Quan
hệ Nga - Trung : Liên minh quân sự để bắt đầu một “kỷ nguyên mới”
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 18/04/2023 - 15:05
Chuyến thăm Nga của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc
Lý Thượng Phúc từ ngày 16 đến ngày 19/04/2023 đang thu hút sự quan tâm chú
ý của phương Tây, trong bối cảnh các đồng minh của Ukraina đang nỗ lực ngăn chặn
Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Matxcơva trong cuộc chiến tranh tại Ukraina.
Bộ trưởng Quốc Phòng
Trung Quốc Lý Thượng Phúc (T) trao đổi với tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và
đồng nhiệm Nga Sergei Shoigu tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 13/04/2023. AP
- Pavel Bednyakov
Khi cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina được Kremlin phát động, vì những
tính toán lợi ích riêng, Trung Quốc luôn tỏ thái độ mập mờ, vừa không muốn làm
tổn hại đến quan hệ với các đối tác thương mại phương Tây, đồng thời vẫn duy
trì hợp tác chặt chẽ với láng giềng Nga. Thời gian gần đây, trục chống Mỹ
Matxcơva - Bắc Kinh hình thành ngày càng rõ nét hơn, đặc biệt với chuyến thăm
Nga của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mà trong đó lãnh đạo hai nước đã nhất
trí tuyên bố quan hệ Nga - Trung đang bước vào « kỷ nguyên mới ».
Chỉ vài tuần sau chuyến thăm Matxcơva của chủ tịch Tập Cận Bình, bộ
trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Lý Thượng Phúc, dành chuyến công du nước ngoài đầu
tiên kể từ khi nhậm chức đến Nga. Theo như ông giải thích, đó là nhằm nhấn mạnh
« tính chất đặc biệt và tầm quan trọng chiến lược của quan hệ song
phương ».
Tại Matxcơva, lãnh đạo Quốc Phòng Trung Quốc đã nhấn
mạnh « Nga và Trung Quốc gắn kết với nhau bằng mối quan hệ bền chặt
vượt qua các mối liên minh quân sự - chính trị thời Chiến Tranh Lạnh ».
Những tuyên bố của ông Lý Thượng Phúc, như « Trung Quốc sẵn
sàng làm việc với Nga » để tăng cường trao đổi thông tin chiến lược giữa
quân đội hai bên và « đem đến những đóng góp mới cho việc duy trì và ổn
định thế giới và khu vực » ... đã cho thấy tầm chiến lược rộng lớn
trong quan hệ quân sự hai bên. Như để nhấn thêm tầm quan trọng của chuyến đi, tổng
thống Nga đã đích thân tiếp của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc. Tại cuộc gặp,
ông Putin đã ca ngợi sự hợp tác quân sự giữa hai nước và khẳng định sẽ tiếp tục
hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự và tổ chức các cuộc tập trận chung giữa
quân đội hai nước.
Giữa chuyến thăm Matxcơva của ông Lý Thượng Phúc, hai nước đã tổ chức
cuộc tập trận chung quy mô lớn tại Thái Bình Dương, huy động hơn 25.000 quân,
167 tàu chiến, 12 tàu ngầm và 89 máy bay các loại. Tổng thống Putin khẳng
định với lãnh đạo Quốc Phòng Trung Quốc rằng, mặc dù hiện tại đang phải tập
trung quân đội ưu tiên cho chiến dịch tại Ukraina, nhưng Nga không bỏ rơi khu vực
Thái Bình Dương, khu vực trọng điểm trong chiến lược của Hoa Kỳ trong cuộc cạnh
tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung. Các nhà quan sát nhận thấy Nga chung vai sát
cánh với Trung Quốc trên Thái Bình Dương như là một đối tác chiến lược, sẵn
sàng giúp Bắc Kinh không bị lẻ loi một mình chống chọi với Hoa Kỳ và các đồng
minh của họ.
Trên thực tế, quân đội Nga - Trung từ năm 2018 vẫn thường xuyên tổ chức
các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, đặc biệt là cuộc tập trận Vostok năm
2018. Từ đó đến giờ, hoạt động hợp tác quân sự như vậy không ngừng phát triển về
tần suất cũng như quy mô, trong đó phải kể đến cuộc tập trận Zapad hồi tháng
08/2021. Sau đó đến tháng 05/2022, tức là 3 tháng sau khi nổ ra cuộc chiến
tranh Ukraina, hai nước đã tổ chức các cuộc tuần tra chung trên không và trên
biển ở các vùng biển Nhật Bản và Biển Đông, giữa lúc tại Tokyo diễn ra cuộc
họp thượng đỉnh Bộ Tứ (Quad).
Tuy nhiên, đó là những hoạt động hợp tác quân sự diễn ra đều ở rất xa
khu vực nóng Ukraina. Điều mà các nước phương Tây lo ngại nhất hiện nay là quan
hệ quốc phòng « bền chặt » Nga - Trung sẽ dẫn tới việc
Bắc Kinh hỗ trợ quân sự Matxcơva trong cuộc chiến tranh tại Ukraina. Tại Hội
nghị An ninh Munich tháng 02/2023, Hoa Kỳ đã cảnh báo khả năng Trung Quốc cung
cấp vũ khí cho Nga. Mặc dù Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ, nhưng giới quan sát vẫn
chú ý rất sát mọi động thái có liên quan đến sự hậu thuẫn quân sự của Trung Quốc. Trong
khi đó, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, trong chuyến thăm Bắc
Kinh hồi đầu tháng 04, và mới nhất là ngoại trưởng các nước G7 họp tại Tokyo từ
đầu tuần này, đã đưa ra những cảnh cáo răn đe với Trung Quốc về chủ đề này.
Những năm qua, Matxcơva và Bắc Kinh liên tục tăng cường hợp tác trên tất
cả các lĩnh vực. Mối quan hệ « không giới hạn » như
xác nhận của ông Tập Cận Bình, ngày tiến xa hơn từ khi xung đột Nga - Ukraina
bùng phát hồi tháng 2/2022, nhất là khi hai nước tìm được động cơ chung :
thiết lập lại trật tự thế giới mới không có sự thống trị của Hoa Kỳ.
-----------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
G7
lên án tham vọng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông
Bộ
trưởng Quốc Phòng Trung Quốc công du Nga thắt chặt quan hệ quân sự song phương
No comments:
Post a Comment