Canada
không biết trước về hiệp ước an ninh mới giữa Hoa Kỳ, Úc và Anh
Robert
Fife & Steven Chase
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON SEPTEMBER
18, 2021
Theo giới chức chính phủ cao cấp, tuần này, chính
phủ Canada đã gặp bất ngờ khi Hoa Kỳ, Anh và Úc công bố một hiệp ước an ninh mới,
không có Canada, để đối đầu với ảnh hưởng quân sự và chính trị ngày càng tăng của
Trung Hoa ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Úc Scott
Morrison, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố
một hiệp ước quốc phòng mới giữa ba quốc gia vào thứ Tư. REUTERS
Ba công chức, đại diện cho các bộ ngoại giao,
quốc phòng và tình báo của Canada, nói với The Globe and Mail rằng Ottawa đã
không được hỏi ý kiến về hiệp ước AUKUS và không biết gì về hiệp ước an ninh ba bên sẽ được
công bố cho đến khi nó được Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris
Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison công bố vào thứ Tư.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc và Australia đã
liên hệ với Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan để thông báo về quyết định
này ngay trước khi hiệp ước được công bố vào cuối buổi chiều. Bộ trưởng Ngoại
giao Marc Garneau đã nhận được điện thoại từ ngoại trưởng Australia. Daniel
Minden, phát ngôn viên của bộ trưởng Sajjan, cho biết Ottawa đã được cập nhật về
các cuộc đàm phán giữa các nước.
Một trong những công chức Canada gọi hiệp ước
này là “Ba mắt” mới và nói rõ ràng rằng các đồng minh thân cận nhất của Canada coi Ottawa là “người
chị em yếu ớt” về mặt đứng lên chống lại Trung Hoa. Globe and Mail không
xác định danh tính các quan chức vì họ không được phép thảo luận vấn đề một
cách công khai.
“Ba Mắt” là thuật ngữ dùng để nói đến những gì
đang trở thành một câu lạc bộ nhỏ hơn trong liên minh chia sẻ thông tin tình
báo Five Eyes, gồm Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc, Canada và New Zealand. Hiệp ước Five
Eyes đã hiện hữu từ 75 năm qua. Thành viên của Five Eyes chia sẻ các tín hiệu
tình báo thu thập được từ các liên lạc bị chặn, cũng như thông tin tình báo
quân sự và thông tin tình báo thu thập trực tiếp từ các nguồn của con người.
Liên minh ba bên mới, gọi là AUKUS, theo tên
viết tắt của ba quốc gia, sẽ cho phép chia sẻ nhiều hơn thông tin trong các lĩnh
vực như trí tuệ nhân tạo, khả năng phòng thủ trên không và dưới nước. Mỹ và Anh
Quốc cũng đã đồng ý giúp Úc mua các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử năng, điều này
sẽ cho phép Úc mở các cuộc tuần dương dưới biển lâu hơn. Úc sẽ trở thành quốc
gia thứ hai, sau Anh vào năm 1958, được phép tiếp xúc với kỹ thuật sức đẩy dùng
nguyên tử năng của Hoa Kỳ.
Thủ tướng Justin Trudeau hôm thứ Năm đã bác bỏ
việc không có Canada trong hiệp ước an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương, nói rằng đó
chỉ là một cách cho Hoa Kỳ bán tàu ngầm chạy bằng nguyên tử năng cho Australia.
Phát biểu với các phóng viên tại Montreal, Thủ
tướng Trudeau cho biết Canada vẫn sẽ có quyền dùng và chia sẻ thông tin về
quốc phòng và tình báo với tư cách là thành viên của liên minh Five Eyes. Ông
nói :
“Chúng ta tiếp tục là thành viên của Five Eyes. Đây
là một thỏa thuận về tàu ngầm chạy bằng nguyên tử năng, mà Canada hiện chưa có
hoặc sẽ sớm có mặt trên thị trường của Úc.”
Phó Đô đốc đã nghỉ hưu Mark Norman, người từng chỉ huy Hải quân Hoàng gia Canada, cho biết Canada lẽ ra
phải là một phần của hiệp ước quốc phòng này, mà ông mô tả là một thỏa thuận ba
bên “chưa từng có”.
Ông cho biết ông rất ngạc nhiên khi nghe Mr.
Trudeau coi hiệp ước này chỉ là một thỏa thuận mua tàu ngầm. Ông nói :
“Tôi nghĩ điều đó gây hiểu lầm và đáng lo ngại… Tôi
muốn tin rằng ông ấy đã không được nhân viên thông báo đầy đủ.”
Vị sĩ quan hải quân đã nghỉ hưu cho biết rằng,
nếu Mr. Trudeau đã được thông báo đầy đủ thì “ông ấy không hiểu những gì đang
diễn ra trên trường quốc tế và ông ấy không hiểu tầm quan trọng của một thỏa
thuận như thế này vì nó liên quan đến an ninh quốc tế.”
Ông nói rằng thỏa thuận AUKUS vượt xa việc tiếp
cận với kỹ thuật tầu ngầm của của Hoa Kỳ :
“Đây là về việc tiếp cận cả các kỹ thuật hiện tại và
mới nổi, từ mạng và trí tuệ nhân tạo, âm học và chiến tranh dưới nước — một loạt
các khả năng chiến lược rất quan trọng.”
Norman cho biết Canada có nhiều
lợi ích quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, gồm thương mại, thúc đẩy nền
pháp trị và dân chủ, đồng thời chống lại hành vi hiếu chiến và đường lối của
Trung Hoa, nhưng ông nghi ngờ các đồng minh thân cận không coi trọng các cam kết
quốc phòng của Canada. Ông nói :
“Tôi không nghĩ rằng các đồng minh của chúng tôi
nghĩ rằng chúng ta nghiêm túc về mặt vấn đề phòng thủ. Tôi nghĩ rằng họ lo ngại
không chỉ về chi tiêu quốc phòng của chúng ta, mà còn về mức độ mà các cam kết
[quốc tế] của chúng ta vừa lâu dài vừa có ý nghĩa.”
Stephanie Carvin, cựu
chuyên gia phân tích an ninh quốc gia và là phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại
Đại học Carleton, cho biết hiệp ước quốc phòng Mỹ-Anh-Úc là bước tiến mới nhất
của hợp tác quân sự và tình báo giữa ba quốc gia đó. GS. Carvin nói :
“Three Eyes là rất thực. Úc có chiến lược trong việc
làm cho Washington biết đến sự có mặt của mình, được cho là nhiều hơn so với
Canada dù Canada gần Mỹ hơn về mặt địa lý.”
Carvin cho biết việc Canada không có mặt trong
thỏa thuận mới là phù hợp với mức độ tham gia thấp của nước này ở Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương :
“Chúng ta đã không tham gia một liên minh quân sự ở
Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh Đại Hàn. Và chính phủ Canada chưa bao giờ
giải quyết câu hỏi liệu đây có còn là tư thế an ninh đúng đắn hay không.”
Giới lãnh đạo của hai đảng Bảo thủ và Tân Dân
chủ đã chỉ trích Trudeau để Canada không có mặt trong hiệp ước AUKUS, họ nói,
có thể gây thêm áp lực lên Trung Hoa trong việc tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế
và kiềm chế chủ nghĩa bành trướng. Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Erin O’Toole
nói với các phóng viên tại một điểm dừng khi vận động tranh cử hôm thứ Năm :
“Đây là một ví dụ khác mà ông Trudeau bị các nước bạn
và đồng minh của chúng ta trên thế giới coi thường. Canada đang trở nên không
đáng kể hơn dưới thời ôngTrudeau.”
O’Toole cho biết ông sẽ tìm cách tham gia thỏa
thuận an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương mới nếu đảng Bảo thủ được bầu vào thứ Hai.
Lãnh đạo NDP Jagmeet Singh, phát biểu với các
phóng viên hôm thứ Năm, đã đặt câu hỏi liệu Mr. Trudeau đã suy nghĩ nghiêm túc
về tầm quan trọng của hiệp ước ba bên mới trong khi bận tâm với việc vận động
tranh cử hay chưa. Ông nói, bằng cách tham gia thỏa thuận này, Canada có thể
tăng áp lực lên Trung Hoa để trả tự do cho hai người Canada Michael Spavor và
Michael Kovrig đang bị Trung Hoa giam giữ.
Jagmeet Singh nói
với các phóng viên :
“Hiệp ước có vẻ như là một con đường có thể dùng để
gây thêm áp lực [đối với Trung Hoa]. Canada vắng mặt. Một lý do khác lẽ ra tại
sao không nên có cuộc bầu cử này.”
Mỹ, Anh, Australia và các nước khu vực Ấn Độ –
Thái Bình Dương ngày càng lo lắng về việc Bắc Kinh đang nhanh chóng hiện đại
hóa lực lượng vũ trang và tăng cường sự hiện diện quân sự ở các vùng biển đang
có tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trung Hoa đã phản ứng gay gắt với quan hệ đối
tác mới. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Hoa Zhao Lijian cho biết ba nước đang
“gây thiệt hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực.”
Phát ngôn nhân của Tòa Bạch Ốc Jen Psaki biện
hộ cho quyết định Hoa Kỳ, nói rằng “chúng tôi không đi kiếm chuyện với Trung
Hoa.” Thay vào đó, Psaki nói, đây là hiệp ước “về an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương.”
Thỏa thuận mua tàu ngầm này cũng là một đòn
giáng mạnh vào Pháp, vì Australia có ý định xé bỏ thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD
để mua các tàu ngầm thông thường của Pháp. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves
Le Drian gọi việc mất thỏa thuận là một “cú đâm sau lưng”.
Phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp giữa
Hoa Kỳ và các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Úc ở Washington, Hoa Kỳ. Ngoại
trưởng Antony Blinken cho biết Pháp vẫn là một “đối tác quan trọng” trong khu vực
Ấn Độ-Thái Bình Dương.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Canada
caught off guard by new security pact between U.S., Australia and Britain |
Robert Fife & Steven Chase | The G&M | Sept 17, 2021. Với tin của
Reuters.
.
==================================================
.
.
XEM THÊM
Cử tri Canada tiếp
tục chọn đảng Cấp Tiến của Trudeau
Người
Việt
September 20, 2021
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/cu-tri-canada-tiep-tuc-chon-dang-cap-tien-cua-trudeau/
TORONTO (AP) – Cử
tri Canada tiếp tục trao cho đảng Cấp Tiến của Thủ Tướng Justin Trudeau vòng
nguyệt quế chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội nước này hôm Thứ Hai, 20
Tháng Chín, nhưng trong lúc này không rõ liệu canh bạc giành đa số ghế của ông
có thành công hay không.
Đảng Cấp Tiến hiện đang trên đà giành được nhiều
ghế nhất so với bất kỳ đảng nào khác, theo AP.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/09/TS-canada-trudeau-1.jpeg
Ông Justin Trudeau,
thủ tướng Canada. (Hình: Cole Burston/Getty Images)
Ông Justin Trudeau, 49 tuổi, nắm giữ quyền lực
từ ánh hào quang của cha mình, cố Thủ tướng Pierre Trudeau, biểu tượng của đảng
Cấp Tiến, khi ông thắng cử lần đầu vào năm 2015 và liên tiếp dẫn dắt đảng về
đích trong hai cuộc bầu cử sau đó.
Đảng Cấp Tiến dẫn đầu trong 148 địa hạt, Đảng
Bảo thủ 103, Bloc-Québécois 28 và Đảng Tân Dân Chủ 22.
Hạ Viện Canada có 338 ghế, đảng nào đạt 170 sẽ
nắm đa số.
Thủ Tướng Trudeau đặt niềm tin rằng người
Canada không muốn có một chính phủ đảng Bảo Thủ trong thời kỳ đại dịch.
Canada hiện là một trong những quốc gia được
chích ngừa đầy đủ nhất trên thế giới và chính phủ của Trudeau đã chi hàng trăm
tỷ Gia Kim để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh bế tắc và ông Trudeau cho rằng
cách giải quyết chống dịch của Đảng Bảo thủ, vốn tỏ ra hoài nghi về việc cách
ly và bắt buộc chích ngừa, sẽ rất nguy hiểm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/09/TS-canada-trudeau-2-1068x631.jpeg
Thủ Tướng Justin
Trudeau tranh luận với ông Erin O’Toole, lãnh đạo đảng Bảo Thủ, ngày 8 Tháng
Chín tại Quebec. (Hình: JUSTIN TANG/POOL/AFP via Getty Images)
Vị thủ tướng cấp tiến khẳng định rằng người
dân Canada cần một chính phủ tin vào khoa học.
Ông Erin O’Toole, lãnh đạo đảng Bảo thủ, không
yêu cầu các ứng cử viên của đảng mình phải chích ngừa và không cho biết có bao
nhiêu người chưa được chích vaccin.
Ông O’Toole mô tả việc tiêm chủng là một quyết
định sức khỏe cá nhân, nhưng càng lúc càng nhiều người Canada tham gia việc
chích ngừa và tỏ ra khó chịu với những người không chịu chích.
Phe đối lập đã không ngừng cáo buộc ông
Trudeau về việc đưa ra một cuộc bỏ phiếu sớm, hai năm trước thời hạn, mà họ cho
là không cần thiết.
Người bảo thủ cho rằng hành động của vị thủ tướng
chỉ cho tham vọng cá nhân của ông.
Thủ Tướng Trudeau ủng hộ việc bắt buộc người
dân Canada khi sử dụng đường hàng không hoặc hoả xa phải được chích ngừa, điều
mà đảng Bảo Thủ phản đối.
Và thực tế chỉ ra rằng tỉnh bang Alberta, được
điều hành bởi một chính quyền Bảo thủ, đang gặp khủng hoảng vì dịch. (MPL)
No comments:
Post a Comment