Nhân quyền Úc-Việt: Các
vụ tù chính trị, cấm xuất nhập cảnh và tự do tôn giáo 'đều rất khó'
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng
Việt
24 tháng 4 2023, 17:10 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65370727
Đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Úc lần thứ 18
đang diễn ra từ 24-25/4/2023. Đây là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu
50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1ECE/production/_129468870_gettyimages-1241558799.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong (trái) bắt tay với người đồng cấp Việt
Nam Bùi Thanh Sơn tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội vào ngày 27/6/2022.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt vào ngày khai
mạc phiên đối thoại, ông Phil
Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á, Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền (HRW) nói:
"Mặc dù
việc hai bên thảo luận về nhân quyền là rất hữu ích, nhưng tôi kỳ vọng rất ít rằng
nó sẽ đạt được bất kỳ tiến bộ cụ thể nào.
"Lý do
là vì Việt Nam biết rằng Australia sẽ không nỗ lực đưa các vấn đề nhân quyền
vào các cuộc thảo luận quy mô lớn hơn về quan hệ ngoại giao giữa hai bên."
Năm 2022, Úc trở thành đối tác thương mại lớn
thứ bảy của Việt Nam, trong khi Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn thứ mười
của Úc.
Quan chức chính phủ hàng đầu hai nước đã gặp gỡ
nhiều lần vào tháng 11 năm ngoái, hứa hẹn sẽ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên tầm
đối tác chiến lược toàn diện.
Gia đình kêu gọi VN trả
tự do cho ông Châu Văn Khảm nhân chuyến thăm của Toàn quyền Úc
HRW trách Mỹ 've vãn VN
nhưng chỉ nói suông về nhân quyền' khi Ngoại trưởng Blinken thăm Hà Nội
Năng lượng VN 2023:
Điện than đang thoái trào hay bùng nổ?
Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã lưu ý rằng phía Úc
không đề cập chút nào tới vấn đề nhân quyền đang ngày càng tồi tệ ở Việt Nam
trong các cuộc gặp gỡ này.
BBC đã liên hệ với trưởng đại diện phái đoàn
đàm phán về nhân quyền của Úc để hỏi bình luận của họ về vấn đề này, nhưng được
hồi âm là 'đang xem xét'.
BBC cũng liên hệ với gia đình công dân Úc Châu Văn Khâm,
người đang thụ án tù 12 năm tại Việt Nam với tội danh "khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân", nhưng chưa nhận được phản hồi.
.
Thiếu cơ chế giám sát và trừng phạt
Ông Phil Robertson nói với BBC rằng vấn đề cơ
bản nằm ở chỗ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) chỉ giới hạn nói về quyền
con người trong dạng đối thoại như thế này, theo kiểu như tích vào các ô để sau
đó nói rằng 'tôi đã thảo luận những vấn đề này rồi', mà chẳng cần theo dõi
chúng sẽ được thực hiện ra sao.
"Công bằng mà nói, Việt Nam cũng là một
nước khó nhằn, họ sẽ không sẵn sàng nhượng bộ về các vấn đề nhân quyền,"
ông Robertson nói thêm.
Để các đối thoại như vậy đạt kết quả thiết thực
hơn, theo ông Phil Robertson, Úc sẽ phải đưa ra một loạt các tiêu chuẩn nhân
quyền để Việt Nam đáp ứng, cùng với các mốc thời gian và cơ chế theo dõi, cũng
như hậu quả đối với mối quan hệ hai nước nếu Hà Nội không đáp ứng được các tiêu
chuẩn đó.
"Nhưng cho đến nay, không có dấu hiệu nào
cho thấy Úc sẵn sàng thực hiện cách tiếp cận như vậy hoặc đi xa đến mức đó để bảo
vệ nhân quyền, và đó là điều đáng tiếc," ông Phil Robertson nói.
Về trường hợp ông Châu Văn Khâm, ông Phil
Robertson nhìn nhận rằng chính phủ Úc cần quyết liệt, công khai rằng không thể
có 'hợp tác như bình thường' trong mối quan hệ song phương với Việt Nam nếu ông
Khâm không được trả tự do và trở về với gia đình ở Australia.
"Đó phải là một điểm cốt lõi, không thể
thương lượng mà các nhà ngoại giao Úc cần nhấn mạnh.
"Thay vào đó, những gì chúng ta thấy là về
cơ bản, Việt Nam đã xúc phạm Toàn quyền Úc Hurley khi ông đến thăm Hà Nội vào đầu
tháng này khi họ yêu cầu ông ngăn chặn công dân Úc thực hiện quyền yêu cầu cải
cách ở Việt Nam.
"Mỗi khi Úc từ chối nói bất cứ điều gì
công khai về các hành vi vi phạm nhân quyền, điều đó một lần nữa chứng minh lý
do tại sao Canberra rất dễ bị tổn thương bởi chính sách 'ngoại giao con tin' của
các quốc gia độc tài, cho dù đó là Myanmar, Iran hay Việt Nam. Bởi vậy, không
biết lúc nào ông Châu Văn Khảm có thể được thả."
Trong bối cảnh các đối thoại nhân quyền giữa
Việt Nam với Mỹ, Úc và Eu vẫn diễn ra hàng năm, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục bắt
và kết án thêm các nhà hoạt động, thậm chí ngay trước thềm các chuyến thăm ngoại
giao cấp nhà nước của các cường quốc tới Hà Nội. Ông
Phil Robertson nói:
"Vấn đề
cơ bản là các cuộc đối thoại nhân quyền này được tổ chức tách biệt với các khía
cạnh khác của mối quan hệ song phương giữa các chính phủ Úc với Việt Nam.
"Úc, EU
và Hoa Kỳ hành động như thể họ lo lắng rằng việc cho phép thảo luận về nhân quyền
tại các diễn đàn khác với Việt Nam bằng cách nào đó sẽ làm xấu đi mối quan hệ
giữa họ với nước này, và đó là một tín hiệu cho Hà Nội rằng những cuộc đối thoại
nhân quyền này có thể được nhân nhượng, sau đó những gì thảo luận sẽ được bỏ
qua."
.
Ba khuyến nghị về nhân quyền
Trước sự kiện đối thoại nhân quyền lần thứ 18,
Human Right Watch đã gửi báo cáo tới chính phủ Úc, khuyến nghị ba vấn đề chính
cần đặt lên bàn nghị sự lần này.
Việc giam giữ các tù nhân chính trị
HRW tiếp tục chỉ ra các điều khoản mơ hồ trong
Bộ luật Hình sự mà chính phủ VN thường xuyên sử dụng để truy tố và bỏ tù các
nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Bao gồm:
·
Hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân (điều 109)
·
Phá hoại chính sách đoàn
kết (điều 116)
·
Làm, tàng trữ, phát tán,
tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước. Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (điều 117)
·
Tuyên truyền chống nhà nước
(điều 88 bộ luật hình sự 1999)
·
Phá rối an ninh (điều
118)
·
Lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân (điều 331)
·
Gây rối trật tự công cộng
(điều 318)
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11ABC/production/_109608327_vietnam.jpg
Việt Nam bỏ
tù công dân Úc Châu Văn Khảm (trái) với án tù 12 năm
Chỉ
riêng trong năm 2022, Việt Nam đã kết tội và kết án tù ít
nhất 35 người bất đồng chính kiến hoặc chỉ vì họ tham gia các nhóm tôn
giáo độc lập.
Nhà hoạt động Phạm Thanh
Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn
Tìm hiểu câu chuyện
linh mục Công giáo VN 'tham gia bộ máy chính quyền'
HRW trách Mỹ 've vãn VN
nhưng chỉ nói suông về nhân quyền' khi Ngoại trưởng Blinken thăm Hà Nội
Năm 2022 cũng là thời điểm chính phủ Việt Nam
tăng cường đàn áp các nhà hoạt động NGO, bỏ tù bốn nhà hoạt động môi trường gồm
Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hồng Dương, Ngụy Thị Khanh về tội trốn thuế.
Đầu năm
2023, Việt Nam đã kết án nhà hoạt động Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng,
nhà báo công dân Nguyễn Thái Hưng, đồng thời đang tạm giữ ít nhất 18
người khác trước khi xét xử với các cáo buộc có động cơ chính trị.
Việt Nam hiện
đang giam giữ hơn 160 người vì thực hiện ôn hòa các quyền dân
sự và chính trị cơ bản của họ.
HRW khuyến nghị Úc nên
công khai và riêng tư kêu gọi chính phủ Việt Nam:
·
Trả tự do ngay lập tức
cho tất cả các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ vì thực hiện các
quyền dân sự và chính trị cơ bản của họ.
·
Sửa đổi hoặc bãi bỏ các
điều 109, 116, 117, 118 và 331 của Bộ luật Hình sự phù hợp với nghĩa vụ của Việt
Nam theo ICCPR.
·
Sửa đổi hoặc bãi bỏ các
điều 74 và 173 của bộ luật tố tụng hình sự và cho phép bất kỳ ai bị cáo buộc vi
phạm, kể cả tội phạm an ninh quốc gia, được tiếp cận ngay với tư vấn pháp lý
khi bị bắt.
.
Việc cấm xuất cảnh và tự do đi lại trong nước
HRW nêu ra các trường hợp chính quyền Việt Nam
quản thúc vô thời hạn các nhà hoạt động, sách nhiễu họ nơi công cộng và cấm họ
xuất ngoại. Ngoài ra, còn danh sách dài cấm công dân VN xuất cảnh, hoặc cấm
người gốc Việt nhập cảnh thăm thân, vì lý do an ninh, theo quan điểm của Bộ
Công an, là vấn đề khá nổi cộng trong quan hệ giữa chính quyền VN và các nước
Phương Tây và EU.
Những nhà hoạt động thường xuyên bị công an
'chìm' theo dõi, 'canh' tại nhà, không cho họ đi biểu tình, tham dự các phiên
xét xử, gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài và tham dự các sự kiện nhân quyền
khác, theo HRW.
·
3/2022: các nhân viên an ninh
đã ngăn cản tám người ủng hộ dân chủ tham dự một sự kiện ở Hà Nội để ủng hộ Ukraine
sau cuộc xâm lược của Nga.
·
8/2022: công an đã cấm luật sư
nhân quyền Võ An Đôn và gia đình rời Việt Nam sang Hoa Kỳ với lý do an ninh quốc
gia.
·
10/2022: công an đã cấm Linh mục
Trương Hoàng Vũ của Dòng Chúa Cứu Thế rời Việt Nam sang Hoa Kỳ, lấy lý do là trật
tự an toàn xã hội.
·
2/2023: công an quản thúc vợ chồng
nhà thơ Hoàng Hưng, không cho họ dự lễ kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979 giữa
Việt Nam và Trung Quốc.
HRW khuyến nghị Úc nên
công khai và riêng tư kêu gọi chính phủ Việt Nam:
·
Ngay lập tức chấm dứt những
hạn chế tùy tiện đối với quyền tự do đi lại, quản thúc tại gia, giam giữ tùy tiện,
quấy rối, giám sát và cấm đi lại trong nước và quốc tế,
·
Bãi bỏ hoặc sửa đổi điều
14(2) và điều 15(4) của Hiến pháp cho phép hạn chế quyền con người vì lý do an
ninh quốc gia vượt quá những gì được phép theo luật nhân quyền quốc tế.
·
Bãi bỏ hoặc sửa đổi các
quy định của Luật Xuất nhập cảnh cho phép các cơ quan có thẩm quyền tùy tiện cấm
công dân Việt Nam ra nước ngoài hoặc về Việt Nam trên cơ sở các điều khoản an
ninh quốc gia được xác định một cách mơ hồ.
Việc đàn áp quyền tự do thực hành tín ngưỡng, tôn
giáo
Tính
đến tháng 9/2021, Việt Nam thừa nhận rằng họ chưa chính thức công nhận khoảng
140 nhóm tôn giáo với khoảng một triệu tín đồ, theo
HRW.
HRW nêu ra các dẫn chứng của việc phủ Việt Nam
hạn chế hoạt động tôn giáo 'không đăng ký' qua hệ thống của nhà nước. Chính quyền
dán nhãn Tin Lành Đề Ga, Công giáo Hà Mòn, Pháp Luân Công và một số nhóm tôn
giáo khác là tà đạo ("tà đạo") và sách nhiễu những người thực hành
các tín ngưỡng đó.
Các nhóm tôn giáo độc lập phải đối mặt với sự
giám sát, quấy rối và đe dọa liên tục, giam giữ, thẩm vấn, tra tấn và bỏ tù.
HRW khuyến nghị Úc nên
công khai và riêng tư kêu gọi chính phủ Việt Nam:
·
Cho phép các tổ chức tôn
giáo độc lập được tự do sinh hoạt tôn giáo và tự quản lý.
·
Chấm dứt sự sách nhiễu của
chính quyền, đối với tín đồ của các tôn giáo độc lập; trả tự do cho bất kỳ ai
hiện đang bị giam giữ vì thực hiện ôn hòa các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng,
biểu đạt, và lập hội.
·
Cho phép các quan sát
viên bên ngoài, bao gồm các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính
phủ và các nhà ngoại giao nước ngoài, được tiếp cận không bị cản trở và không
có người đi cùng đến Tây Nguyên, đặc biệt bao gồm các xã và làng có người Thượng
và các nhóm yếu thế khác sinh sống. Đảm bảo không có sự trừng phạt hoặc trả đũa
đối với bất kỳ ai nói chuyện hoặc giao tiếp với những người quan sát bên ngoài
như vậy.
DANH SÁCH TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ
Tên
Tội danh
Án tù
Trần Huỳnh
Duy Thức
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
theo điều 79 BLHS
16 năm
Trần Anh
Kim
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
theo điều 79 BLHS
13 năm
Huỳnh
Trương Ca
Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông
tin, tài liệu, sản phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN theo điều 117 BLHS
5 năm
Trương Văn
Dũng
Tuyên truyền chống Nhà nước CNHXCNVN theo điều
88 BLHS; Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 BLHS
6 năm
Trương Hữu
Lộc
Phá rối an ninh theo điều 118 BLHS
8 năm
Lê Mạnh Hà
Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông
tin, tài liệu, sản phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN theo điều 117 BLHS
8 năm
Trần Thị
Xuân
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
theo điều 79 BLHS
9 năm
Đinh Văn Hải
Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông
tin, tài liệu, sản phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN theo điều 117 BLHS
5 năm
Trang 1/7
Nguồn:
Human Rights Watch
===================================
TIN LIÊN
QUAN
Gia đình kêu gọi VN trả
tự do cho ông Châu Văn Khảm nhân chuyến thăm của Toàn quyền Úc
6 tháng 4 năm 2023
.
Nhà hoạt động Phạm Thanh
Nghiên kể về hành trình sang Mỹ tỵ nạn
18 tháng 4 năm 2023
.
Ngoại trưởng Blinken
thăm VN: HRW trách Mỹ 've vãn Hà Nội nhưng chỉ nói suông về nhân quyền'
13 tháng 4 năm 2023
No comments:
Post a Comment