Nga: Bị tù giam, đầu
độc hay trục xuất? Cái giá phải trả cho việc chống lại Putin
Vitaly Shevchenko
BBC Monitoring
2 tháng 4 2023, 13:38 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn05825q2rdo
Tổng thống Vladimir Putin hầu như không bị thách thức
trong nền cai trị của mình tại Nga. Nhiều tiếng nói chỉ trích ông ta đã bị trục
xuất, trong khi các nhân vật đối lập khác bị bỏ tù, hoặc một số trường hợp bị
giết chết.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7cad/live/fe8020a0-d11d-11ed-be2e-754a65c11505.png
Những nhân vật chỉ trích hoặc đối lập với Tổng thống Putin thường bị trừng
phạt, hoặc tệ hơn thế
Trước khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn
diện nhằm vào Ukraine vào tháng 02/2022, hơn hai thập kỷ triệt tiêu những tiếng
nói bất đồng dường như đã đánh bại hoàn toàn phe đối lập tại Nga.
Vào thời điểm Putin lên nắm quyền, ông ta đã
buộc những nhà tài phiệt quyền lực của nước Nga tuân theo mệnh lệnh của mình,
đây vốn là giới rất giàu có, và mang những tham vọng chính trị.
Mikhail
Khodorkovsky, từng là người đứng đầu của tập đoàn dầu mỏ khổng
lồ Yukos, bị bắt năm 2003 và bị tuyên án 10 năm tù giam vì tội trốn thuế và biển
thủ sau khi tài trợ cho các đảng đối lập. Sau khi được thả, ông ấy đã rời khỏi
nước Nga.
Boris
Berezovsky, một nhà tài phiệt khác giúp Putin lên nắm
quyền, sau đó cũng đối chọi với Putin và cuối cùng chết tại Anh vào năm 2013
sau khi bị trục xuất, theo thông tin là do tự sát.
Tất cả các hãng truyền thông chính tại Nga dần
dần bị nhà nước kiểm soát hoặc phải tuân theo mệnh lệnh từ Điện Kremlin.
Alexei
Navalny
Một nhân vật đối lập nổi bật nhất tại Nga hiện
nay là Alexei Navalny, người đã cáo buộc ông Putin bỏ tù nhằm triệt
hạ hàng trăm ngàn người phản kháng trong một cuộc chiến "tội phạm, đàn
áp".
Vào tháng 08/2020, Navalny đã bị đầu độc bằng
Novichok, một chất độc thần kinh chỉ quân đội mới sở hữu, khi ông ấy trên đường
đi đến Siberia. Ông ấy suýt mất mạng vì vụ tấn công này và sau đó phải bay đến
Đức để chữa trị.
Tổ chức Ân xá Quốc tế tước danh
hiệu 'tù nhân lương tâm' của Alexei Navalny
Alexei Navalny: Hàng nghìn
người biểu tình khắp nước Nga bất chấp lệnh cấm
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/896f/live/43f92960-d11e-11ed-be2e-754a65c11505.png
Vào tháng
05/2022, Alexei Navalny đã kháng cáo bất thành đối với mức án tù giam 9 năm
Khi Alexei Navalny trở về Nga vào tháng
01/2021, ông ấy đã giúp những người thuộc phe đối lập lên tinh thần chỉ trong một
khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ngay lập tức sau đó bị bỏ tù vì tội biển thủ
và khinh miệt tòa án. Hiện chính trị gia đối lập này đang thụ án chín năm tù
giam, và trở thành nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar
năm nay.
Vào những năm 2010, ông Navalny tích cực tham
gia vào các cuộc tuần hành phản đối chính phủ quy mô lớn và quỹ phi chính phủ
chống tham nhũng mang tên Anti-Corruption Foundation (FBK) của ông đã vạch trần
nhiều vụ tham nhũng, trang web của FBK cũng thu hút hàng triệu lượt xem. Vào
năm 2021, quỹ này được Nga xem là cực đoan, bất hợp pháp và Navalny liên tục
bác bỏ các cáo buộc và cho rằng chúng đều mang động cơ chính trị.
Nhiều nhân vật hợp tác với Nalvany chịu áp lực
từ các cơ quan an ninh Nga, một số đã rời khỏi Nga, bao gồm người từng đứng đầu
FBK Ivan Zhdanov, cựu luật sư của FBK Lyubov Sobol và
hầu như, nếu không phải là tất cả, những người đứng đầu trong mạng lưới văn
phòng mở rộng của Navalny trên khắp nước Nga.
Cánh tay phải đắc lực của Nalvany là Leonid
Volkov cũng rời Nga sau khi có vụ án rửa tiền được nhắm vào ông ta vào
năm 2019.
.
Phản chiến
Một nhân vật chỉ trích Putin quan trọng khác,
hiện đang bị tù giam là Ilya Yashin, người đã chỉ trích kịch liệt cuộc chiến tranh của
Nga nhằm vào Ukraine. Trong buổi livestream trên YouTube vào tháng 04/2022, ông
ấy đã kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào những tội ác chiến tranh có thể do
phía Nga gây nên và gọi Tổng thống Putin
là "một tên đồ tể tồi tệ nhất trong cuộc chiến này".
Buổi livestream đó đã mang đến mức án tù giam
8,5 năm với tội vi phạm pháp luật vì cố tình reo rắc tin giả liên quan đến quân
đội Nga. Luật này đã được Quốc hội Nga thông qua không lâu sau khi Nga xâm lược
Ukraine vào ngày 24/02/2022.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6ce1/live/697bab90-d11e-11ed-be2e-754a65c11505.png
Ilya Yashin bị bắt vào tháng 06/2022 sau khi ông ấy lên án những
cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga tại thị trấn Bucha ở Ukraine
Yashin tham gia chính trường từ năm 2000 khi
17 tuổi, cũng là thời điểm Putin lên nắm quyền.
Vào năm 2017, sau những năm hoạt động phản
kháng, Yashin đã được bầu làm người đứng đầu hội đồng quận Krasnoselsky ở
Moscow, nơi ông ấy tiếp tục cất tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.
Vào năm 2019, ông Yashin đã bị hơn một tháng
tù giam vì tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình chống lại sự loại trừ những
ứng viên độc lập và mang tư tưởng đối lập của chính quyền trong các cuộc bầu cử
hội đồng thành phố Moscow.
Nhà báo và nhà hoạt động từng học tại Đại học
Cambridge, Vladimir
Kara-Murza đã hai lần là nạn nhân trong các vụ đầu độc bí mật
khiến ông ấy bị hôn mê, vào năm 2015 và sau đó là năm 2017. Ông ta đã bị bắt
vào tháng 04/2022 theo sau sự chỉ trích nhằm vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga,
và bị cáo buộc chia sẻ "tin giả" về quân đội Nga, sắp xếp các hoạt động
của một "tổ chức trái phép" và bội phản. Luật sư của ông ấy cho biết
thân chủ của mình đang đối mặt với mức án 25 tù giam nếu bị kết tội.
Vladimir Kara-Murza là tác giả của rất nhiều
bài báo chỉ trích ông Putin ở những hãng truyền thông lớn của Nga và Phương
Tây, và vào năm 2011, ông ấy đã đi đầu trong các nỗ lực của phe đối lập nhằm đảm
bảo việc thực thi các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào những kẻ vi phạm
nhân quyền tại Nga.
Các lệnh trừng phạt được nhiều quốc gia Phương
Tây áp dụng được biết đến là đạo luật Magnitsky, sau khi "người thổi
còi" là luật sư Sergei Magnitsky, đã chết trong nhà tù của Nga
vào năm 2009 sau khi bị giới chức đưa ra cáo buộc về tội gian lận.
.
Tranh đấu vì dân chủ
Kara-Murza là phó chủ tịch Open Russia, một nhóm ủng hộ dân chủ hàng đầu tại
Nga, được cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, người đã rời khỏi Nga, thành lập.
Nhóm này bị Nga tuyên bố chính thức là "trái phép" và cuối cùng phải
đóng cửa vào năm 2021. Người đứng đầu Open Russia, Andrei Pivovarov,
đang thụ án bốn năm tù giam, sau khi bị kết tội có liên quan đến tổ chức
"trái phép" này.
Kara-Murza có thể phải đối mặt với án tù giam
lâu hơn nhưng ít ra là ông ấy còn giữ được mạng sống, không giống như người bạn
thân và cũng là một lãnh đạo đối lập với Putin, Boris Nemtsov.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ddfd/live/8f046f50-d11e-11ed-be2e-754a65c11505.png
Boris Nemtsov bị một điệp viên có liên quan đến một đội ám sát
chính trị, tiến hành theo dõi trong gần một năm trước khi bị bắn chết tại cầu
Bolshoi Moskvoretsky vào ngày 27/02/2015
Trước kỷ nguyên quyền lực của Putin, ông
Nemtsov là thống đốc vùng Nizhny Novgorod, bộ trưởng năng lượng và sau đó là
phó thủ tướng, ông ấy cũng được bầu vào Quốc hội Nga. Sau đó ông ấy trở thành một
tiếng nói đối lập với Điện Kremlin, và đăng tải một số báo cáo có nội dung chỉ
trích Vladimir Putin và lãnh đạo nhiều cuộc tuần hành phản đối nhà lãnh đạo
Nga.
Vào ngày 27/02/2015, Nemtsov đã bị bắn bốn
phát đạn khi đi qua cây cầu bên ngoài Điện Kremlin, vài giờ sau khi kêu gọi sự ủng
hộ đối với một cuộc tuần hành chống lại cuộc xâm lược đầu tiên của Nga nhằm vào
Ukraine vào năm 2014.
Bốn người đàn ông gốc Chechnya bị cáo buộc đã
gây nên cái chết của Nemtsov, nhưng không rõ ai và với lý do gì đã ra lệnh giết
ông ta. Bảy năm sau cái chết của Nemtsov, một cuộc điều tra cho thấy bằng chứng
rằng những tháng trước khi xảy ra vụ việc, Nemtsov đã bị một điệp viên chính phủ
Nga theo dõi, người có liên quan đến một đội ám sát bí mật.
Những nhân vật đối lập hàng đầu này chỉ là một
vài người bị nhắm đến tại Nga vì bày tỏ tiếng nói phản kháng.
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm
lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào năm 2022,
các hãng truyền thông độc lập của Nga đã phải ra khỏi đất nước, như các trang
tin Meduza và Novaya Gazeta, và kênh TV
Rain. Những cơ quan khác như đài phát thanh Ekho Moskvy phải
đóng cửa.
Rất nhiều các nhà bình luận bị buộc phải rời
khỏi đất nước, như nhà báo dày dặn kinh nghiệm Alexander Nevzorov,
người bị Nga dán nhãn là "điệp viên nước ngoài" và bị tuyên án tám
năm tù giam trong phiên xử vắng mặt vì đã reo rắc "sự giả mạo" nhằm
vào quân đội Nga.
Nhưng không cần phải có hàng triệu khán giả mới
bị nhắm đến. Hồi tháng 03/2023, Dmitry Ivanov, một sinh viên toán học,
người điều hành một kênh Telegram phản chiến, đã bị kết án 8,5 năm tù giam -
cùng vì đã reo rắc "sự giả mạo" nhằm vào quân đội Nga.
Trong khi đó, người cha Alexei
Moskalev cũng bị kết án hai năm tù giam vì tội bất đồng chính kiến
trên mạng xã hội sau một cuộc điều tra liên quan đến bức tranh phản chiến của
cô con gái 13 tuổi ở trường học.
Vladimir Putin đã mất hơn hai thập niên để đảm
bảo không có đối thủ đáng gờm nào có thể tự do thách thức quyền lực của mình. Nếu
đó là kế hoạch của ông ta, thì giờ đã phát huy tác dụng.
Nga: Bé gái bị tách
khỏi cha vì vẽ tranh phản chiến
Số phận của Putin gắn
liền với cuộc chiến của Nga ở Ukraine ra sao?
No comments:
Post a Comment