NHÂN BỨC
THƯ CỦA NHÀ VĂN VŨ NGỌC TIẾN CẢM ƠN HỘI NHÀ VĂN VN KẾT NẠP VÀ XIN PHÉP TỪ CHỐI!
https://www.facebook.com/nhavandoclap/posts/1299111683935035
Đây là dịp thú vị để tôi nói mấy dòng về Hội
Nhà Văn VN và các bạn văn của mình trong Hội.
Nhà văn Vũ Ngọc Tiến nói rõ: ủng hộ ông chủ tịch
Hội và Ban chấp hành khoá X có cố gắng đổi mới và thiện chí với mình, nhưng xin
từ chối vì đơn xin vào hội của ông từ 1996 mà đến giờ mới được xét, hihi. Mà ông
đã sắp 80, xin để tập trung thời gian sức khoẻ làm việc nghiên cứu, viết lách
cuối đời!
Tôi ủng hộ ông về cả 2 vế! Sòng phẳng, đàng
hoàng. Tư cách trí thức Hà Nội truyền thống!
Thư ông làm tôi nhớ trường hợp mình. Cũng vào
dịp những năm sau “đổi mới” 1986. Tôi đến chơi NXB Văn học, hai bạn thơ của tôi
là Lữ Huy Nguyên (giám đốc NXB) và Vũ Quần Phương (trưởng phòng văn học hiện đại)
nói: Hoàng Hưng viết đơn vào Hội đi, chúng mình giới thiệu.
Tôi cảm ơn và hỏi lại: – Vào Hội thì tôi có
quyền lợi gì? Làm thơ có hay hơn không?
Đáp: Để vui với anh em thôi!
Tôi: Thì không vào tôi vẫn vui với các anh đấy
thôi! Còn vào, thì phải có quyền lợi (tất nhiên có nghĩa vụ). Trước nhất là được
Hội bảo vệ. Nhưng khi tôi bị bắt (1982), CA đến gặp Thường vụ Hội (tôi không muốn
nêu tên người quá cố), hỏi về tôi, thì được trả lời: – các đồng chí cứ làm việc
thẳng tay!!! (Lời kể của chính CA, không biết chính xác đến đâu). Vậy thì vào Hội
làm gì?
Vậy mà… 2 kỳ bầu cử Ban chấp hành sau đó, vẫn
có hội viên đề cử tôi vào BCH, hihi. Lại có lần, cùng ở chỗ nhà văn Nguyễn Khắc
Phục, Phục nói: “Ông Thỉnh phải mời ông Hưng phụ trách đối ngoại!”. Thỉnh há miệng:
“Ông không biết ông Hưng chưa hề vào Hội?”.
Vì họ không thể ngờ HH làm thơ từ thập niên
1960, đã có giải Thơ từ 1965, bạn cùng lứa với hầu hết các quan chức Tuyên huấn
và Văn hoá cao cấp thời đó, lại không phải hội viên HNV, hihi…
Vậy tức là: Hội là Hội, bạn văn là bạn văn!
Ngay thời Hữu Thỉnh, người bị chê nhiều vì ôm
ghế quá lâu, vì khấu đầu quá mức (đến… hói xọi cả đầu), nhưng mỗi lần gặp tôi ở
chốn công khai, đều mắt nhìn mắt… say đắm, bắt tay thật chặt, lắc lắc thật lâu
(gần nhất là trong đám tang nhà thơ Lê Đạt). Có lần, khi biên tập để đăng bài
tôi viết về Những cách tân trong Thơ (Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương
Tường…), ông mời tôi đến báo, và gạch mấy chữ trong bản thảo, nói thẳng: “Ông
phải nộp thuế 5% cho cách mạng” (tức bỏ mấy chỗ “nhạy cảm”)! Tôi OK. Tiễn tôi
ra cửa, ông “mặt nhìn mặt, tay cầm tay”, hỏi: “Ông thấy tôi có phải là người tử
tế?”. Tôi cười: “Ông phải tự biết mình chứ, sao lại hỏi tôi?”.
Thật ra, tôi không thiếu sự thông cảm cho những
bạn văn làm việc trong Hệ thống, luôn bị giằng co giữa con người nghệ sĩ, tự
do, biết chân-thiện-mỹ với con người của bộ máy buộc phải tuân phục Tổ chức!!!
Cũng như những người buộc phải gắn với một cơ quan, hội đoàn để có thể làm việc!
Dưới gầm trời toàn trị, mấy ai thoát khỏi vòng kim cô!
Bản thân tôi, rất biết ơn Hội Nhà văn những
năm mình mới làm thơ, báo Văn Nghệ của Hội với các anh Phạm Hổ, Trinh Đường,
NXB với các ông Yến Lan, Khương Hữu Dụng, Thư viện của Hội với kho sách tiếng
Pháp… cũng như Hội Văn nghệ Hải Phòng với nhà thơ Nguyễn Viết Lãm, đã góp phần
quan trọng làm nên tên tuổi HH. Nhưng khi trưởng thành, “giác ngộ chính trị” và
hiểu rõ sự thật về hội đoàn Nhà nước, thì đành chia tay! Sự kiện dẫn đến chia
tay là buổi họp cộng tác viên Thơ báo Văn nghệ năm 1973, khi ông Chế đi họp
Tuyên huấn về, lên án các cây bút “trẻ” (Vòng trắng, Đêm đợi tàu, Cây táo…) và
khẳng định: “Khi trông thấy máy bay ta rơi, phải hô to “máy bay địch rơi”, “Đảng
có thể không cần đến một thế hệ các anh!”.
Chuyện xưa tạm thế! Giờ chuyện hôm nay: Chủ tịch
mới của HNV là một nhà thơ, hoạ sĩ cách tân từ lâu, chịu ảnh hưởng văn hoá hiện
đại Âu Mỹ khá rõ, đã thể hiện bản lĩnh khi làm công việc Giám đốc NXB Hội Nhà
văn, và từ khi làm Chủ tịch Hội, cũng chứng tỏ khuynh hướng khuyến khích đổi mới.
Tất nhiên, không ai trông đợi ông tách khỏi sự lãnh đạo của Tuyên huấn Đảng,
hay bỏ khẩu hiệu “Vì chủ nghĩa xã hội”, hihi.
Xin kể một câu chuyện chưa mấy ai biết:
Tháng 1/2021, khi làm sự kiện “Đặng Đình Hưng
– Một bến lạ”, tôi đã lưu ý Viện Pháp trân trọng mời ông Tân Chủ tịch Hội Nhà
văn VN, người đã giúp cuốn sách ra đời suôn sẻ. Hôm sau, Tân Đại sứ Pháp mời ăn
trưa, có nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, nhà văn Bảo Ninh (tác giả VN duy nhất ông đã đọc),
hoạ sĩ Lê Thiết Cương, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và… tui. Ông Đại sứ Pháp muốn
được nghe về tình hình văn nghệ hiện nay. Bảo Ninh nói: anh Hoàng Hưng là lão
làng, mời anh nói trước. Tui: NO, đây có ông chủ tịch hội đoàn chính thống, xin
để ông ấy nói trước. Ông Thiều khẳng định mong muốn một thời kỳ cởi mở cho văn
học… Đến tôi, tôi nói: Hôm nay ông Tân Đại sứ có duyên mời ngồi cùng một bàn với
2 nhân vật: một lãnh đạo của Hội Nhà văn của nhà nước, một là thành viên sáng lập
Ban vận động Văn đoàn Độc lập, thật ý nghĩa, hihi!
Túm lại: Chuyện của ta với Hội là một chuyện!
Chuyện của ta với anh em bạn văn trong Hội là một chuyện! Chuyện Văn chương VN:
là chuyện lớn của mọi người cầm bút, không phân biệt Hội hay không Hội!
Hình :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1299111617268375&set=a.546436122535932
.
No comments:
Post a Comment