887 thôn Đình Tràng, xã Phương
Đình, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Nội.
97. Khải Định 1924 xã Cấn Xá, phủ Quốc Oai, tỉnh
Sơn Tây.
98. Khải Định 1917 thôn Văn Nội, phủ Lý Nhân,
tỉnh Hà nam.
YANGMINGAUCTION.COM
越南-搜索结果-上海阳明拍卖有限公司-中国纸币,老股票与债券,文献史实
上海阳明拍卖有限公司成立于2014年春。上海阳明是经上海市工商局、上海市商务委员会批准成立的。上海阳明秉承浙东先贤王阳明先生“知行合一”的理念,以诚信为本,坚持公开、公平、公正及诚实信用的基本原则,依托雄.....
.
=========================================
https://www.facebook.com/groups/623669691496437/posts/1185851751944892
Trong tổng
số 100 sắc phong em thống kê trên trang web Trung Quốc đang giao bán sắc phong
của ta thì :
1. Thời Lê
Trung Hưng có 17 sắc phong
Sắc phong sớm nhất niên hiệu Vĩnh Tộ (1626)
Niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1787) có 12 sắc
phong
Các niên hiệu có 1 sắc phong: Phúc Thái
(1645), Dương Đức (1647), Chính Hòa (1683), Vĩnh Khánh(1730)
2. Thời Tây
Sơn có 2 sắc phong:
1 sắc niên hiệu Quang Trung (1789), 1 sắc niên
hiệu Cảnh Thịnh (1793)
3. Thời
Nguyễn có số lượng sắc phong đông đảo nhất với 81 sắc phong trong đó
- Niên hiệu Thiệu Trị: 13 sắc
-Niên hiệu Tự Đức : 19 sắc
-Niên hiệu Đồng Khánh: 8 sắc
- Niên hiệu Thành Thái: 4 sắc
- Niên hiệu Duy Tân: 12 sắc
- Niên hiệu Khải Định: 25 sắc
v Các làng
xã có số sắc phong mất nhiều nhất
Ø Bạch Xá, Duy Tiên, Hà Nội : 15 sắc
Ø Hữu Bằng, Thạch Thất, Sơn Tây: 10 sắc
Ø Dị Nậu, Tam Nông, Hưng Hóa: 9 sắc
Ø Hoàn Dương, Phú Xuyên, Hà Nội : 3 sắc
No comments:
Post a Comment