Project
88: Việt Nam dùng luật làm vũ khí bỏ tù các nhà hoạt động môi trường
RFA
2023.04.21
Tổ chức Dự
án 88 chuyên cổ xúy cho nhân quyền, tự do ngôn luận tại Việt Nam vào ngày 21/4
công bố phúc trình về biện pháp của Chính phủ Hà Nội sử dụng
luật làm vũ khí kết án những nhà hoạt động môi trường.
Bà Nguỵ Thị Khanh. goldmanprize.org
Phúc trình dài 88 trang có tên “Weaponizing
the law to prosecute the Vietnam Four” (tạm dịch “Vũ khí hóa luật để truy tố bốn
người”). Đó là bốn nhà hoạt động về tình trạng biến đổi khí hậu được xem như
“hàng đầu” tại Việt Nam: luật gia Đặng Đình Bách, nhà hoạt động môi trường Ngụy
Thị Khanh, nhà báo Mai Phan Lợi và ông Bạch Hùng Dương.
Bốn người này hoạt động nhằm thúc giục Chính
phủ Việt Nam thực thi cam kết đối với chính sách phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính xuống mức zero vào năm 2050. Đây là điều kiện tiên quyết cho thỏa thuận
chuyển đổi năng lượng trị giá 15 tỷ đô la giữa nhóm các nước G7 với Việt Nam.
Tuy nhiên cả bốn bị Chính phủ Hà Nội dùng luật
hình sự để truy tố và bỏ tù họ với cáo buộc trốn thuế.
Dự án 88 trong thông cáo báo chí nhân công bố
phúc trình vừa nêu lặp lại kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay cho bốn nhà hoạt
động bị giam cầm một cách tùy tiện; đồng thời nhóm các nước G7 cần đặt điều
kiện chỉ tài trợ cho công tác chuyển đổi năng lượng của Hà Nội khi không còn bắt
giữ thêm nhà hoạt động nào nữa.
Đại diện của Dự án 88, ông Ben Swanton, nêu rõ
trong thông cáo rằng: “Thật là một sự sỉ nhục khi nhóm các nước G7 ký thỏa
thuận 15 tỷ USD cho Việt Nam chuyển đổi năng lượng mà không có những yêu cầu về
nhân quyền cụ thể.”
Dự án 88 xem xét gần 90 án tù tuyên cho những
cá nhân khác với tội danh tương tự “trốn thuế” trong thời gian từ năm 2017 đến
năm 2022. Và tổ chức này kết luận biện pháp kết tội đối với bốn nhà hoạt động
như vừa nêu cho thấy tình trạng đàn áp các tiếng nói đối lập tại Việt Nam không
hề thuyên giảm mà tăng lên.
Phúc trình của Dự án 88 kết thúc với kiến nghị
cộng đồng quốc tế bảo vệ bốn nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, Ngụy Thị
Khanh, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương; và những nhóm hoạt động xã hội dân sự
khác tại Việt Nam. Ngoài ra cần có điều tra độc lập đối với biện pháp truy tố đối
với bốn người, điều tra vai trò của Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong hoạt động
này.
---------------
Tin, bài liên quan
TIN VIỆT NAM
HRW:
Việt Nam muốn chặn tài trợ quốc tế đến các tổ chức xã hội dân sự
TNLT
Đặng Đình Bách kêu gọi Nhà nước Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự
Các
tổ chức quốc tế kêu gọi G7 áp lực Việt Nam trả tự do cho luật sư Đặng Đình Bách
Human
Rights Watch: Chính sách đàn áp của Việt Nam lan đến những nhóm phi chính phủ
Giám
đốc tổ chức xã hội dân sự Đặng Đình Bách tuyệt thực trong trại giam để đòi công
lý
No comments:
Post a Comment