Ngoại
trưởng Mỹ sẽ động thổ tòa đại sứ mới, nêu vấn đề nhân quyền khi thăm Hà Nội
12/04/2023
Ngoại trưởng
Mỹ Antony Blinken sẽ động thổ công trình xây dựng tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ ở
Hà Nội khi đến thăm thủ đô Việt Nam cuối tuần này và sẽ nêu vấn đề nhân quyền
khi gặp mặt các lãnh đạo Việt Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Daniel
Kritenbrink cho biết.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-72ff-08db2dfe7395_w1023_r1_s.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
sẽ tham gia động thổ khu phức hợp trụ sở đại sứ quán mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội
khi đến thăm Việt Nam cuối tuần này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ động thổ
công trình xây dựng tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội khi đến thăm thủ đô Việt
Nam cuối tuần này và sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp mặt các lãnh đạo Việt
Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Daniel Kritenbrink cho biết.
Ngoại trưởng Blinken đang tháp tùng Tổng thống
Joe Biden tới Anh và Ireland trước khi tiếp tục với chuyến công du của riêng
mình tới Việt Nam và Nhật Bản, từ ngày 14 đến 18, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thông báo về chuyến thăm của ông Blinken, Bộ
Ngoại giao Việt Nam hôm 12/4 cho biết ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Hà Nội từ ngày 14
đến 16, theo lời mời của Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn.
“Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp các quan chức cấp
cao ở Việt Nam để tiếp tục tạo đà sau cuộc điện đàm của Tổng thống (Joe) Biden
với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng trước”, ông Kritenbrink, hiện đặc
trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sau khi kết thúc nhiệm kỳ đại sứ Mỹ tại
Hà Nội hồi tháng 4/2021, nói hôm 10/4 khi thông báo với phóng viên về chuyến
thăm châu Á của Ngoại trưởng Blinken.
Ông Kritenbrink, người tiếp quản chức đại sứ Mỹ
ở Việt Nam sau ông Ted Osius và có người kế nhiệm là ông Marc Knapper, còn cho
biết rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ tham gia động thổ khu phức hợp trụ sở mới của
sứ quán ở Hà Nội.
“Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng chưa đầy 30
năm sau khi bình thường hóa quan hệ và có đại sứ quán đầu tiên của chúng tôi ở
Hà Nội năm 1995, chúng tôi giờ đây đang bắt tay vào xây dựng một biểu tượng mới
tuyệt đẹp về cam kết của Hoa Kỳ đối với quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu
dài của chúng tôi với Việt Nam”, ông Kritenbrink nói.
Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam còn cho biết Mỹ và
các đối tác Việt Nam hôm 10/4 đã ký thỏa thuận về các điều kiện xây dựng tòa đại
sứ mới để “biến dự án được mong đợi từ lâu thành hiện thực”.
Chính phủ Mỹ và Việt Nam hồi tháng 8/2021
đã ký
thỏa thuận về địa điểm xây dựng đại sứ quán mới khi Phó Tổng thống
Kamala Harris tới thăm Hà Nội và chứng kiến lễ ký kết. Theo đại sứ quán Mỹ,
ngân sách dành cho dự án của phía Mỹ là khoảng 1,2 tỷ USD và khu đất được thuê
99 năm, nơi cơ quan ngoại giao mới của Hoa Kỳ sẽ được xây dựng, có diện tích
3,2ha.
Hiện tại đại sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế
giới là ở Baghdad của Iraq, trên diện tích 104ha với khoản đầu tư 750 triệu USD
vào năm 2012. Vào năm 2021, Mỹ cũng đã động thổ xây dựng tòa nhà phụ của đại sứ
quán ở Bangkok, Thái Lan, với khoản đầu tư 625 triệu USD ngay sau khi công bố
thỏa thuận xây đại sứ quán mới ở Hà Nội, cho thấy cam kết ngày càng tăng của
Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của ông Blinken sẽ diễn trong khi
Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và
trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden xem Việt Nam là một đối tác quan trọng
trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực nơi Trung Quốc
đang ngày càng bành trướng sức mạnh.
Mặc dù không tiết lộ ông Blinken sẽ gặp gỡ những
lãnh đạo nào của Việt Nam cuối tuần này, nhưng ông Kritenbrink cho biết ngoại
trưởng Mỹ sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á do Đảng
Cộng sản cầm quyền, mà chính phủ Mỹ cùng các tổ chức quốc tế nhiều lần chỉ
trích về hồ sơ nhân quyền chưa được tốt đẹp.
“Có một số vấn đề liên quan đến nhân quyền mà
tôi tin rằng Ngoại trưởng (Blinken) sẽ nêu ra”, ông Kritenbrink nói. “Đánh giá
công bằng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, ta thấy đó là bức tranh có các mảng
sáng tối lẫn lộn, bao gồm một số tiến bộ quan trọng. Nhưng tôi nghĩ, cũng có một
số quan ngại đánh kể về mặt tự do ngôn luận, đặc biệt là trên mạng, và một số vấn
đề liên quan đến tự do tôn giáo”.
Chính quyền Việt Nam hôm 12/4 kết án nhà hoạt
động và blogger Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà
nước” mà các tổ chức nhân quyền lên án.
Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, do
Ngoại trưởng Blinken công bố hôm 20/3, nêu lên các vi phạm về nhân quyền của
chính quyền Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á cũng bị Mỹ đưa vào “Danh sách theo
dõi đặc biệt” vì “vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo”. Việt Nam, tuy nhiên, đã
phản bác các báo cáo của Mỹ, cho rằng Việt Nam tôn trọng nhân quyền và người
dân có tự do tôn giáo ở trong nước.
Trả lời câu hỏi của Nike Ching, phóng viên VOA
chuyên trách Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington, về việc liệu trường hợp của nhà
báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh sẽ được nêu khi
ông Blinken đến thăm Việt Nam hay không, ông Kritenbrink đưa ra nhận xét rằng
“đã có một xu hướng đáng lo ngại là quấy rối, bắt bớ và các bản án khắc nghiệt
nhắm vào các công dân, nhà báo và nhà hoạt động ở Việt Nam chỉ vì họ thực thi
quyền bày tổ quan điểm và ý kiến của mình”.
Từ kinh nghiệm của mình khi là đại sứ Mỹ tại
Việt Nam, ông Kritenbrink cho biết ông luôn nhấn mạnh rằng lợi ích của Hoa Kỳ
là hỗ trợ sự phát triển cho “một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập,
nhưng tất nhiên chúng tôi tin rằng Việt Nam và tất cả các nước sẽ vững mạnh
hơn, thịnh vượng hơn và an ninh hơn khi Việt Nam cũng đảm bảo các quyền cơ bản
của công dân”.
Theo Báo
Chính phủ, ông Blinken dự kiến sẽ trao đổi về tầm nhìn chung về một khu vực
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng, hòa bình và tự cường.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam và quốc gia Đông Nam Á là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, với
giá trị thương mại hai chiều lên đến hơn 100 tỷ USD hàng năm, theo ông
Kritenbrink cho biết.
“Việt Nam hiện là trung tâm của chuỗi cung ứng
toàn cầu”, ông Kritenbrink nói, khi được phóng viên hỏi về việc liệu Việt Nam
có được xem là sự thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sự phụ thuộc của Mỹ vào
Trung Quốc để sản xuất hàng hóa hay không.
Ông Kritenbrink cho biết Việt Nam là đối tác
đáng tin cậy của Mỹ và hầu hết các công ty lớn nhất và quan trọng nhất của Mỹ đều
đã có mặt tại Việt Nam.
“Tôi tin tưởng rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ
giúp thúc đẩy mối quan hệ đối tác của chúng tôi hơn nữa trong chuyến thăm quan
trọng sắp tới của ông (đến Hà Nội),” ông Kritenbrink nói, và cho biết lý do
hàng đầu cho chuyến thăm của ông Blinken là để đưa quan hệ đối tác Mỹ-Việt lên
một tầm cao mới.
No comments:
Post a Comment