Đảng
không thể vượt qua rào cản ý thức hệ đối nghịch trong “chính sách đặc biệt” cho
tri thức?
Bài bình luận của ông Phạm Quý Thọ- PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính
sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam
2023.04.13
Hệ tư tưởng
toàn trị đối nghịch với tự do vẫn chi phối mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội. Trong
bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường chủ nghĩa Mác – Lênin mang bản sắc
dân tộc ngày càng bộc lộ các bất cập trong hoạch định và thực thi chính sách,
trong đó đặc biệt là cơ chế, chính sách đối với trí thức cần có môi trường tự
do để sáng tạo. Ý thức hệ CNXH đã trở nên giáo điều cản trở cải cách do chính Đảng
cộng sản khởi xướng, nhưng để duy trì chế độ giới lãnh đạo khăng khăng bảo vệ
nó bằng mọi phương tiện và mọi cách, và việc lợi dụng “lời nói dối cao thượng”
là một cái cớ biện minh để che đậy “mâu thuẫn” một cách tinh vi.
Giáo sư Nguyễn Văn Nam (phải) Hiệu trưởng Đại học Kinh
tế Quốc dân trao bằng Tiến sĩ danh dự cho Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler
(giữa) tại một buổi lễ ở Hà Nội vào ngày 17/9/2012 (minh hoạ). Reuters
Như đã trình bày ở bài trước, cơ chế
hoạt động của tri thức dẫn đến thịnh vượng có liên quan trực tiếp đến thể chế
đã được thực tế chứng minh rằng nhiều tự do hơn sẽ dẫn đến nhiều tri thức
hơn, nhiều khám phá hơn, nhiều ý tưởng hơn. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và dẫn đến xã hội thịnh vượng… Vậy câu hỏi đặt ra là nếu tự do khuyết khích kiến
thức phát triển thì tại sao khiến Đảng, Nhà nước lo ngại về môi trường và quyền
“tự do” của trí thức nói riêng và người dân nói chung? Câu trả lời là cải cách
thể chế đang bị níu kéo bởi ý thức hệ chủ nghĩa xã hội giáo điều.
Tri thức sản sinh ra đổi mới, sáng tạo nhưng đồng
thời nó luôn mang đến những yếu tố bất ngờ, không thể đoán trước. Sự bất khả
đoán định này gây “khó chịu” cho các lãnh đạo của các chế độ nói chung và đặc
biệt với chế độ toàn trị. Mục tiêu của họ là loại bỏ bất ngờ. Điều này được nhận
thấy trong tất cả, từ quan điểm không tưởng về chủ nghĩa cộng sản (CNCS), áp đặt
công cụ kế hoạch hoá tập trung khiến nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, kiểm
soát xã hội dân sự và từng cá nhân… và, sự tuyên truyền nguỵ biện tạo ý thức hệ
kể cả khi buộc phải cải cách toàn diện đất nước.
Như đã nêu, mô hình toàn trị kiểu cũ đã sụp đổ
khiến Đảng Cộng sản buộc phải cải cách thể chế theo thị trường. Và, nó được bắt
đầu từ tự do kinh tế. Tự do làm ăn là thuộc tính tự nhiên, là quyền con người,
nhưng nó chỉ được Đảng Cộng sản “cho phép” trong chủ trương Đổi mới năm 1986.
Những người nông dân cùng cực, dũng cảm ở tỉnh Vĩnh Phú thực hiện “khoán chui”
ngay trên chính đồng ruộng của họ đã khởi đầu cho chính sách khoán trong nông
nghiệp, tạo hiệu ứng lan chuyền sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Như một
bài học “phải trả giá” về cải cách người ta nêu trường hợp ông cố Bí thư Tỉnh uỷ
Kim Ngọc “tự chuyển biến” để “phá rào” chính sách hợp tác hoá nông nghiệp. Từ
“đốm lửa nhỏ” tự do kinh tế đường lối Đổi mới đã mang những lợi ích kỳ diệu, cứu
đất nước thoát nghèo và tăng trưởng. Về lý thuyết, đó là một nguyên tắc vận
hành của thị trường mà nhà kinh tế học Adam Smith đã phát kiến trong thời kỳ
khai sáng, năm 1776, nhưng thực chất là chủ nghĩa tư bản đã cứu chế độ cộng sản
thoát khỏi sự sụp đổ.
Đổi mới ở Việt Nam, từ đó, đã thúc đẩy ban
hành nhiều luật lệ, thể chế tự do hơn cho nền kinh tế theo hướng thị trường cho
đến khi ngày càng nhiều hiện tượng “ngạc nhiên”, sự “bất ngờ”, thậm chí đang cảnh
báo về “cú sốc” có thể khiến chế độ sụp đổ, bởi vì tự do kinh tế thúc đẩy các
quyền tự do dân sự, chính trị. Bối cảnh này đang khiến giới lãnh đạo Đảng Cộng
sản lo ngại và đối phó, và họ với quyền lực sẵn có và độc tôn đang nỗ lực loại
bỏ những "bất ngờ" bằng cách hạn chế tự do. Đảng – Nhà nước củng cố
toàn trị, tăng cường lãnh đạo bằng các nghị quyết, kiểm soát tư pháp và hành
pháp, trấn áp sự bành trướng của “tư bản”, thúc đẩy đầu tư công khó khăn,
trì hoãn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và quá trình tự chủ hoá các đơn vị sự
nghiệp công lập, và nhiều chính sách cải cách khác cũng ở tình trạng trì trệ…
Rõ ràng, trên quan điểm tự do hoá, cải cách thể
chế đang có những “bước lùi” và, nguyên nhân chủ yếu là do bị níu kéo bởi ý thức
hệ giáo điều. Đó là hệ tư tưởng được kết nối với quá khứ thoát khỏi đô hộ của
chủ nghĩa thực dân, phong kiến để hướng tới xã hội cộng sản lý tưởng. Tuy
nhiên, giới lãnh đạo không biết tới xã hội đó bằng cách nào, mô hình Xô - Viết
đã thất bại, nay họ lại “thử nghiệm” mô hình Trung Quốc duy trì sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản đối với thị trường và toàn xã hội. Mặc dù đạt được tăng trưởng
cao từ điểm xuất phát thấp nhưng nay đang phải đối diện với sự sụt giảm kinh tế
và khủng hoảng thể chế… Và, giới lãnh đạo lại lần nữa nỗ lực tìm cách đối phó với
nguy cơ sụp đổ… Kiểu vận hành chế độ như vậy khiến chúng ta liên tưởng tới mô
hình “cộng hoà” của Plato với triết lý “lời nói dối cao thượng”.
Platon (428/427 trước Công nguyên - 348/347
sau CN) là triết gia Hy Lạp trong thời dân chủ cổ đại Athens. Ý tưởng “Lời nói
dối cao thượng” của Plato (tiếng Hy Lạp là gennaios pseudos) rằng, bên ngoài xã
hội không hoàn chỉnh của chúng ta là một thế giới hoàn hảo vĩnh hằng của các
Hình mẫu - những phiên bản lí tưởng của các sự vật và khái niệm xung quanh ta.
Chúng phục vụ như một loại chuẩn mực cho xã hội của chúng ta hướng đến. Thực tại
của chúng ta được tạo nên bởi những bản sao không hoàn hảo của các Hình mẫu.
Theo Plato, những Hình mẫu cần được chiêm nghiệm và lý giải để có thể định hướng
tốt hơn cho thực tại đang lạc lối của chúng ta. Cai trị là công việc chiêm nghiệm
các Hình mẫu. Trong nền “Cộng hòa”, Plato tưởng tượng ra một xã hội lí tưởng
nơi công lý là mục đích cao nhất. Thành phố lí tưởng của ông hướng tới một sự
hòa hợp giữa những thành phần riêng lẻ và sự cai trị của một vị vua hiền triết…
Ngoài cấu trúc xã hội lý tưởng còn cần một “lời nói dối cao thượng” khiến cho mọi
người tuân theo trật tự này.
Ý tưởng “cao thượng” của Plato ở chỗ nó có thể
có lợi xã hội bằng cách thuyết phục những công dân thiếu hiểu biết về điều gì
đó tốt cho họ, tuy nhiên, nó đã bị những kẻ cai trị độc đoán lợi dụng như cái cớ
để họ tuyên truyền giả dối đi kèm với chuyên chế là vì “lợi ích chung”. Kiểu như:
chủ nghĩa tư bản là bất công và xấu xa, chủ nghĩa cộng sản được coi là Hình mẫu
lý tưởng như thiên đường trên cõi trần gian, trong đó “của cải tuôn dào dạt”, mọi
người bình đẳng bác ái, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu…, những người cộng
sản là tiên phong và dẫn dắt người dân đến đó, lãnh tụ luôn được đánh bóng hình
ảnh, sự sụp đổ của mô hình Xô - Viết là do M. Gorbachov – “vị vua - tội đồ”, cải
cách theo tư tưởng thực dụng được cho chỉ là “sách lược” lên CNXH, thị trường
không phải là chủ nghĩa tư bản, kết quả tăng trưởng nhờ thị trường nhưng được
tuyên truyền do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản…
Quá trình cải cách dựa trên tư tưởng thực dụng,
về thực chất, là tự do hoá kinh tế - xã hội, và trong những năm vừa qua nó đã
mang lại thành công về kinh tế. Điều đó giúp cho giới lãnh đạo Cộng sản lợi dụng
triết lý “lời nói dối cao thượng” sao cho người dân tin vào CNXH. Tuy nhiên, tự
do hoá, mặc dù đang bị cản trở, nhưng nó đã trở thành xu hướng khó đảo ngược,
và một khi cải cách xa rời tự do sẽ không thể bảo đảm cho tăng trưởng lâu dài,
phát triển bền vững đất nước.
------------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
No comments:
Post a Comment