The
Economist
Đỗ Đặng Nhật Huy dịch
21/05/2020
Amphan, cơn bão mạnh nhất tấn công Ấn Độ và
Bangladesh trong hơn một thập niên, đã đổ bộ vào Sundarbans, khu rừng ngập mặn
giữa hai nước này. Siêu bão làm tốc mái các ngôi nhà và gây mất điện. Ở
Bangladesh, khoảng 2,4 triệu người đã sơ tán đến nơi trú bão, trong số đó có
hàng trăm người tị nạn Rohingya đang trú ở một hòn đảo trong Vịnh Bengal.
Brazil ghi nhận 1.179 trường hợp tử vong do
covid-19 hôm thứ Ba, đánh dấu lần đầu tiên số người thiệt mạng hàng ngày của họ
vượt 1.000. Tổng số người chết đã lên đến 17.971. Tổng thống Jair Bolsonaro,
người đã bị chỉ trích vì xem thường đại dịch, bắt chước Tổng thống Mỹ Donald
Trump khi quảng cáo hydroxychloroquine (thuốc sốt rét) như một liều thuốc thần
chống covid-19. Các chuyên gia y tế khuyên không nên dùng thuốc này để điều trị
bệnh.
Đại gia dược phẩm Johnson & Johnson ngừng
bán phấn rôm ở Mỹ và Canada. Họ phải đối mặt với ít nhất 16.000 vụ kiện cáo buộc
rằng phấn rôm của họ, được bán trong nhiều thập niên qua, chứa dấu vết của
amiăng có khả năng gây ung thư. J & J kiên quyết phủ nhận và đang kháng cáo
về các thiệt hại. Nhưng khi nhu cầu giảm, họ nói sản phẩm không thể được sản xuất
tiếp.
Rolls-Royce xác nhận sẽ cắt giảm 9.000 việc làm, chủ
yếu từ bộ phận hàng không vũ trụ dân dụng sản xuất động cơ phản lực trong kế hoạch
tổng thể nhằm giảm khoảng 1,3 tỷ đô la chi phí hàng năm. Đi lại bằng hàng không
gần như dừng lại trong đại dịch và công ty đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp
này sẽ phải mất “vài năm” để hồi phục. Hầu hết các việc làm bị cắt giảm là ở
Anh.
Lạm phát ở Anh đã giảm xuống
mức 0,8% hàng năm trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ 2016 và giảm từ mức 1,5%
trong tháng 3. Giá nhiên liệu và năng lượng thấp đã đẩy lạm phát xuống, nhanh
nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong khi đó, khu vực đồng euro ghi nhận
tỷ lệ lạm phát hàng năm 0,3% trong tháng 4, giảm từ 0,7% một tháng trước đó.
Theo một nghiên cứu trên
tạp chí Nature Climate Change, lượng khí thải carbon dioxide toàn
cầu trong tháng 4 đã giảm 17% so với 12 tháng trước đó. Nguyên
nhân chính là các con đường vắng tanh. Ở đỉnh điểm phong tỏa, phát thải của nhiều
quốc gia giảm từ 26% trở lên. Các nhà nghiên cứu dự đoán các con số này sẽ biến
mất vào cuối năm nay, khi các nền kinh tế mở cửa trở lại.
Đại học
Cambridge sẽ loại bỏ các tiết
học trực tiếp cho toàn năm học tới, khi họ tìm cách thực hiện giãn cách xã hội.
Thay vào đó lớp họ vẫn sẽ online. Các lớp học nhỏ hơn có thể được phép tiến
hành trực tiếp nếu giãn cách xã hội được duy trì. Sinh viên ở các trường đại học
khác trên thế giới đã yêu cầu hoàn trả một số khoản phí của họ vì không dùng đến
cơ sở vật chất của trường.
TIÊU
ĐIỂM
Nhật chậm
rãi mở cửa trở lại
Chính phủ Nhật hôm nay sẽ
quyết định xem có nên dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tám đơn vị hành chính nơi các
hạn chế vẫn còn hiệu lực. Thủ tướng Abe Shinzo dự kiến sẽ nới lỏng một số hạn
chế ở Osaka, Kyoto và Hyogo, nhưng vẫn giữ nguyên ở Hokkaido, Tokyo và ba tỉnh
xung quanh. Hầu hết Nhật Bản – 39 trong số 47 tỉnh – đã dỡ phong tỏa vào ngày
14 tháng 5 khi sự lây lan của covid-19 chậm lại trong những tuần gần đây.
Mặc dù chính phủ không có
quyền lực pháp lý để hạn chế công dân đi lại, nhưng lời kêu gọi ở nhà của họ đã
được chú ý rộng rãi. Giãn cách xã hội đã giúp Nhật Bản tránh được một đợt bùng
phát quy mô lớn, mặc dù xét nghiệm không nhiều. Nước này có 768 ca tử vong kể từ
khi ghi nhận trường hợp đầu tiên hôm 16 tháng 1. Mặc dù vậy, thống đốc nổi tiếng
của Tokyo, Koike Yuriko, đã nói rằng những quy định hạn chế ở thủ đô sẽ vẫn duy
trì cho đến ít nhất tới cuối tháng.
Thổ Nhĩ Kỳ cố
gắng thoát khỏi suy thoái
Hôm nay, Tổng thống Thổ
Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khởi động online siêu dự án mới nhất của mình, một
bệnh viện xây dựng bởi liên doanh Thổ Nhĩ Kỳ – Nhật Bản với gần 2.700 giường.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư rất nhiều vào chăm sóc sức khỏe trong vài thập niên qua, gần
đây nhất là bằng cách xây dựng một số bệnh viện lớn. Chúng đã chất thêm vào đống
nợ của nước này, nhưng cho đến nay đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua giai đoạn tồi tệ
nhất của đại dịch covid-19.
Giờ đây quan trọng hơn là
nền kinh tế. Thổ Nhĩ Kỳ đang bước vào cuộc suy thoái thứ hai trong hai năm. Đồng
lira đã giảm 12% so với đồng đô la trong năm nay. Nó đã được chống đỡ vào hôm
qua khi ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị
giá 15 tỷ đô la với đồng minh Qatar. Điều này sẽ củng cố lập luận cắt giảm lãi
suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào hôm nay. Thổ Nhĩ Kỳ cũng kỳ vọng vào
khoản vay ngoại tệ từ Nhật Bản. Cõ lẽ trong buổi lễ cắt băng hôm nay, ông
Erdogan sẽ cố gắng thu hút thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người sẽ tham gia
cùng ông qua video.
TikTok lấn
sân sang thể thao điện tử
Bị mắc kẹt ở nhà vì trường
đóng cửa, giới tuổi teen đang có nhiều thời gian hơn bao giờ hết cho điện thoại
thông minh. Điều đó tốt cho TikTok, ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến mà
hàng triệu người trong số họ đang sử dụng. Đầu tháng này, mạng truyền thông xã
hội này của Trung Quốc len lỏi vào một ngành công nghiệp khác cũng hưởng lợi từ
đại dịch: thể thao điện tử. Tuần này, hãng đã đồng tài trợ cho TikTok
Cup, trong đó người chơi thi đấu ở một số game phổ biến với tổng giải thưởng trị
giá 60.000 đô la.
Giải đấu này, kết thúc
vào hôm nay, chắc chắn không phải là lần cuối của TikTok. Hôm thứ Hai,
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã thuê cựu giám đốc Disney Kevin Mayer vào vị
trí giám đốc mới của ứng dụng. Hãng yêu cầu ông tập trung vào phát triển mảng
game còn non yếu của công ty. TikTok không phải là người khổng lồ truyền thông
xã hội duy nhất tham gia vào ngành công nghiệp này, hiện trị giá hơn 120 tỷ đô
la một năm. Snapchat và Facebook, hai đối thủ đến từ Mỹ, cũng đã đầu tư mạnh
hơn vào game trong năm qua.
McDonald’s họp
cổ đông giữa lúc khó khăn
Trong những năm gần đây,
các cuộc họp cổ đông thường niên của người khổng lồ thức ăn nhanh đều diễn ra
êm đẹp. Tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty tăng từ 19% trong năm 2016 lên gần
30% vào năm ngoái. Cuộc họp cổ đông online diễn ra hôm nay sẽ không vui lắm.
McDonald’s đã bị ảnh hưởng nặng nề vì phong tỏa do covid-19. Doanh thu của chuỗi
burger đã giảm 6% và thu nhập ròng giảm 17% trong quý đầu, so với cùng kỳ năm
trước.
Giờ đây, khi nhiều phần của
Mỹ và châu Âu đang mở cửa, công ty chịu thiệt hại theo những cách khác nhau. Một
số công nhân bị đe dọa khi các vị khách tức giận vì bị nhắc phải đeo khẩu
trang. Các nhân viên còn nộp một đơn kiện tập thể ở Chicago cáo buộc công ty
không cung cấp đủ các trang bị an toàn. McDonald’s phủ nhận. Mặc dù vậy, viễn cảnh
màu hồng một thời đã trở nên, theo lời của giám đốc công ty, “thách thức và khó
đoán trước”.
Fed tìm cách
thống kê nền kinh tế
Có vẻ kỳ lạ là các tin đồn
lại tác động đến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, đặc biệt là khi họ có cả
bể thông tin thống kê khổng lồ. Song đối mặt với những thách thức gần đây trong
việc thiết lập chính sách tiền tệ, kể từ năm ngoái các nhân viên của Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ đã đi khắp đất nước, hỏi những người bình thường về tình trạng của
nền kinh tế. Sự kiện tiếp theo sẽ diễn ra hôm nay – và trong hoàn cảnh hiện tại,
nó có thể đặc biệt hữu ích.
Mặc dù mọi người đều biết
rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang suy thoái, nhưng không rõ là tới mức
nào. Các chỉ số kinh tế truyền thống, chẳng hạn như lạm phát, tiền lương và
GDP, hiện kém tin cậy hơn so với trước đây, vì phong tỏa khiến thống kê không
được liền mạch. Fed rất muốn biết nhóm lao động nào đang bị ảnh hưởng nhiều nhất
sau loạt sa thải vừa rồi. Một câu hỏi lớn khác là các công ty có thể tồn tại được
bao lâu với doanh thu giảm hoặc bằng không. Một lần nữa, chẳng ai biết chắc chắn.
No comments:
Post a Comment