Wednesday, January 19, 2022

PHẠM ĐOAN TRANG ĐƯỢC TRAO GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ MARTIN ENNALS (Luật Khoa, BBC News TV, RFA)

 



 

Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền quốc tế Martin Ennals

LUẬT KHOA TẠP CHÍ

19/01/2022

https://www.luatkhoa.org/2022/01/pham-doan-trang-duoc-trao-giai-thuong-nhan-quyen-quoc-te-martin-ennals/

 

Nhà báo vừa bị chính quyền kết án nay lại được quốc tế tôn vinh.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2022/01/Trang-ME-1024x536.jpg

Minh họa: Luật Khoa. Ảnh: Martin Ennals Award, Amnesty.org.

 

Ngày 19/1/2022, từ Geneva, Thụy Sĩ, ban tổ chức Giải thưởng Martin Ennals dành cho Nhà hoạt động Nhân quyền đã xướng tên Phạm Đoan Trang – nhà báo, nhà hoạt động người Việt Nam vừa bị chính quyền kết án chín năm tù hồi tháng trước.

 

Phạm Đoan Trang được vinh danh vì các nỗ lực từ những năm 2000 trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ban tổ chức giải thưởng đặc biệt nhắc đến những sáng kiến truyền thông độc lập của cô, bao gồm Luật Khoa tạp chí và Nhà xuất bản Tự Do. Theo họ, trong một quốc gia chuyên chế như Việt Nam, những tổ chức độc lập này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khác cùng lên tiếng vì nhân quyền, và chúng cũng là lý do khiến Đoan Trang trở thành mục tiêu truy đuổi của chính quyền.

 

Nhà báo Phạm Đoan Trang đã liên tục bị quấy nhiễu trong suốt thời gian hoạt động. Cô bị đánh nhiều lần, dẫn đến những chấn thương lâu dài. Đoan Trang bị bắt vào ngày 7/10/2020, bị giam giữ biệt lập suốt hơn một năm, sau đó bị kết án chín năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [1] Bản án này bị các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ. [2] Hiện tại, Đoan Trang bị giam tại Hà Nội. Cô vẫn không được phép gặp gia đình và không được điều trị y tế trong khi sức khỏe ngày càng giảm sút.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2022/01/DT-1024x789.jpg

Phạm Đoan Trang bị giải đi sau phiên tòa ngày 14/12/2021. Ảnh: Lê Kiên/ TTXVN.

 

Thay mặt Phạm Đoan Trang phát biểu tại buổi họp báo công bố giải thưởng chiều nay, ông Trịnh Hữu Long, người đồng sáng lập, tổng biên tập Luật Khoa tạp chí nói rằng giải thưởng này khẳng định những việc làm của người cộng sự của mình là đúng đắn.

 

“Giải thưởng Martin Ennals mà Đoan Trang được nhận hôm nay gửi đi thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng đến chính quyền chuyên chế của Việt Nam, và quan trọng hơn là đến người dân Việt Nam, rằng những gì Trang đã làm là đúng đắn, và cộng đồng quốc tế đứng về phía cô ấy”, Trịnh Hữu Long nói.

 

“Câu chuyện của Phạm Đoan Trang chính là minh họa cho tình hình nhân quyền tại Việt Nam”, ông nhấn mạnh.

 

Giải thưởng Martin Ennals được tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận nỗ lực của các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới và vận động cho việc bảo vệ họ. Giải thưởng này được thành lập từ năm 1992, đặt tên theo Martin Ennals, nhà hoạt động nhân quyền người Anh từng là Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế từ năm 1968 đến năm 1980. Hội đồng chấm giải là một ủy ban độc lập bao gồm đại diện của mười tổ chức nhân quyền uy tín trên thế giới.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2022/01/ME.jpg

Tiến sĩ Daouda Diallo (trái) và Abdul-Hadi Al-Khawaja – hai nhà hoạt động nhân quyền cùng được vinh danh trong giải thưởng Martin Ennals năm 2022. Ảnh: iBurkina.com, Bahrain Center for Human Rights.

 

Cùng nhận giải thưởng năm 2022 với Phạm Đoan Trang là hai nhà lãnh đạo phong trào nhân quyền khác: Tiến sĩ Daouda Diallo đến từ Burkina Faso (một quốc gia ở khu vực Tây Phi) và ông Abdul-Hadi Al-Khawaja đến từ Bahrain (một đảo quốc theo chế độ quân chủ thuộc Vịnh Ba Tư). Cả ba người này đều hoạt động tích cực trong việc thu thập bằng chứng và tư liệu hóa các vụ việc vi phạm nhân quyền.

 

Theo ban tổ chức, Phạm Đoan Trang, Abdul-Hadi Al-Khawaja và Tiến sĩ Daouda Diallo được nhận giải vì họ đã can đảm đấu tranh bảo vệ các giá trị nhân quyền với chủ trương phi bạo lực, bất chấp rủi ro đến tính mạng. Họ đã lãnh đạo và truyền cảm hứng cho nhiều người, và đều đang ở trong tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp.

 

Ở Bahrain, ông Al-Khawaja bị kết án chung thân và đã phải ngồi tù đến năm thứ mười, còn Tiến sĩ Diallo thì là mục tiêu của rất nhiều lời đe dọa trong bối cảnh xung đột vũ trang tại Burkina Faso.

 

Lễ trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào ngày 2/6/2022 tại Geneva, Thụy Sĩ. Mỗi người được giải sẽ nhận số tiền thưởng từ 20.000-30.000 Francs Thụy Sĩ (tương đương khoảng 500–750 triệu đồng). Mạng lưới của giải thưởng Martin Ennals cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động quảng bá và vận động ở tầm quốc tế cho những nhà hoạt động nhân quyền được vinh danh.

 


 

Chú thích

 

1.  Luật Khoa tạp chí (2021, December 14). Tường thuật trực tiếp: Đoan Trang lĩnh 9 năm tù giam. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2021/12/live-phien-toa-so-tham-vu-an-pham-doan-trang/

 

2.  BBC News Tiếng Việt. (2021, December 17). Việt Nam kết án nhà hoạt động: LHQ và ngoại giao bốn nước G7 bất bìnhhttps://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59670124

15 tháng 12 2021

Cập nhật 17 tháng 12 2021

 

=======================================

 

 

Giải thưởng Martin Ennals 2022 được tặng cho bà Phạm Đoan Trang

BBC News Tiếng Việt

19/01/2020

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60053116

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/587A/production/_113005622_c1eeeed6-b4c5-47bf-92c0-a8386175bc69.jpg.webp

Nhà báo, nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang cũng là người phát ngôn của NXB Tự do cùng các ấn phẩm do NXB Tự Do phát hành.

 

Bà Phạm Đoan Trang, bị Việt Nam tuyên án 9 năm tù hồi tháng 12, vừa được một tổ chức ở Geneva trao giải nhân quyền.

 

Án tù 9 năm cho nhà báo Phạm Đoan Trang

VN: Về kiến nghị bỏ các điều 109, 117 và 331 Bộ Luật hình sự VN

 

Giải thưởng Martin Ennals 2022 dành cho những người bảo vệ nhân quyền được tặng cho bà Đoan Trang, Daouda Diallo ở Burkina Faso và Abdul-Hadi Al-Khawaja ở Bahrain.

 

Thông báo ngày 19/1 nói Phạm Đoan Trang là "một nhà báo, biên tập viên và là nhà hoạt động dân chủ hàng đầu ở Việt Nam, nơi mà Đảng Cộng sản hầu như không chừa không gian nào cho các tiếng nói đối lập phát triển".

 

'Truyền thông độc lập'

 

"Cô đã điều hành nhiều cơ quan truyền thông độc lập để nâng cao nhận thức của người Việt Nam về những quyền cơ bản của mình, và truyền cảm hứng cho nhiều nhà báo và nhà hoạt động khác lên tiếng."

"Cô là một trong những nhà hoạt động bị chính quyền truy đuổi gắt gao nhất tại Việt Nam. Vào tháng 10/2020, cô bị bắt. Ngày 14/12/2021, Phạm Đoan Trang bị kết án chín năm tù vì "tuyên truyền chống nhà nước". Ngày càng có nhiều tiếng nói quan ngại về tình trạng sức khoẻ của cô."

 

Ban tổ chức nói giải của họ được trao cho những Người bảo vệ Nhân quyền cần được bảo vệ khẩn cấp ví dụ người đang ở trong tù hoặc bị đe dọa bỏ tù.

 

Mỗi người được giải này sẽ được tặng tiền thưởng từ 20.000-30.000 franc Thụy Sĩ.

 

Ban tổ chức nói tầm quan trọng của Giải thưởng này không chỉ là tài chính, mà có thể góp phần bảo vệ họ thông qua sự ủng hộ của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

 

Trang web ban tổ chức ghi nhận định của hai trong số các giám khảo của giải.

 

"Phạm Đoan Trang là một người truyền lửa cho rất nhiều nhà hoạt động và nhà báo ở Việt Nam, nơi mà tự do biểu đạt bị xem là mối đe dọa", Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch chia sẻ.

 

"Các tác phẩm của Phạm Đoan Trang không chỉ cần thiết mà còn hoàn toàn chính danh, chúng là những thứ thiết yếu. Cô nên được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện", Friedhelm Weinberg, Giám đốc điều hành HURIDOCS phát biểu.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/125D3/production/_114791257_92646764_2844872642265237_4961254772448428032_n.jpg.webp

Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang

 

Tối 14/12/2021, sau một ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bà Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi) 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999.

 

"Bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi, tuy nhiên vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh", bản án nêu.

 

---------------

 

TIN LIÊN QUAN

 

Tòa Hà Nội xử tù 9 năm nhà báo tự do Phạm Đoan Trang

14 tháng 12 năm 2021

.

Từ phiên tòa Phạm Đoan Trang, VN trông đợi gì ở Mỹ trong vấn đề nhân quyền?

14 tháng 12 năm 2021

.

HRW nói về phiên xử Phạm Đoan Trang và nhân quyền Việt Nam

10 tháng 12 năm 2021

.

Người ủng hộ làm thơ, viết thư gửi Phạm Đoan Trang trước phiên xét xử

14 tháng 12 năm 2021

.

VN: Các tổ chức dân sự kiến nghị bỏ các điều 109, 117 và 331 Bộ Luật hình sự VN

11 tháng 1 năm 2022

.

Tự do tôn giáo VN: Khi tu sĩ muốn đứng ngoài giáo hội 'chính thống'

14 tháng 1 năm 2022

.

Việt Nam: Không nên ‘quy định thái quá’ với dân về quê ăn Tết

18 tháng 1 năm 2022..

.

Blogger Phạm Đoan Trang phải ẩn trốn sau khi bị thẩm vấn

2 tháng 3 năm 2018

.

Tổ chức nhân quyền đề nghị VN 'ngưng trấn áp NXB Tự Do'

28 tháng 11 năm 2019

.

Phạm Đoan Trang: NXBTD bị trấn áp vì muốn khai dân trí và nói sự thật

22 tháng 6 năm 2020

.

===========================================

.

Tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang được trao giải Martin Ennals

RFA
2022.01.19

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/jailed-independent-journalist-pham-doan-trang-awarded-with-martin-ennals-prize-01192022063645.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/jailed-independent-journalist-pham-doan-trang-awarded-with-martin-ennals-prize-01192022063645.html/@@images/9b53aab4-c1e8-4b0f-a556-f5d9fa5a6b53.jpeg

Nhà báo Phạm Đoan Trang.  FB Phạm Đoan Trang

 

Nhà báo độc lập/nhà hoạt động cho nhân quyền Phạm Đoan Trang, người đang phải thụ án chín năm tù giam ở Hà Nội, vào ngày 19/1 được trao giải Martin Ennals năm 2022.

 

Đây là giải thưởng hằng năm dành cho những nhà bảo vệ nhân quyền. Các đề cử và khôi nguyên giải được một hội đồng tuyển chọn gồm 10 thành viên của các tổ chức nhân quyền phi chính phủ hàng đầu thế giới. Giải thưởng nhằm bảo vệ và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền đang gặp nguy khốn.

 

Ban tổ chức giải Martin Ennals từ Geneva nhận định bà Phạm Đoan Trang là một nhà báo hàng đầu và là một quán quân về tự do biểu đạt tạo nguồn cảm hứng lên tiếng cho nhiều người khác.

 

Thành tích của bà Phạm Đoan Trang được nêu ra để vinh danh bà là nỗ lực bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Những nỗ lực này được ghi dấu qua khả năng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với thành tích nhân quyền đáng quan ngại của Chính phủ Hà Nội. Trên trang blog cá nhân của bà có những bản dịch Tiếng Anh các bài viết của chính bà. Bà cũng từng ra nước ngoài cùng với những bloggers và nhà hoạt động khác để kêu gọi chú ý đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

 

Bà được nhận định là một trong những người bảo vệ nhân quyền bị truy bức có ảnh hưởng và đáng kính trọng nhất tại Việt Nam hiện nay. Bà còn được cho là một nguồn cảm hứng lớn và là nơi tư vấn cho xã hội dân sự và cho thế hệ kế tiếp những người bảo vệ nhân quyền.

Từ khi bị bắt vào tháng 10 năm 2020 cho đến tháng 10/2021 bà bị biệt giam. Đến ngày 14/12 năm ngoái bà bị đưa ra xét xử và chịu án tù chín năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

 

Giải Martin Ennals là phần thưởng quốc tế mới nhất dành cho bà Phạm Đoan Trang. Hồi năm 2017 bà được trao giải Homo Homini của tổ chức People In Need. Năm 2018, bà nhận được giải của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam. Năm 2019, bà được giải hạng mục ‘Tầm Ảnh hưởng’ của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

 

--------------------

 

Tin, bài liên quan

·         Séc: Người Việt biểu tình trước ĐSQ Việt Nam phản đối bỏ tù các nhà hoạt động

·         Liên Hiệp Quốc lên án các phiên toà xử những nhà hoạt động ở Việt Nam liên tiếp trong tháng 12

·         Nhà báo Phạm Đoan Trang bị xử chín năm tù giam

·         VN cũng tổ chức hoạt động nhân ngày Nhân quyền Quốc tế

·         Tám chuyên gia LHQ bác bỏ cáo buộc của Nhà nước VN đối với Phạm Đoan Trang





No comments: