Thursday, January 6, 2022

SUY NGHĨ TỪ HAI CHIẾC QUAN TÀI CỦA HAI VỊ TU HÀNH (Mạc Văn Trang)

 


 

Suy nghĩ từ hai chiếc quan tài của hai vị tu hành

Mạc Văn Trang

06/01/2022

https://baotiengdan.com/2022/01/06/suy-nghi-tu-hai-chiec-quan-tai-cua-hai-vi-tu-hanh/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/01/34-1024x890.jpg

Cỗ quan tài bằng ván ép đơn giản và rẻ tiền

Quan tài của Tổng Giám Mục Desmond Tutu. Ảnh trên mạng

 

Ngắm nhìn chiếc quan tài của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (CHXHCNVN) và chiếc quan tài của Tổng Giám Mục Desmond Tutu (CH Nam Phi) ai là người có não đều phải suy nghĩ: Hai vị đều Đạo cao, Đức trọng, giữ vị trí cao trong Giáo hội. Nhưng sao Lễ tang và 2 chiếc quan tài lại khác nhau đến thế? Do đâu?

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/01/2-3-768x548.jpg

Quan tài của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Ảnh: VNExpress

 

1. Theo NLĐO - “Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ cả đời sống cuộc sống giản dị, tụng kinh viết sách, tu tập. Đại lão Hoà thượng không chỉ là một vị cao tăng đức trí vẹn toàn mà còn là một nông dân thực sự.

 

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh ngày 12-4-1917, tại thôn Phùng Thiện (xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) và xuất gia năm 1923 tại chùa Quán (Yên Khánh, Ninh Bình). Khi 8 tuổi, thụ Sa di giới, 20 tuổi thụ Đại giới Tỷ kheo và Bồ tát giới tại Đại giới Đàn chùa Bút tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh năm 1937.

 

Từ tháng 12-2007 đến nay, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là vị pháp chủ thứ 3 của Giáo hội.

 

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ cả đời sống cuộc sống giản dị, tụng kinh viết sách, tu tập. Đối với người dân trong vùng, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ không chỉ là một vị cao tăng uyên thâm Phật pháp, đức hạnh vẹn toàn mà còn là một nông dân thực thụ.

 

Trong suốt cuộc đời, ngoài giờ hành lễ hay đi hoằng pháp, Đại lão Hòa thượng luôn cùng môn đệ cần cù cày cấy đến tận năm 80 tuổi. Khi tuổi sao sức yếu, không còn ra đồng trồng lúa được nữa, hàng ngày Đại lão Hòa thượng vẫn làm vườn, dọn dẹp trong chùa.

 

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ cả đời sống cuộc sống giản dị như vậy, sao khi Ngài viên tịch, lại có chiếc quan tài khủng như vua chúa, là sao?

 

2. Tổng Giám Mục Desmond Tutu là nhân vật lẫy lừng và tên tuổi vang danh toàn cầu. Ngài Desmond Tutu qua đời ngày 26 Tháng Mười Hai 2021 ở tuổi 90. Ngài là người đấu tranh không mệt mỏi chống chế độ phân biệt chủng tộc, chống chia rẽ các sắc tộc, chống tội ác đàn áp, đòi dân chủ, bình đẳng cho các tầng lớp bị áp bức. Ngài là biểu tượng của tinh thần đấu tranh phi bạo lực và tấm gương về đạo đức của người dân Nam Phi.

 

Desmond Tutu đã được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1984, Giải Albert Schweitzer cho chủ nghĩa nhân đạo năm 1986, Giải Pacem in Terris năm 1987, Giải Hòa bình Sydney năm 1999, Giải Hòa bình Gandhi năm 2005,[1] và Huân chương Tự do Tổng thống năm 2009.

 

Lễ tang của Đức Tổng Giám Mục Tutu diễn ra vào ngày 01.01.2022 trong một nhà thờ tại Cape Town, nơi được trang hoàng với bức hình của Ngài và chỉ với một vòng hoa cẩm chướng từ gia đình, như Ngài mong muốn.

 

Quan tài của Ngài chỉ là một chiếc quan tài bằng gỗ rẻ tiền với những đoạn dây thừng đơn sơ (để nhấc lên, di chuyển).

 

Một câu hỏi: Vì sao Đại Lão hòa thượng lại bị rơi vào “hội chứng” của một thứ văn hoá kệch cỡm xa lạ với tinh tuý văn hoá Phật giáo dân tộc và những giá trị Chân, Thiện, Mỹ phổ quát của nhân loại.

 

.

3 COMMENTS  

 

.

===================================

.

.

Tổng Giám Mục Desmond Tutu, ‘la bàn đạo đức’ của Nam Phi, qua đời ở tuổi 90

Người Việt

December 27, 2021

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tong-giam-muc-desmond-tutu-la-ban-dao-duc-cua-nam-phi-qua-doi-o-tuoi-90/

 

JOHANNESBURG, Nam Phi (NV) – Tổng Giám Mục Anh Giáo Desmond Tutu, khôi nguyên Nobel Hòa Bình và nhà tranh đấu chống chế độ phân biệt chủng tộc được cả người da đen và dân da trắng ở Nam Phi tôn kính, vừa qua đời ở tuổi 90, theo Reuters.

 

Vị tổng giám mục ra đi “thanh thản” vào sáng Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Hai, trong một viện dưỡng lão ở Cape Town, theo lời người đại diện.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/12/TS-tutu-1068x805.jpeg

Tổng Giám Mục Anh Giáo Desmond Tutu (trái) và Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lần gặp gỡ tại Brussels, Bỉ. (Hình: Mark Renders/Getty Images)

 

Di hài Tổng Giám Mục Tutu sẽ được đặt tại nhà thờ St George vào Thứ Sáu, 31 Tháng Mười Hai, trước khi lễ tang diễn ra ở đây vào hôm Thứ Bảy, 1 Tháng Giêng.

 

Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt vào cuối những năm 1990 và phải nhập viện nhiều lần để điều trị các bệnh nhiễm trùng hậu ung thư.

 

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 90, Tổng Giám Mục Tutu xuất hiện lần cuối trước công chúng tại nhà thờ St George ở Cape Town hồi Tháng Mười, trong tình trang sức khoẻ yếu và phải ngồi xe lăn.

 

Tổng Thống Nam Phi Cyril Ramaphosa gọi Tổng Giám Mục Tutu là “một trong những người yêu nước vĩ đại nhất” và nói thêm rằng “sự ra đi của ông là mất mát lớn của Nam Phi và cũng là niềm tiếc thương với toàn cầu.”

 

Ông Justin Welby, tổng giám mục ở Canterbury, hôm Chủ Nhật, ca ngợi Tổng Giám Mục Tutu là “một nhà tiên tri và linh mục,” trong khi Đức Giáo Hoàng Francis gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình và những người thân yêu của vị tổng giám mục quá cố.

 

“Di sản của Tổng Giám Mục Tutu vượt tầm thế giới và sẽ vang vọng qua các thời đại,” Tổng Thống Mỹ Joe Biden cho biết.

 

Sinh ra gần Johannesburg, Tổng Giám Mục Tutu dành phần lớn cuộc đời sau này của mình ở Cape Town. Ông dẫn đầu nhiều cuộc đấu tranh và chiến dịch để chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc ở nhà thờ St George.

 

Vị tổng giám mục đấu tranh không ngừng nghỉ trong suốt những năm 1980 để trở thành gương mặt của phong trào chống kỳ thị chủng tộc ở ngoại quốc trong khi nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Hội Nghị Quốc Gia Nam Phi (ANC) nổi dậy lúc bấy giờ, bao gồm cả Nelson Mandela, bị giam sau song sắt.

 

Tổng Giám Mục Tutu được trao Nobel Hòa Bình năm 1984 cho nỗ lực đấu tranh phản đối chế độ kỳ thị chủng tộc. Một thập niên sau, chế độ kỳ thị chủng tộc chấm dứt và ông chủ trì Ủy Ban Sự Thật Và Hòa Giải, được thành lập để điều tra lại những hành động tàn bạo được thực hiện dưới chế độ kỳ thị chủng tộc. (MPL) [kn]

.

========================================

.

In Remembering Tutu, South Africa Reckons With Lasting Challenges  

Archbishop Desmond Tutu’s death has reignited a public conversation about the state of the country’s reconciliation process and its democracy.

By Lynsey Chutel

Dec. 31, 2021

New York Times




No comments: