Mất sách ở Viện Hán
Nôm: Có cổ vật liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa
BBC News Tiếng Việt
13 tháng 4, 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c80rn05zllyo
121 quyển sách cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm được
xem là kho báu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đã bị phát hiện mất cắp vào giữa
tháng Ba. Trong khi hàng trăm quyển khác hư hỏng không thể phục hồi.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a58b/live/02223d90-d9e5-11ed-985e-f3049d8cc016.jpg
Việt
âm thi tập, bản in năm
1729 là một trong 121 quyển sách quý bị mất
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện,
nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết những cuốn sách đã mất
là các cổ vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, và đều có tuổi
đời từ một trăm năm tuổi trở lên.
Đây là vụ mất sách với số lượng lớn chưa từng
xảy ra tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong 53 năm qua, kể từ ngày thành lập.
Vụ việc đã gây sự bức xúc lớn trong giới sử học
vì di sản Hán Nôm là những tài liệu không thể thay thế được như 'Việt âm thi tập',
bản in năm 1729, hay 'Hoàng Việt địa dư chí' có liên quan đến chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát
Hán' của các vua nhà Nguyễn
'Kho báu của văn hóa dân tộc'
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d871/live/146e81e0-d9e8-11ed-8df1-d74cbf1089d7.jpg
Mỗi cuốn sách bị mất tại Viện Hán nôm được để trong một hộp giấy rất cứng,
bên ngoài có dán mã vạch
Kho sách cổ Hán Nôm là được giao cho Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam giữ gìn, bảo quản và Viện Nghiên cứu Hán Nôm trực
tiếp được giao quản lý.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết trong số sách mất có bao gồm:
·
Bốn cuốn Toàn Việt
thi lục 全越詩錄 thuộc ba bộ sách khác nhau. Toàn Việt thi lục là bộ sách lớn do nhà
bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) sưu tập và biên soạn theo lệnh của nhà vua;
hoàn thành năm Mậu Tý (1768), dâng lên vua Lê Hiển Tông ngự lãm, nhưng chưa được
khắc in. Với quy mô đồ sộ với 2.303 bài thơ của 173 tác giả từ thế kỷ X đến thế
kỷ XVI, với số lượng văn bản còn lại lớn nhất (trên 11.000 trang nguyên bản, kể
cả các dị bản), đến nay bộ sách Toàn Việt thi lục chưa từng được biên dịch,
công bố toàn bộ. Là sách viết tay, bộ sách là kho báu của nền văn hoá dân tộc
Việt Nam, đỉnh cao về quy mô sưu tập và tính khoa học. Toàn Việt thi lục là một
tài liệu hết sức quý để nghiên cứu văn hiến Việt Nam. "Toàn Việt thi lục"
chuyển tải thông điệp, hồn cốt, tình tự, khí phách, tiếng lòng của cổ nhân tới
hậu thế.
·
Một cuốn sách cổ vô cùng
quý giá khác cũng bị mất. Đó là Việt âm thi tập 越 音 詩 集 (Tập thơ ghi lại âm
thanh của nước Việt) là tuyển tập thơ viết bằng chữ Hán do Nhà sử học Phan Phu
Tiên (1370 -1462) và Thị Ngự sử Chu Xa (1407 - ?) kế tục biên soạn. Đây là tuyển
tập thơ đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Bản sách này mang ký hiệu kho là A.1925
là bản in, độc bản (không có bản thứ 2) và có tuổi đời là 293 năm. Đây chính là
bản in năm Bảo Thái thứ 10 (1729). Từ điển Văn học Việt Nam - Bộ Mới đặt riêng
một mục từ là Việt âm thi tập, khẳng định thi tập này: "Đó là niềm tự hào
dân tộc, tự hào về truyền thống văn hóa, nhất là về tiếng nói đặc sắc mang vẻ đẹp
và tâm hồn con người Việt Nam... Ngày nay, có thể nói hầu như thơ ca của số lớn
nhà văn ở thời đại Lý - Trần và đầu đời Lê còn giữ lại được, không bị mất đi,
cũng là nhờ Việt âm thi tập".
·
Sách Nam Việt thần
kỳ hội lục 南 越 神 祈 會 錄, A.761 vừa mất là bản viết tay, độc bản. Sách được soạn theo lệnh Vua
Gia Long, có lai lịch sắc phong bài vị 1269 vị thần được thờ phụng ở Miền Bắc.
·
Sách Hoàng Việt địa
dư chí 皇越地輿志 (A.1475) bản viết tay. Tác giả là nhà bác học Phan Huy Chú. Sách về Địa
lí Việt Nam thời Nguyễn, gồm các trấn Thuận Hoá (Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng
Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi), Biên Hoà, Hà Tiên, Phiên An, Vĩnh Thanh, Định Tường,
Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương, Quản Yên, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá và Nghệ An. Mỗi trấn đều có ghi vị trí,
giới hạn thổ sản dân sinh, núi sông, danh thắng, phong tục, di tích, số phủ,
châu, huyện của từng trấn, tên đất thay đổi qua các đời... Thơ đề vinh ở các
nơi danh thắng hoặc di tích lịch sử như bến Chương Dương, động Từ Thức, núi Tuyết
Sơn... Bản sách này liên quan trực tiếp đến chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa
và Trường Sa.
"Những
cuốn sách đã mất là các cổ vật được các thế hệ ông cha lưu truyền gửi lại hậu
thế, là một phần ký ức văn hóa và lịch sử dân tộc Việt Nam", Tiến sĩ Xuân Diện nhận định.
Học
chữ Hán?: Một cuộc tranh luận thú vị
Những người giúp
chữ Quốc ngữ 'làm nên'
'Thông thạo kho sách'
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/029e/live/3e1f7d70-d9e6-11ed-8df1-d74cbf1089d7.jpg
Nhà nghiên cứu
Nguyễn Tá Nhí bên cạnh tài liệu 'Khải đồng thuyết ước' vào năm 2014,
là tập sách giáo khoa triều Nguyễn dạy về Trường Sa, Hoàng Sa
Mỗi cuốn sách bị mất tại Viện Hán nôm được để
trong một hộp giấy rất cứng, bên ngoài có dán mã vạch.
Theo nhận định ban đầu của của Tiến sĩ Xuân Diện
thì "Kẻ gian rất thông thạo kho sách, biết rõ vị
trí của các cuốn sách này. Kẻ gian lấy sách cổ, bỏ lại các hộp giấy này tại hiện
trường, tại vị trí cũ nên rất khó phát hiện vì hiện trường ít xáo trộn."
Theo VOV, "Viện Nghiên cứu Hán Nôm
đã và đang tổ chức các biện pháp để xử lí vấn đề một cách công khai, minh bạch,
với tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các tập thể
và cá nhân liên quan".
Liên quan đến hàng trăm cuốn sách cổ bị hư nát
ở nhiều cấp độ khác nhau, hơn một trăm cuốn đã nát vụn không thể phục chế được,
ông Diện cho biết ông "vô cùng đau xót".
"Giữ được
đến giờ này qua bao nhiêu cuộc chiến tranh binh lửa, biết bao mồ hôi xương máu
cha ông đã đổ xuống để kho sách được giữ gìn cho đến hôm nay. Đồng thời, biết
bao tiền của công sức của cả người Pháp. Kho sách được hình thành từ nhiều nguồn,
trong đó chủ yếu là vốn tài liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp trao lại và người
Việt đã đổ ra để bảo quản an toàn đến nay", ông cho biết.
Những người giúp
chữ Quốc ngữ 'làm nên'
================
TIN LIÊN QUAN
Vua triều Nguyễn dùng Quốc
ngữ để 'thoát Hán'
4 tháng 9 năm 2018
.
Ngoại giao Pháp và những
cơ hội bị bỏ lỡ của VN
16 tháng 1 năm 2017
.
Những người giúp
chữ Quốc ngữ 'làm nên'
31 tháng 8 năm 2018
======================================================
TIN LIÊN QUAN
KHÔNG
THỂ CHẤP NHẬN VIỆC SÁCH CỔ BỊ MẤT VÀ BỊ PHÁ HỦY
Không thể chấp nhận việc sách cổ ở Viện Nghiên
cứu Hán Nôm bị mất, bị phá hủy!Nhà văn Nguyễn Quang ThiềuDân tríNgày 9.4.2023Đầu
tháng 4 này, TS Nguyễn Xuân Diện (Viện nghiên cứu Hán Nôm) đã có thư gửi Thủ tướng
Phạm Minh Chính đề cập đến việc Viện để mất 121 cuốn sách cổ và để hư nát hàng
trăm cuốn sách cổ khác.Bức thư chính là lời yêu cầu...
.
VỤ
MẤT SÁCH CỔ - CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LÊN TIẾNG
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều (Chủ tịch Hội Nhà
văn Việt Nam): VỀ NHỮNG CUỐN SÁCH CỔ Ở VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM BỊ MẤT và BỊ
PHÁ HỦY Ngày 4 tháng 4 năm 2023, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã có thư
gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập đến việc Viện Nghiên cứu Hán Nôm để mất
121 cuốn sách cổ và để hư nát hàng trăm cuốn sách cổ khác. Bức...
.
ĐẠI
TÁ QUÂN ĐỘI, NHÀ VĂN SƯƠNG NGUYỆT MINH LÊN TIẾNG
ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI, NHÀ VĂN SƯƠNG NGUYỆT MINH LÊN
TIẾNG Cái vụ mất nhiều sách cổ, quý ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chỉ
khi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện lên tiếng thì dư luận mới biết, sao cứ lùng bùng
mãi tìm chẳng ra, và giải quyết cứ rối bòng bong đến mức thành tội lỗi. Min
nghĩ: Giá mà cái két sắt phòng tài chính của quý viện ấy...
.
VỤ
MẤT SÁCH CỔ - KIẾN NGHỊ LÊN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự
Do – Hạnh phúc …&… ĐƠN KIẾN NGHỊ XỬ LÝ NGHIÊM VỤ MẤT 121 CUỐN SÁCH CỔ TẠI
VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM Kính gửi: - Ông PHẠM MINH CHÍNH,
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa...
.
VÌ
SAO VIỆN TRƯỞNG VIỆN NC HÁN NÔM BƯNG BÍT VỤ MẤT SÁCH CỔ?
Ông Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Hán NômẢnh: FB Đại học Quốc gia Hà Nội.VÌ SAO VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU
HÁN NÔM PHẢI BƯNG BÍT VỤ MẤT SÁCH CỔ? Theo Thông cáo đăng trên wisite
chính thức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường soạn và
cho đăng trưa ngày 21 tháng 12 năm 2022 thì "Theo thông...
.
Phạm
Việt Hưng: BỞI VÌ SÁCH KHÔNG CHỈ LÀ SÁCH
Bởi vì sách không chỉ là sách Phạm Việt
HưngBáo Người Đưa tinThứ 6, 31/03/2023 | 11:27 Phải coi sách cổ là tài liệu hiện
vật lịch sử vô giá chứ không chỉ là một dạng ghi chép văn bản. Nếu không thì việc
mất sách cổ sẽ còn tái diễn. Sự việc Viên Nghiên cứu Hán Nôm mất sách cổ phát lộ
hồi cuối năm ngoái thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới...
.
"VIỆT
ÂM THI TẬP" LÀ MINH TRƯNG CHO NƯỚC ĐẠI VIỆT CÓ VĂN HIẾN
"VIỆT ÂM THI TẬP"LÀ MINH TRƯNG CHO MỘT
NƯỚC ĐẠI VIỆT CÓ VĂN HIẾNLời dẫn: Năm 2013, PGS.TS Phạm Văn Khoái công bố bài
viết quan trọng về cuốn sách cổ “VIỆT ÂM THI TẬP”(Bản in mang ký hiệu A.1925 –
lưu trữ tại Kho bảo quản Viện Nghiên cứu Hán Nôm, NAY ĐÃ MẤT). Bài viết nhan đề
“Cách gọi “Việt âm” trong phức thể danh xưng “Việt âm thi tập”...
.
Nhà
văn Phạm Lưu Vũ lên tiếng về: SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ
Nhà văn Phạm Lưu Vũ lên tiếng:SỰ IM LẶNG ĐÁNG
SỢ Vụ mất sách cổ của ông cha để lại ở Viện Hán Nôm xảy ra đã có hệ
thống từ lâu, đã được tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện lên tiếng nhiều lần, lần này thật
kinh khủng. Hàng trăm cuốn mất tích, hàng trăm cuốn khác bị mục nát, không
thể cứu vãn. Song song với việc ăn cắp và hủy hoại,...
.
Tôi
nghĩ: MẤT SÁCH VÀ MẤT SẠCH
Nhà Báo Kiều Sơn lên tiếng Tôi
nghĩ: MẤT SÁCH VÀ MẤT SẠCHTrong nỗ lực đồng hóa chúng ta Minh Thành Tổ từng lệnh
cho quân lính phàm bất cứ văn bia, thư tịch nào của Nam Việt hễ thấy là ngay lập
tức phải tiêu hủy. Có một số quân binh vì tò mò có ý giử lại đọc cho biết rồi
tiêu hủy sau cũng bị nhắc nhở.Nhắc lại câu chuyện này để...
.
TỘI
ÁC CỦA GIẶC MINH HUỶ HOẠI VĂN HIẾN ĐẠI VIỆT, ĐẦU THẾ KỶ XV.
TỘI ÁC CỦA GIẶC MINH CƯỚP PHÁ VÀ HUỶ HOẠI VĂN
HIẾN ĐẠI VIỆT, ĐẦU THẾ KỶ XVDiễn giả: Nhà văn Hoàng Quốc HảiDẫn chuyện: Tiến sĩ
Nguyễn Xuân DiệnNgày 26.3.2023 tại Hà Nội.Việt kiệu thư (越 嶠 書) là một sách lịch sử - địa
chí cổ về Việt Nam, do Lý Văn Phượng, người đời Minh, Trung Quốc soạn. Lý Văn
Phượng đã biên soạn sách này trong khoảng...
.
CÒN HƠN CẢ GIẶC MINH ĐỐT SÁCH* TS Nguyễn
Lương Hải Khôi 1) Nếu (nếu...) Viện Hán Nôm bị mất sách đến mức này, bao gồm
cả việc mất sách vì để sách nát, mục, thì đây là một sự kiện lịch sử. 2)
Việt Nam trong lịch sử có 3 lần quy tập sách cổ. Lần 1 là thời vua
Lê Thánh Tông (quy tập sau khi bị giặc Minh đốt hết),...
.
Nhà giáo Đặng Tiến: NHƯ THẾ LÀ TỘI ÁC! Dư
luận đang rất nóng về vụ mất sách cổ và sách cổ bị mủn nát ở Viện Nghiên cứu
Hán Nôm. Mất cả trăm bản. Mủn nát cũng cả nhiều trăm bản! Đọc tin mà buồn khôn
xiết. Chán đủ đường, định câm miệng nhưng... Và nhớ chuyện xưa... Giặc
Minh xâm lược. Minh triều có cả một chiến lược tiêu hủy...
.
TS.
Nguyễn Xuân Diện: VÌ SAO TÔI PHẢI LÊN TIẾNG?
Nguyễn Xuân Diện: VÌ SAO TÔI PHẢI LÊN TIẾNG? Như
tôi đã loan báo, vào lúc 11h25 ngày hôm qua (20.3.2023), Ban lãnh đạo và Chi ủy
Viện Nghiên cứu Hán Nôm có mời tôi làm việc. Gọi là vậy, chứ thực ra chỉ có đối
thoại giữa Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường và tôi. Mở đầu, Viện trưởng
Nguyễn Tuấn Cường có đọc một đoạn của bản “Kết...
.
CỔ
THƯ BỊ MẤT, BỊ HỦY HOẠI, BỘ VH CŨNG PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM!
CỔ THƯ BỊ MẤT, BỊ HỦY HOẠI, BỘ VĂN HÓA CŨNG PHẢI
CÓ TRÁCH NHIỆM!Chu Mộng LongTôi thật sự bàng hoàng khi ông Nguyễn Xuân Diện,
cán bộ Viện Hán Nôm, và trên nhiều báo chí chính thống loan tin: gần cả ngàn cổ
thư lưu trữ tại Viện Hán Nôm bị mất và bị hủy hoại!Tin này khủng khiếp hơn tin
nhà chung cư bị cháy, ngang động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và chiến...
.
KINH
HOÀNG! VIỆN HÁN NÔM LẠI MẤT THÊM 110 CUỐN SÁCH CỔ
Yêu cầu Viện Nghiên cứu Hán Nôm kiểm kê,làm rõ
thông tin 'lại mất hơn 100 cuốn sách'Thiên ĐiểuTuổi trẻ20/03/2023 13:15 GMT+7
Trước thông tin lại mất sách Hán Nôm, với hơn 100 cuốn, Viện hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam chỉ đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm kiểm kê, báo cáo đầy đủ. Sáng
nay, 20-3, ông Nguyễn Xuân Diện (nhân sự tại Viện Nghiên cứu...
No comments:
Post a Comment