Sự dốt nát
của những kẻ nhân danh văn hóa!
https://www.facebook.com/ai.huyen.5851/posts/1014041709321456
Về vụ Minh béo, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Hướng Dương
- phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, trưởng ban tổ chức Liên hoan kịch
nói toàn quốc phía Nam - lên giọng dạy đời nhân danh đạo đức và cả văn hóa dân
tộc. Ông ta nói như sau:
"Còn xét về mặt truyền thống đạo đức thì
người Việt có truyền thống lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đánh kẻ chạy đi chứ
không đánh kẻ chạy lại, luôn mở lối cho những người từng lầm đường lạc lối.
"Chúng ta luôn nói về tính giáo dục của
nghệ thuật, vậy thì tại sao lại đẩy nghệ sĩ từng mắc lỗi vào bước đường cùng
trong khi họ đang nỗ lực làm việc, lao động nghệ thuật để phục vụ xã hội? Chúng
ta nên chọn cảm hóa một con người hay là chọn đẩy con người đó đến không còn
con đường sống?", Trần Hướng Dương đặt câu hỏi.
Ông Dương cho biết ở nước ngoài cũng có rất
nhiều nghệ sĩ vươn lên thành danh từng có quá khứ nghiện ngập, tù tội.
Những câu trả lời trên báo cho thấy ông Dương
dốt nát về bệnh lý ấu dâm và cố tình lập lờ vụ "nghệ sĩ nước ngoài"!
Nghe nè:
1. Thế giới văn minh đã nghiên cứu rất kỹ bệnh
lý này và cho biết thủ phạm sẽ TÁI PHẠM bất kỳ khi nào có cơ hội vì vậy để ngăn
chặn từ xa, họ cấm người đã từng phạm tội không được làm những nghề nghiệp có
tiếp xúc với trẻ em. Đó là tính NHÂN BẢN chớ không ai ép kẻ đã phạm pháp đến đường
cùng (họ vẫn làm những nghề khác bình thường). Bởi vì nếu một khi tái phạm thì
xã hội có thêm những nạn nhân là trẻ em và thủ phạm sẽ ngồi tù nặng hơn. Hiểu chưa thằng ngu?
2. Nghiện ngập tù tội khác với ấu dâm về mặt bệnh
lý học. Có nghệ sĩ nước ngoài nào phạm tội ấu dâm mà thành danh không? Hiểu chưa thằng ngu?
.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1014041689321458&set=a.817070315685264
Tuổi Trẻ
============================================
.
Nếu
thực sự ăn năn, chúng sẽ im lặng và sám hối!
2001/2022
http://thuymyrfi.blogspot.com/2022/01/pham-gia-hien-neu-thuc-su-nan-chung-se.html#more
Minh Béo với Huy
Chương Bạc
Một số loại tội ác trên đời này xã hội có thể tha
thứ sau khi kẻ thủ ác đã trả giá. Nhưng tội ác với trẻ em thì không. Tấn công gây tổn hại trẻ em về
tinh thần hay thể xác, đều không thể chuộc lỗi.
Kẻ ấu dâm đã
bị kết án, mà rồi được trao tặng giải thưởng nghệ thuật, đấy là sự ẩu tả của Hội
đồng nghệ thuật, Ban tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc và đại diện Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch.
Thật nực cười khi các ngài lập luận đóng kịch
tốt thì trao giải. Hàng triệu người vẫn phải khai sơ yếu lý lịch chi tiết đến đời
ông bà, và rất nhiều người mất cơ hội làm việc hay học tập vì một "vết
đen" từ đời trước cơ mà? Đó là nói về sự công bằng của hệ thống.
Còn về xã hội, sự nghiêm khắc của pháp luật là
điều tiên quyết đã đành. Nhưng sự tẩy trắng bằng thành tích của những kẻ ấu dâm
là xúc phạm với những nạn nhân, gia đình của các em, và toàn xã hội.
Thói tẩy trắng tởm lợm ấy đã từng diễn ra nhiều
lần, điển hình như là cái trường quốc tế vô trách nhiệm làm cháu bé tử vong vì
bị bỏ quên trên ô tô, vài năm sau đổi tên và tiếp tục đi rao giảng về triết lý
giáo dục. Các ngài cầm con dấu, đừng có đóng vào những tờ A4 vì sự vô trách nhiệm,
hay tệ hơn - vì tiền.
Chính sự ngu xuẩn ấy của các ngài, khiến sự
răn đe (vốn đã chưa đủ nghiêm khắc và sát sao của pháp luật) trở nên hời hợt.
Gián tiếp dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em vẫn cứ diễn ra, man rợ vô nhân
tính. Để rồi đến lúc có những người cha người mẹ phẫn uất đến mức lấy máu trả
máu thì sẽ ra sao?
Toàn thế giới này, không có nơi nào chứa chấp
những con vật bạo hành ngược đãi trẻ em, chỗ của chúng là trong hang.
Nếu thực sự ăn năn, chúng sẽ im lặng và sám hối
nốt quãng đời còn lại của mình.
PHẠM GIA HIỀN 20.01.2022 (Tựa bài do
Thụy My đặt)
.
===============================================
.
Vinh
danh Minh Béo - Tại sao lại có thể làm như vậy?
https://www.facebook.com/hoangnguyenvunhabao/posts/10208842416734009
“Đánh kẻ
chạy đi chứ không đánh người chạy lại” là một cách ứng xử đẹp đẽ và nhân văn với
những người từng lầm lỗi biết quay đầu (nên nhấn mạnh “biết quay đầu”). Điều đó
góp phần tạo điều kiện cho những cuộc đời được làm lại. Thậm chí, được thay đổi.
Điều này không đồng nghĩa với trường hợp của
Minh Béo, người vừa được Bộ Văn hoá trao giải thưởng, cũng là một người từng phải
ngồi t.ù vì tội ấu d.âm tại Mỹ.
Sau khi mãn hạn, về nước, Minh Béo gặp phải một
làn sóng phản đối mạnh mẽ. Đa phần là không và không muốn tha thứ, không và
không muốn thấy Minh Béo xuất hiện trong môi trường nghệ thuật nữa.
Có thể ở một mặt nào đó là khắt khe. Nhưng là
sự khắt khe cần thiết để Minh Béo nhận ra toàn bộ sai phạm, vi phạm mà đứng dậy.
Người ta vẫn thấy Minh Béo lập sân khấu, tuyển
diễn viên, diễn kịch. Ừ, thì hoạt động nghệ thuật không ai cấm, nhưng người ta
cần thời gian để tẩy rửa những vết n.hơ nhân ph.ẩm.
Và rồi, lại những lời tố cáo về gạ tình và những
lùm xùm chuyện ái tình xuất hiện xung quanh Minh Béo, sau khi cánh cửa sắt tội
trạng năm xưa được mở ra chưa lâu; và ngày trở lại sân khấu cũng chưa lâu...
***
Giữa bao dòng sự kiện ồn ào, giữa muôn vàn nhớ
quên của người đời, Minh Béo có thêm cơ hội để được người đời quên lãng những
câu chuyện xấu xí từ quá khứ. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi chuyện sẽ ở
yên trong quá khứ, nếu như anh ta vẫn tiếp tục ngựa quen đường cũ.
Có lẽ, sự vinh danh dành cho Minh Béo ở một cơ
quan cấp Bộ, là điều không nên làm. Ít nhất, chưa phải là thời điểm của Minh
Béo. Và nữa, không phải để dành cho một con người như Minh Béo.
Sự vinh danh ấy thực sự phản cảm và một lần nữa
xới lên sự phẫn nộ, khi mà vấn đề bảo vệ trẻ em, lại đang là vấn đề nhức nhối
hiện nay.
Tôi nói “chưa phải thời điểm” vì thực sự, Minh
Béo chưa có một cái gì thể hiện sự hối lỗi hay thay đổi.
Và “không dành cho một người như Minh Béo”, bởi
vì tư cách nghệ sĩ của anh ta không thực sự tồn tại nữa, để được vinh danh.
Nếu như một nơi nào đó vinh danh kiểu giải ao
làng; hoặc vinh danh kiểu trêu đùa chọc ngoáy thì ta không bàn. Nhưng, Bộ Văn
hoá thì, thực sự không thể hiểu nổi.
***
Thông thường, với những nghệ sĩ lầm lỗi, sai
phạm, khi làm lại cuộc đời, người ta sẽ chọn nhiều con đường: một là tận hiến
cho nghệ thuật, hai là cống hiến cho cuộc đời bằng những việc làm ý nghĩa và
truyền cảm hứng thực sự.
Tận hiến cho nghệ thuật, Minh Béo chưa thực sự
có cái gì. Còn cống hiến cho cuộc đời, năm qua, một năm dịch bệnh ròng rã và khắc
nghiệt, bao nghệ sĩ bất chấp mọi thứ, kể cả thị phi độc ác, để lăn xả đi làm
thiện nguyện giúp đời bất chấp hiểm nguy, bất chấp miệng lưỡi người đời.
Trong số họ, không có Minh Béo.
Bạn nói rằng nên nhìn nhân ái hơn với Minh
Béo. Bạn nói rằng “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” và cho
Minh Béo cơ hội...
Vậy tôi hỏi bạn, Minh Béo đã thực sự nhân ái,
để buông tha cho cuộc đời này chưa, để chúng ta phải nhân ái với anh ta?
Minh Béo vẫn “chạy đi” theo những vết trượt
chưa thôi gây ám ảnh chúng ta trong quá khứ, chứ đã thực sự “chạy lại” đâu để
người đời nương tay?
Tạm quên lãng để Minh Béo vẫn kiếm sống từ ánh
đèn sân khấu thời gian qua đã là bao dung lớn với y rồi. Đã cho y cơ hội nhiều
rồi.
Nhưng vinh danh ư? Sao lại có thể làm như vậy?
Sao lại có thể làm được vậy???
Đành rằng không đánh đồng chuyện này với chuyện
nọ, nhưng xin đừng vinh danh một kẻ gây không ít ám ảnh cho các bậc phụ huynh
trong việc bảo vệ an toàn cho những đứa trẻ, nhất là ở cái thời điểm này.
Xin đừng!
.
.
========================================
.
20/01/2022
http://thuymyrfi.blogspot.com/2022/01/le-dung-au-dam-va-tan-tich.html#more
Minh Béo
Năm 2016, nhân sự kiện Mỹ bổ nhiệm Bob Kerrey làm
chủ tịch Đại học Fullbright Việt Nam, có hai luồng quan điểm chính.
1. Ủng hộ: Đại diện tiêu biểu là
ông Đinh La Thăng, lúc đó là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Sài Gòn.
2. Phản đối: Đại
diện tiêu biểu là bà Tôn Nữ Thị Ninh. Bà nói đại ý là ông muốn làm chủ tịch đâu
thì làm, nhưng không được làm ở Việt Nam. Rằng tội ác của ông đã gây ra là khó
dung thứ, việc ông có mặt chỉ khoét sâu thêm nỗi đau vân vân. Và bà viết hẳn một
thư ngỏ.
Lưu ý rằng Bob Kerrey là người chỉ huy, trực
tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thôn Thạnh Phong năm 1969, giết hại 21 dân thường
bao gồm người già và trẻ em, đồng thời được chính phủ Mỹ tặng huân chương vì
thành tích đó.
Thế rồi, ông Thăng đi tù, Bob thôi không làm
chủ tịch sau đó, nên tôi tin bà Ninh đúng.
Nhân sự kiện một kẻ ấu dâm được trao giải thưởng
về văn hóa, cũng có hai luồng quan điểm như trên.
1. Bộ Văn hóa ủng hộ, khép lại quá khứ ấu dâm,
hướng đến tương lai … dâm mát hơn.
2. Nhiều người dân phản đối, rằng mày giải đâu
thì giải, đừng giải trên đất nước này. Dù văn hóa chúng tao thiếu thốn, nhưng
không thiếu đến mức tôn vinh một kẻ ấu dâm bệnh hoạn. Đi ngược lại thuần phong
mỹ tục, chà đạp lên lương tri nhân loại. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng
chân lý đó không hề thay đổi.
Qua đây, tôi mong rằng, nếu bà Ninh còn sống
và còn tỉnh táo như xưa, mong bà, bằng uy tín của mình, hãy nói lên tiếng nói
hào hùng ngày cũ, giúp toàn thể nhân dân thấp cổ bé họng hơn Bộ Văn hóa, cất
lên tiếng nói lương tri của một con người, của một người bà, người mẹ. Lên tiếng
bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ sự chà đạp của Bộ Văn hóa lên nền văn hóa nước
nhà, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nền văn hóa được chủ tịch HCM tài bồi và vun
đắp không thể khiếm khuyết và què cụt đến mức ấy được, thưa bà.
Còn nếu không, chúng ta hãy chấp nhận một điều,
là chúng ta không có văn hóa với những hạt nhân đại diện có văn hóa. Chúng ta
chỉ có hận thù và thiểu năng xúc cảm trước nỗi đau của trẻ thơ.
LÊ DŨNG 20.01.2022
No comments:
Post a Comment