Hỏi đáp xung quanh cuộc
chiến tranh Nga – Ukraina
Đào Tiến Thi
08/05/2022
https://baotiengdan.com/2022/05/08/hoi-dap-xung-quanh-cuoc-chien-tranh-nga-ukraina/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/1-26-747x420.jpg
Ảnh:
Bản đồ Nga xâm lược Ukraina những giờ đầu tiên của ngày 24/2/2022, ngày
đầu tiên Nga tấn công Ukraine. Nguồn: Sky News
Xung quanh
cuộc chiến tranh Nga – Ukraine tôi thấy có quá nhiều ý kiến lầm lạc
của người Việt Nam. Ngoại trừ số cố tình xuyên tạc, bóp méo vì
động cơ nào đó, thì có một số khác, quả thực, thiếu hụt kiến thức
nền lẫn những thông tin cần thiết. Vì vậy, chúng tôi muốn giúp độc
giả nói chung, biết thêm sự thật, qua hình thức một số câu hỏi và
trả lời.
Tuy nhiên,
trong phạm vi hỏi và trả lời như vậy, thật khó mà nói cho đầy đủ.
Hãy coi các câu trả lời này như những gợi ý để quý vị tìm hiểu
tiếp. Mặt khác, rất có thể chúng tôi sai sót, quý vị nào biết, xin
hãy bổ sung, góp ý để chúng tôi sửa chữa, đính chính kịp thời.
Câu hỏi 1: Nga và Ukraina có quan
hệ với nhau như thế nào?
Đáp: Nga là nước có lãnh thổ nằm ở
cả hai châu lục – Âu và Á. Phần châu Âu nhỏ hơn nhưng là trung tâm văn
minh của nước Nga, cho nên Nga có quan hệ với châu Âu nhiều hơn hẳn châu
Á. Phần châu Âu của Nga tiếp giáp với các nước Phần Lan, Estonia,
Latvia, Litva, Belarus, Ukraine. Ngoại trừ Phần Lan, năm nước còn lại
đều từng nằm trong Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết (Liên Xô) trong thời
gian tồn tại của nhà nước này. Trong năm nước láng giềng trên của
Nga, Ukraine là nước lớn nhất, còn nếu đặt trong cả 15 nước cộng hòa
thuộc Liên Xô thời đó thì Ukraine là nước lớn thứ hai, chỉ sau Nga
(Kazakhstan tuy có diện tích lớn hơn Ukraine nhưng dân số ít hơn và vai
trò trong Liên bang thấp hơn).
Tháng
7/1990 khi Ukraine “rục rịch” ngỏ ý muốn ra khỏi Liên Xô thì số phận
của Liên Xô cũng coi như sắp được định đoạt, vì vai trò thứ hai của
Ukraine như đã nói.
Tại hội
nghị Brest (Belarus) ngày 8/12, tiếp sau là hội nghị Alma Ata (Kazakhstan)
ngày 21/12/1990, lãnh đạo ba nước Belarus, Nga và Ukraine chính thức tuyên bố
giải tán Liên Xô mà không cần đến ý kiến của 12 nước còn lại. Điều
này càng chứng tỏ vai trò của Ukraine trong Liên Xô.
Ukraine
có đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, vựa lúa mì, nguồn cung cấp lương
thực chính cho cả Liên Xô trước đây. Thời chiến tranh, miền Bắc Việt
Nam ta đói triền miên, phải nhận nhiều viện trợ lương thực của Liên Xô
và các nước XHCN, chắc hẳn trong số bột mì mà những người tuổi 50
trở lên hiện nay đã từng ăn để sổng qua những năm đói khát đó, chủ
yếu do nhân dân Ukraina chia sẻ.
Đáng
tiếc, nhiều người cho đến nay vẫn đồng nhất Nga với Liên Xô, đồng
thời lại tưởng Ukraine nằm ngoài Liên Xô. Sai lầm thứ nhất có thể tha
thứ ít nhiều nhưng sai lầm thứ hai thì không thể, càng không thể chấp
nhận khi có người còn coi Ukraine là một nước lạc hậu, tương tự
Afganistan và TT. Zelensky như kẻ khủng bố và kỳ thị dân tộc.
.
Câu hỏi 2: Trong lịch sử, Nga và
Ukraine từng có quan hệ với nhau như thế nào?
Đáp: Đây là hai nước láng giềng có
nhiều tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ, đều có chung một gốc. Đại để
như sau:
Khoảng
thế kỷ V, VI, người Slav sinh sống khắp vùng Đông Âu, Trung Âu và Nam Âu
và sau này trở thành thủy tổ của nhiều dân tộc (Nga, Ukraine, Ba Lan,
Séc, Bungaria,…) Đến thế kỷ IX, khu vực Ukraina ngày nay là trung tâm
của người Slav, tại đây quốc gia Kiev được thiết lập, đời sau thường
gọi là nước Nga Kiev hay nước Nga cổ.
Đến thế
kỷ XII, nước Nga Kiev tan rã thành các công quốc nhỏ và sau đó đều
bị người Mông Cổ thống trị. Thế kỷ XIV, vùng đất Ukraine ngày nay rơi
vào tay Ba Lan và Litva.
Đầu thế
kỷ XV, phần đất phía đông bắc Ukraine, công quốc Moskva lớn mạnh dần,
rồi họ đánh đuổi được quân Mông Cổ (1480) và thành lập nhà nước Nga
Moskva. Nước Nga Moskva ngày càng lớn mạnh, đến đầu thế kỷ XVII, thôn
tính miền tây Sibir, nhiều nước ở Trung Á, Ukraine. Trong các thế kỷ
XVIII, XIX, Nga trở thành một đế quốc lớn. Ukraine khi thuộc Nga, khi
thuộc Ba Lan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nhìn chung là thuộc địa hoặc lệ
thuộc Nga.
Năm 1917
nổ ra Cách mạng tháng Mười ở Nga, sự kiện này cũng chấn động sang
Ukraine. Trong hy vọng giải phóng khỏi áp bức giai cấp lẫn áp bức dân
tộc, người dân Ukraine đã chào đón Cách mạng tháng Mười. Năm 1921, bị
Ba Lan tấn công, Nga giúp Ukraine đánh bật Ba Lan ra khỏi lãnh thổ và
năm 1922 Ukraine gia nhập Liên Xô.
Nói về
Nga, suốt mấy thế kỷ, là đế quốc lớn nhưng kinh tế, khoa học, kỹ
nghệ của Nga vẫn chậm phát triển, lạc hậu hơn nhiều so với Tây Âu
cùng thời kỳ. “Lịch sử đế chế Nga là một chuỗi các cuộc chinh phục
quân sự liên miên đan xen với những cải cách nội bộ” (nhận định của
tác giả “252 quốc gia và vùng lãnh thổ, NXB Thế giới, 2005). Các
cuộc “cải cách nội bộ” đó do những Sa hoàng có tài tiến hành, như
Pier Đại đế (trị vì 1682 –1725), Nữ hoàng Ekateril II ((1762 –1796),
Alesandr I ((1801–1825) nhưng cũng chỉ giúp Nga chấn hưng một thời gian
và chủ yếu làm cho Nga lớn mạnh về mặt quân sự. Đế quốc Nga mấy
trăm năm là “nhà tù của các dân tộc”. Thời cận, hiện đại, nước Nga
luôn bế tắc, chỉ chạm đến lằn ranh cải cách theo mô hình phương Tây,
để rồi sau đó tư tưởng bảo thủ muốn duy trì chế độ độc tài vẫn
thắng thế.
.
Câu hỏi 3: Có người nói, Ukraine
là nước láng giềng vốn có nhiều quan hệ với Nga, văn hóa tương đồng
với Nga, thế mà gần đây lại xích gần với phương Tây, thật đáng bị
Nga “chinh phạt”, nói như thế, đúng hay sai?
Trả
lời: Mở đầu Tuyên
ngôn độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”.
Lời
bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do“.
Như vậy,
việc chơi với nước nào là quyền của dân tộc Ukraina, đó là chân lý
hiển nhiên và bất khả xâm phạm. Hãy nghĩ đến việc một gã hàng xóm
của bạn bỗng nhiên tức tối, hằn học chỉ vì bạn chơi với ai đó mà
hắn không ưa. Hắn cấm bạn chơi với người kia, bạn không nghe, thế là
hắn lao vào đánh bạn bằng những đòn tàn bạo nhất. Như thế bạn có
có chịu nổi không?
Mặt
khác, một Ukraine tương đồng về văn hóa, vốn có nhiều quan hệ với Nga
trong lịch sử, đặc biệt mới cách đây chưa lâu, còn là một nước anh em
cùng nằm trong Liên bang Xô viết, thế mà nay họ muốn tránh xa Nga,
xích lại với phương Tây, thì Nga phải xem lại mình, “mình thế nào
người ta mới thế chứ”?
.
Câu hỏi 4: Tại sao Ukraine không
chịu thân Nga mà lại thân phương Tây?
Đáp: Từ sau Thế chiến II, thuật ngữ
“phương Tây” được sử dụng với nghĩa rộng bao gồm toàn bộ thế giới tư
bản (thế giới theo chính thể dân chủ) trong thế đối lập với thế
giới XHCN và một số nước, theo thói quen, không được coi là phương Tây,
như Nga, Nhật Bản. Ấn Độ.
Không
hiểu sao nhiều người khi luận bàn chuyện chính trị, hễ cứ nói đến
phương Tây thì họ mặc định ngay đó là một thế giới xấu xa, thế giới
thuộc về kẻ thù, trong khi tất cả các mặt khác họ đều hướng về
trời Tây: muốn làm ăn với Tây, muốn được Tây tài trợ của cho một dự
án giáo dục, khoa học, văn hóa,… Thậm chí trước một hành động ngang
ngược của Tàu với Việt Nam, họ chỉ muốn Tây trừng phạt Tàu thay cho
mình. Những chuyện thiết thân với quyền lợi cá nhân, sự hướng Tây
càng mãnh liệt hơn: mua sắm đồ Tây, mua nhà bên Tây, tiền gửi ngân
hàng bên Tây, cho con đi du học Tây với ý định “một đi không trở lại”,
có khi còn lo “lót ổ” cho cả gia đình nữa!
Những
điều trên không chỉ diễn ra ở thời mở cửa với phương Tây mà diễn ra
ngay từ hồi còn sự đối lập giữa hai phe. Cái thời các trí thức
Việt Nam được một suất đi Liên Xô hay các nước Đông Âu (nghiên cứu sinh,
hội thảo, tham quan, dự một khóa tập huấn,…) đã là dịp tràn may
hiếm có, được họ gọi là đi “cứu nước cứu nhà”, nhưng sẽ sung sướng
hơn nhiều, nếu đi một nước phương Tây. Lúc ấy có câu “Một tháng đi
Pháp bằng cả một giáp đi Nga”, mặc dù đi Pháp (hay phương Tây nói
chung) đầy oái oăm, hệ lụy, như bị tra xét rất kĩ lý lịch, đi đâu có
công an mật theo dõi từng bước.
Phương Tây
bao gồm nhiều nước lớn, có nền văn hóa, văn minh mà mấy trăm năm nay
có sức chi phối đến toàn nhân loại, như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý,
Canada, Australia. Sau khi Liên Xô và Đông Âu XHCN sụp đổ, đồng nghĩa với
Chiến tranh Lạnh kết thúc, cùng lúc, toàn cầu hóa bắt đầu, thì
chính Việt Nam cũng dần có quan hệ rộng rãi với thế giới phương Tây.
Trong quan hệ Việt Nam – phương Tây hiện nay, các chính phủ phương Tây
nhìn chung đã bỏ qua rào cản thể chế chính trị, không những hợp tác
mà còn tích cực giúp đỡ Việt Nam. Hàng trăm triệu liều vaccine phòng
dịch covid-19 vừa qua là một ví dụ. Ngoài hợp tác, giúp đỡ trên
phương diện chính phủ là hàng loạt sự hợp tác, giúp đỡ khác qua
các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân. Tiền từ các công dân
phương Tây gốc Việt gửi về Việt Nam hằng năm cho thân nhân hoặc làm từ
thiện không hề nhỏ.
Phương Tây
cũng có nhiều cái xấu, nhiều vấn đề nan giải, nhưng đó đều là
những vấn đề chung của nhân loại thời hiện đại, không loại trừ nước
nào (văn minh tiến bộ đến đâu thì cái xấu, cái ác cũng “tiến bộ”
đến đấy, đó là quy luật). Trong hành động cụ thể, phương Tây cũng có
không ít sai lầm, tuy nhiên, nhìn chung phương Tây vẫn tiêu biểu cho xu
thế tiến bộ của nhân loại.
.
Câu hỏi 5: Tại sao nhiều nước châu
Âu muốn gia nhập NATO?
Đáp: NATO là một phần của thế giới
phương Tây, về mặt liên minh quân sự. Tên đầy đủ của NATO là “Tổ chức Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương” (North Atlantic Treaty Organization) ban đầu chỉ lo
việc phòng thủ cho Mỹ và một số nước ở Tây Âu, Bắc Âu và Nam Âu,
trong thế đối đầu với khối Warszawa của phe XHCN nhưng về sau NATO được
mở rộng hơn.
Nhiều
người cho rằng lẽ ra khi khối Warszawa giải thể thì khối NATO cũng
phải giải giải thể. Nghĩ như thế là không hiểu hiện tình châu Âu sau
khi Liên Xô giải thể. Liên Xô giải thể nhưng Liên bang Nga được luật pháp
quốc tế công nhận là nhà nước kế tục của Liên Xô, do đó Nga nghiễm nhiên
được là một trong “ngũ cường” (bốn nước kia là Anh, Mỹ, Pháp, Trung
Quốc) làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong
suốt thế kỷ XVIII và XIX, Nga là cường quốc và đã nhiều lần đối
đầu với các cường quốc châu Âu để giành ngôi vị khu vực, nay Nga lại
sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, vì vậy thế đối đầu Nga –
phương Tây lập tức hình thành ngay sau khi giải thể Liên Xô. Không những
một phương Tây cũ vẫn sợ Nga mà hàng loạt nước XHCN Trung – Đông Âu
trước kia và các nước độc lập tách ra từ Liên Xô, nay không đi theo
quỹ đạo của Nga, càng sợ Nga. Vì vậy, lần lượt họ xin gia nhập NATO
để được bảo vệ: Ba Lan, Séc, Hungaria, Bungaria, Estonia, Latvia, Litva,
Rumaina, Slovakia, Albania,…. Gần đây, sau khi Nga đánh Ukraine, Thụy Điển
và Phần Lan là những nước muốn giữ vị thế trung lập, cũng xin ra
nhập NATO. Trước khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, Ukraina cũng đề nghị
gia nhập NATO nhưng bị NATO từ chối.
Việc các
nước đồng minh cũ của Liên Xô và các nước thành viên trong Liên Xô
(cũ) không muốn vào “khối Nga” mà muốn vào khối NATO thì chính Nga
phải tự trách mình, “mình thế nào người ta mới thế chứ”?
(Còn
nữa)
No comments:
Post a Comment