https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=379905924016433&id=100059910855657
Thời gian vừa qua, hàng loạt di tích lịch
sử - văn hóa kêu cứu trên khắp cả nước vì… ngành văn hóa ra tay trùng tu. Từ
tháp Bánh Ít (Bình Định), đình Chèm (Hà Nội), đền Lê Văn Hưu (Thanh Hóa), v.v…
Càng làm càng xấu, càng làm càng hỏng, càng tệ hại, dị hình dị dạng. Hậu quả để
lại gần như không thể khắc phục được, như giếng Ngọc nghìn năm tuổi ở đền Lê
Văn Hưu mới bị phá tan, khiến những người yêu quý và trân trọng văn hóa dân tộc
không thể không đau xót, tiếc thương.
Mà đó chỉ
là “làm lại” hay sửa lại thôi, giống như em bé tập tô, tập vẽ, nhìn theo nét có
sẵn mà mạc lại mà còn thế, chứ chưa nói tới việc kiến tạo, làm mới. Tình trạng
này khiến người ta nghĩ ngay đến giáo dục, một “siêu dự án” mà sản phẩm là con
người sống động với tất cả những sự phức tạp vô song của nó. Đắp lại một con hổ
sao cho giống thôi mà hệ thống công quyền trên khắp cả nước không đâu làm cho
ra hồn, nơi nơi bày ra toàn là “quái thú”, khiến thiên hạ cười ra nước mắt, thì
với việc “xây dựng con người” thì ai dám tin rằng họ có thể làm nổi đây?!
Chương
trình giáo dục mới đã chính thức bắt đầu sau những lần đổi mới liên tục từ trước
tới nay, khi mà càng đổi càng rối, càng cải càng tối, cho đến mãi gần đây thì
xuất hiện nhiều vụ học sinh tự tự do không chịu nổi áp lực học hành. Khi mà chủ
thể của công cuộc kiến tạo không đủ năng lực để đắp nổi một con hổ cho giống
cái hình dáng bên ngoài thôi, thì làm sao có thể hi vọng họ cấu trúc nên tòa
nhà tinh thần tương lai, cái tòa nhà vốn chưa hiện hữu trên thực tế mà chỉ thuộc
lý tưởng và dự phóng?
Chúng ta
đang có nguồn nhân lực quá thấp cho mọi việc, dường như đụng đâu hỏng đấy, làm
đâu sai đó. Đội ngũ làm giáo dục thì sao? Giáo viên gần như là giáo điều, không
đọc đọc sách, không phản biện, luẩn quẩn loanh quanh trong vài cuốn sách giáo
khoa và bộ đề, cẩm nang. Phông nền văn hóa và trình độ chuyên môn trên đại thể
là không thể đáp ứng được cho công cuộc giáo dục hệ trọng và thiêng liêng này.
Đổi mới bằng cách nào đây với cũng chừng đó con người cũ, tư duy cũ, bàn tay
cũ, văn hóa cũ?
Trong cơn
thúc bách, cả ngành giáo dục xoay trở lúng túng, giáo viên rối trí, nhà trường
bị động, học sinh ngơ ngác; càng làm càng cuống lên, càng cuống càng ẩu, càng ẩu
càng sai, càng sai càng rối…
Hãy chậm lại,
định thần lại, ngồi ngẫm đi đã. Rồi tìm người, tìm thầy tìm thợ, gỡ dần ra.
Giáo dục không phải là một nhà máy sản xuất gạch tuynel để phải cố chạy mà đảm
bảo chỉ tiêu số lượng. “Bò giày phải mũi”, không đi được đã đành, mà chỉ tổ quần
nát đám ruộng mà thôi.
Cuối cùng,
nếu thấy không làm nổi thì cứ chân thành, thôi, cứ để im, đừng “siêng năng, nhiệt
tình” nữa.
Hình: https://www.facebook.com/photo?fbid=379905470683145&set=a.225469346126759
Con
(được cho là) hổ, cùng 2 con rồng như hai con sâu róm trên chiếc bình phong đứng
cheo leo bên bờ hồ/ao trong đền Lê Văn Hưu sau khi trùng tu.
.
======================================
.
THƯ
CỦA MỘT GIÁO VIÊN VỀ VIỆC NHÀ TRƯỜNG NGĂN CẢN HỌC SINH THI VÀO LỚP 10 TẠI HÀ NỘI
Sau khi
tôi đăng thông tin về việc một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội ngăn không
cho học sinh thi vào lớp 10 nhằm lấy thành tích, thì có một thầy giáo cũng đang
dạy THCS ở Hà Nội đã vừa gửi cho tôi bức thư này, xác nhận rằng đúng và nói rõ
nội tình. Vì lý do bảo mật thông tin cho tác giả bức thư, tôi không đề tên.
Các bạn đọc
xong bức thư này thì sẽ hiểu hơn ai là thủ phạm (trùm cuối) …
=======================================
Có hay không chuyện động trời này trong
giáo dục?
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=379991384007887&id=100059910855657
Một phụ
huynh mới chuyển cho tôi cuộc nói chuyện của nhóm cha mẹ có con đang học ở Hà Nội,
với nội dung không thể tin vào mắt mình: nhà trường yêu cầu những học sinh đang
học lớp 9 có học lực không thật tốt phải chuyển trường (về các trường tư) hoặc
làm cam kết không thi vào lớp 10!
Thú thật
là tôi vẫn không thể tin, dù trong nhóm đó có có tới 67 người, có cả giáo viên
đang là phụ huynh nữa, và nhiều người đã xác nhận tình t…
No comments:
Post a Comment