Sunday, May 17, 2020

OBAMAGATE LÀ GÌ? (Lê Hoành Sơn)




NỘI DUNG :

Lê Hoành Sơn
.
 Như Tâm (Theo Guardian)

================================================
.
Lê Hoành Sơn
Published 16/05/2020 | By VQ4

Tuần vừa qua, một danh từ tiếng Anh “mới” được đưa lên truyền hình, báo chí, Internet, và các truyền thông xã hội như một cơn bão: OBAMAGATE. Trở ngược dòng lịch sử nước Mỹ,  danh từ WATERGATE là một thuật ngữ diễn tả một loạt những hành động bí mật phi pháp do các thành viên trong chính phủ Richard Nixon [Cộng Hòa] tiến hành. Các hành động này gồm đặt máy ghi âm bí mật trong văn phòng của các đối thủ chính trị và quấy nhiễu các nhóm hoạt động và các nhân vật chính trị. Các hoạt động này bị đưa ra ánh sáng sau khi 5 người bị bắt vì đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân Chủ tại khu Watergate ở Washington DC vào ngày 17/06/1972. Vụ án khiến cựu Tổng Thống Richard Nixon [Cộng Hòa] phải từ chức vào tháng 8/1974. Nay OBAMAGATE là gì?

Một cuộc cáo buộc lâu dài của Tổng Thống Trump về sự lên án người tiền nhiệm thuộc đảng Dân Chủ – cựu TT Barack Obama, nay đã có một danh từ đặc trưng: Obamagate. Ý nghĩa danh từ này là một vụ án chính trị lớn, không phải “political conflict”.

Lần này,  TT Trump và các đồng minh cánh hữu của ông đã đẩy mạnh việc các giới chức dưới thời cựu TT đảng Dân Chủ Barack Obama trong những ngày cuối của nhiệm kỳ đã có buổi họp mục đích âm mưu hạ bệ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của TT Trump là cựu tướng ba sao Michael Flynn. TT Trump xem sự việc hạ bệ ông Flynn nằm trong “thuyết âm mưu” đi đến hạ bệ tổng thống Trump trong tương lai.

Bắt đầu từ vụ cựu tướng 3 sao Michael Flynn: 

Michael T. Flynn là Trung Tướng Lục Quân Hoa Kỳ, trong cuộc chiến Afghanistan ông chỉ huy Lực Lượng Trợ Giúp An Ninh Quốc Tế – CJ2. Là sĩ quan tình báo quân sự hàng đầu tại Afghanistan trong chính quyền Barack Obama, nhiệm vụ của ông là phối hợp tin tức tình báo giữa các lực lượng Mỹ, Đồng Minh và Afghanistan. Ông về hưu năm 2014 và thành lập nhóm tình báo Flynn Intel Group  để làm việc với chính phủ Hoa Kỳ. Tướng Flynn là người thuộc đảng Dân Chủ và từng phục vụ sĩ quan tình báo hàng đầu dưới nội các của cựu TT Barack Obama, nhưng “cơm không lành, canh không ngọt” nên năm 2016, ông Flynn là cố vấn cao cấp trong Ủy Ban Bầu Cử của TT Donald Trump thuộc đảng Cộng Hòa. Sau khi TT Trump thắng cử, ngày 23/1/2017,  tướng Flynn được TT Trump chọn làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (CVANQG).

20 ngày sau: 13/02/2017 ông tân CVANQG đã từ chức sau khi có tin rằng ông đã lừa dối FBI và Phó Tổng Thống Mike Pence về nội dung liên lạc của ông với Đại sứ Nga tại Washington DC, ông Sergey Kislyak. 

Sau mấy tháng từ chức CVANQG,  ngày 27/04/2017, Tổng Thanh Tra Ngũ Giác Đài đã công bố một cuộc điều tra về việc ông Flynn có nhận tiền từ các chính phủ nước ngoài mà không có sự chấp thuận cần thiết hay không? Theo Wikipedia thì Báo New York Times sau đó cũng đưa tin rằng một người từ lâu cung cấp tin tức cho hai cơ quan tình báo FBI/CIA là đã gặp ông Flynn tại một buổi hội thảo tình báo ở nước Anh,  và người đó trở nên hoảng hốt vì sự gần gũi của ông Flynn với một phụ nữ người Nga trong buổi hội thảo. Sự quan tâm này đã khiến một nhân viên khác cảnh báo với chính quyền Hoa Kỳ rằng ông Flynn có thể đã bị tình báo Nga xâm nhập. Đối diện với sự việc đó, ông Flynn bị đòi ra điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Hoa Kỳ. Ban đầu ông Flynn từ chối bàn giao các tài liệu trát đòi cho Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện…

Vào ngày 1/12/2017, ông Flynn đã xuất hiện tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ để chính thức hóa một thỏa thuận với Công Tố Viên Đặc Biệt Robert Mueller nhận tội (khá quan trọng) “cố tình và cố ý” tuyên bố sai với FBI. Flynn đồng ý hợp tác với cuộc điều tra của Công Tố Viên Đặc Biệt Robert Mueller.

Ba năm rưỡi sau đó, vào đầu tháng 5/2020 Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tuyên bố sẽ miễn trừ (discharge) tất cả các cáo buộc chống lại ông Flynn trước đây.

Là một phần trong việc đánh giá lại vụ án Flynn, Bộ Tư Pháp đã công bố một loạt các hồ sơ làm sáng tỏ các quyết định của chính quyền Obama chưa biết trước đây về Flynn. Điều đó khiến TT Trump tuyên bố rằng Flynn đã bị nhắm mục tiêu chính trị,  và quyết định điều tra đến tất cả các vị tổng thống trước đó – ý nói điều tra cựu TT Barack Obama. Trên những hàng tweet như vũ bảo,  TT Trump đã viết: “Tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, cho đến nay!” –  với từ OBAMAGATE.

Chỉ trong một thời gian ngắn, từ “Obamagate” đã lan truyền, mang ý nghĩa chứa đựng một “thuyết âm mưu”.  Hôm thứ Hai vừa rồi (11/05), khi được hỏi tội ác cáo buộc cho cựu TT Obama, TT Trump cho biết rằng “một số điều khủng khiếp đã xảy ra, và nó không bao giờ được phép xảy ra ở nước ta.” Ông dự đoán tiết lộ thêm trong những tuần tới.

Obama là mục tiêu thường xuyên đối với các cuộc tấn công của Trump. Trong những lần nói chuyện ông đã lộ ra đối với các quan chức trong chính quyền của ông Trump, đã thổi phồng quyết định của Bộ Tư Pháp để cho cựu tướng Michael Flynn miễn trừ, nói rằng “luật pháp có nguy cơ”.

Bằng cách đẩy các cáo buộc mới chống lại Obama, TT Trump hình như cũng đang tìm cách ám chỉ đối thủ chạy đua vào Tòa Bạch Ốc trong tháng 11 tới này, người này từng là  phó tổng thống của Obama, ông Joe Biden.

Nguồn gốc Obamagate

Về cốt lõi, Obamagate là một loạt cáo buộc cũ được đặt tên mới. Ngay từ tháng 3/2017, TT Trump đã cáo buộc Obama đã nghe lén tại Tower TT Trump ở New York về chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016. So sánh vụ giám sát bị cáo buộc Obamagate với vụ bê bối Watergate thời cựu TT Nixon. Năm sau, Trump tuyên bố rằng FBI đã đưa ra một người cung cấp tin tức chiến dịch tranh cử TT và đặt tên cho âm mưu này là “Spygate”.

Cáo buộc chính trong Obamagate cho rằng cựu TT Obama đã chỉ đạo cuộc điều tra ông Michael Flynn, mặc dù FBI không có lý do chính đáng để thăm dò vị tướng ba sao đã nghỉ hưu. 

Ông Flynn đã bị điều tra hai lần vào năm 2016 và 2017, lần đầu tiên điều tra của cơ quan FBI về mối quan hệ chiến dịch tranh cử của TT Trump và tình báo Nga, và lần sau là các cuộc trò chuyện với đại sứ Nga Sergey Kislyak ở Washington DC, cho rằng ông Flynn đã tư vấn cho người Nga kiềm chế và trả đũa các lệnh trừng phạt của chính quyền Obama – Còn cho rằng ông Flynn gợi ý với Đại Sứ Nga rằng Trump sẽ làm nhẹ vấn đề trừng phạt Nga khi ông đắc cử Tổng Thống Mỹ.

Cuộc họp phòng Bầu Dục vào những ngày cuối cùng của  nhiệm kỳ TT Obama vào đầu tháng 1/ 2017

Những cuộc họp này gọi là “trung tâm của thuyết âm mưu Obamagate” là cuộc họp của tại Phòng Bầu Dục giữa TT Barack Obama và những nhân vật thân cận trong Hội Đồng Ninh Quốc Gia của ông vào ngày 5/01/2017, tức 15 ngày trước khi tân TT Trump nhậm chức.

Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi cơ quan tình báo FBI chính thức đóng hồ sơ cuộc điều tra về sự nghi ngờ mối quan hệ giữa ông Flynn và Nga. Nhưng cuộc họp đã quyết định tiếp tục điều tra hồ sơ ông Flynn khi biết về các cuộc gọi điện thoại của Flynn tới Đại Sứ Nga Kislyak.

Các giới chức tình báo hàng đầu đã thông báo cho TT Obama về những phát hiện của họ về việc Nga có nhúng tay vào cuộc bầu cử tại Mỹ. Kết thúc cuộc họp, tổng thống Obama yêu cầu Giám Đốc FBI James Comey, bà Phó Bộ Trưởng Tư Pháp Sally Yates ở lại tiếp tục tham gia trong buổi họp sau gồm Phó Tổng thống Joe Biden và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice cùng tham gia.

Thứ Trưởng Tư Pháp Sally Yates

Bà Yates đã kể lại trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 với nhóm Đặc Phái Viên Điều Tra Đặc Biệt Robert Mueller rằng cựu TT Obama bắt đầu bằng cách nói rằng “anh ta đã biết tin tức về Flynn”, các cuộc trò chuyện của ông Flynn với Đại Sứ Nga Kislyak về các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Bà Yates cũng cho hay rằng đây là điều mới biết đối với bà [vào lúc đó], một quan chức cao cấp đứng hàng thứ 2 của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ giám sát cơ quan tình báo FBI nhưng chưa được thông báo về việc này.

Cựu Giám Đốc FBI James Comey

Khi Giám Đốc cơ quan FBI  James Comey nói với Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, ông đã báo cho Giám Đốc CIA John Brennan ngay khi biết về các cuộc gọi điện thoại của của ông Flynn với Đại Sứ Nga Kislyak.  Và John Brennan Giám Đốc Tình Báo CIA lần lượt báo cáo sự việc cho TT Obama.

Bà Yates và Rice sau đó đã kể lại những gì Obama nói trong cuộc họp. Theo Bà Yates, trong khi Obama nói rằng ông không muốn biết chi tiết về cuộc điều tra, ông đã hỏi “liệu Tòa Bạch Ốc có nên đối xử với Flynn khác không trong những ngày còn lại của ông ở trong chính quyền. [Obama]”

Bà Yates không nhớ câu trả lời của Giám Đốc FBI James Comey lúc đó. Trong một email gửi cho bà Yates cuối cùng của TT Obama tại văn phòng, Bà Rice đã nhớ lại rằng TT Barack Obama đã nhắc lại trong cuộc họp rằng “nhóm thực thi pháp luật của chúng ta cần phải tiến hành như bình thường trong luật quy định”.

Bà Yates và các cựu viên chức khác đã tiếp tục cuộc điều tra Flynn. Tuy nhiên, thực tế là cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc diễn ra một ngày sau khi FBI chuẩn bị kết thúc cuộc điều tra của Flynn và Obama nhận thức được các cuộc gọi của Flynn tới Đại Sứ Kislyak đã bị nghe lén. Những điều này khiến TT Trump, các thành phần cánh hữu và luật sư của Flynn biết rằng: Cuộc điều tra của Flynn về những cú phone đến với Kislyak đã cấu thành một âm mưu chống Trump đạt cao nhất của chính quyền Obama.

“Vì vậy, toàn bộ sự việc đã được sắp đặt và thiết lập trong cơ quan FBI, gồm cựu Giám Đốc FBI-James Comey, Cựu Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia-James Clapper, cựu Giám Đốc CIA- John Brennan và những người hiện diện trong cuộc họp của Phòng Bầu Dục ngày hôm đó với Tổng thống Obama,”  Sydney Powell, luật sư của Flynn, nói với Fox News hôm Chủ Nhật (10/05).

Gần đây, các hồ sơ FBI đã giải mật về vụ án Flynn được chuyển cho các luật sư của Flynn cung cấp thêm bằng chứng cho các nhà quảng bá “lý thuyết âm mưu.”

Thêm nữa, trong một bức thư viết tay được trích dẫn rộng rãi, một viên chức hàng đầu của cơ quan tình báo FBI đã suy nghĩ liệu mục đích phỏng vấn cựu Trung Tướng Flynn qua phone các cuộc gọi của ông với đại sứ Nga là để  “đuổi việc ông ta” hay khiến ông ta nói dối.

Bóc trần Flynn

Lý thuyết âm mưu Obamagate đưa ra một luận điệu khác: một động cơ chính trị đã vạch trần bản sắc của Flynn trong thời kỳ chuyển tiếp của TT Donald Trump.

TT Trump và các đồng minh của ông từ lâu đã cáo buộc các cựu quan chức của chính quyền Obama đã vạch mặt một cách bất hợp pháp danh tính của Flynn bởi vì các mục đích chính trị.

Tuần này, Richard Grenell, một đồng minh thân cận của TT Trump, Giám đốc Tình Báo Quốc Gia, đã tiết lộ tên hơn một chục quan chức dưới thời Obama đã yêu cầu tiết lộ danh tính của Flynn trong những tuần cuối cùng của chính quyền ông Obama.

Danh sách này bao gồm các viên chức dưới chính quyền Obama mà Trump từ lâu đã xem là kẻ thù của ông – John Brennan, James Clapper, James Comey…

Triển vọng cho một cuộc điều tra Barack Obama

Kể từ khi bắt đầu Obamagate, TT Trump đã thúc đẩy các nghị sĩ đảng Cộng Hòa điều tra cựu TT Obama. Triển vọng đó dường như khó xảy ra.

Hôm thứ Năm (5/14) Trump đã tweet “Nếu tôi là Thượng Nghị Sĩ hoặc Dân Biểu, người đầu tiên tôi sẽ gọi để làm chứng về tội ác chính trị và vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, bởi FAR [Federal Acquisition Regulation], là cựu Tổng thống Obama,”. “Ông ấy biết MỌI THỨ. Hãy làm điều đó @LindseyGrahamSC, [Lindsey Graham] cứ làm đi. Không còn làm Nice Guy nữa. Không nói nữa!”

Chủ Tịch Ban Tư pháp Thượng Viện Lindsey Graham

Nhưng Ông Chủ Tịch Ban Tư pháp Thượng Viện Lindsey Graham, một người bạn tâm giao của TT Trump, nói rằng ông không thích thú về việc đưa ông Obama ra trước Quốc Hội.
“Tôi không nghĩ đây là lúc để tôi làm điều đó”, Graham nói với Politico. “Tôi không biết nếu điều đó thậm chí có thể.”

Nhưng Graham tuyên bố sẽ kêu gọi các giới chức chính quyền Trump khi ủy ban của ông điều tra nguồn gốc của cuộc điều tra Trump-Nga.

Về phần đảng Dân Chủ, Joe Biden và các đảng Dân Chủ khác bác bỏ Obamagate, xem đó như một nỗ lực trắng trợn của TT Trump nhằm chuyển hướng sự chú ý khỏi những chỉ trích ngày càng tăng về việc ông giải quyết cuộc khủng hoảng đại dịch “Virus Vũ Hán”.

Lê Hoành Sơn



-----------------------------------------
.
 Như Tâm (Theo Guardian)
Thứ ba, 12/5/2020, 11:32 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như dành cả ngày 10/5 sử dụng Twitter vì ông đăng và chia sẻ lại hơn 100 tweet. Một số tweet có nội dung liên quan Covid-19, trong bối cảnh số ca tử vong vì đại dịch tại Mỹ là gần 80.000, số còn lại là về cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.

Kỷ lục dùng Twitter của ông Trump kể từ khi nhậm chức là ngày 22/1 với 142 lần đăng và chia sẻ lại tweet.

Obamagate châm ngòi
Ngày 8/5, cựu tổng thống Barack Obama bày tỏ bất an khi Bộ Tư pháp Mỹ dừng điều tra Flynn. Flynn bị sa thải đầu năm 2017 vì nói dối Phó tổng thống Mike Pence về các cuộc trao đổi với đại sứ Nga.

Trong đoạn ghi âm đăng trên Yahoo News, ông Obama cảnh báo “pháp quyền đang bị đe dọa” và mô tả cách người kế nhiệm ứng phó đại dịch Covid-19 là “một thảm họa hỗn loạn thực sự”.

Trump phản ứng
Tổng thống Trump sau đó đăng và chia sẻ hàng loạt tweet trên tài khoản Twitter cá nhân để công kích người tiền nhiệm. Một tweet chỉ có vỏn vẹn “OBAMAGATE!”. Hậu tố “gate” thường được dùng để gợi lại bê bối Watergate từng khiến tổng thống Richard Nixon phải từ chức.

Một tweet gắn đường dẫn đến bài đăng cho rằng “Barack Hussain Obama là cựu tổng thống đầu tiên lên tiếng công kích người kế nhiệm, phá truyền thống đúng mực và hợp lẽ đã có từ lâu”.

“Ông ấy đã bị bắt quả tang, Obamagate!”, ông Trump bình luận thêm. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng cựu tổng thống Obama đã thực hiện “tội ác chính trị lớn nhất lịch sử Mỹ”.

Trump còn chia sẻ lại tweet của Buck Sexton, phát thanh viên cánh hữu, với nội dung khẳng định “ông Obama tranh thủ những tuần đương nhiệm cuối cùng để nhắm vào các quan chức mới, phá hoại chính quyền kế nhiệm”.

Tổng thống Donald Trump nhắc đến 'Obamagate' trong nhiều tweet. Ảnh: Huffington Post.

Phát biểu ngày 7/5, Tổng thống Trump tin Flynn bị chính quyền Obama nhắm đến để hạ bệ ông nhưng không đưa ra bằng chứng. Flynn từng thừa nhận đưa ra thông tin sai sự thật trong cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt Robert Mueller phụ trách. Giờ đây, Flynn nhấn mạnh ông không nói dối và muốn rút lại lời khai.

Trump cùng người ủng hộ còn dựa vào những tài liệu được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) giải mật gần đây về các cuộc thẩm vấn Flynn. Họ cho rằng cựu cố vấn an ninh quốc gia là nạn nhân của “cớm bẩn”.

Tác động đến Obama
Hãng tin AP kiểm tra lại các dữ liệu và kết luận “cuộc điều tra nhằm vào quan hệ giữa Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump đúng là bắt đầu dưới chính quyền Obama nhưng vẫn tiếp tục dưới chính quyền Trump. Cuộc điều tra Flynn do một công tố viên đặc biệt phụ trách và người này được bổ nhiệm bởi Rod Rosenstein, thứ trưởng tư pháp của ông Trump.
“Tài liệu giải mật của FBI trong hai tuần qua không có thông tin các đặc vụ nói mục tiêu cuộc điều tra là để hạ bệ tổng thống”.

Bản thân ông Trump dường như cũng không biết chắc về Obamagate. Một phóng viên Washington Post ngày 11/5 đề nghị ông Trump nêu rõ và giải thích sai phạm của ông Obama, đặt câu hỏi Bộ Tư pháp Mỹ có nên truy tố cựu tổng thống Mỹ.

“’Obamagate’”, ông Trump trầm ngâm. “…diễn ra trong thời gian dài, từ trước khi tôi đắc cử. Thật hổ thẹn vì điều đó”. Ông dự đoán có thêm thông tin được công bố “trong vài tuần tới”.

Khi phóng viên Washington Post hỏi lần hai rằng ông Obama cụ thể vi phạm điều gì, Tổng thống Trump trả lời khá khó hiểu. “Bạn biết đó là điều gì. Mọi người đều thấy rất rõ sai phạm đó. Tất cả những gì bạn cần làm là đọc báo, ngoại trừ tờ báo của bạn”.

Một số nhà chỉ trích tin ông Trump đang tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cách chính quyền ông ứng phó đại dịch Covid-19, đã khiến hơn 80.000 người Mỹ thiệt mạng, xóa sổ hơn 20 triệu việc làm. Đây cũng có thể là một cách để làm suy yếu Joe Biden, phó tổng thống Mỹ dưới thời Barack Obama, người sẽ đối đầu ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11.

--------------------------------------

XEM LẠI

17/05/2020
.
17/05/2020
.
BBC Tiếng Việt   -   17/05/2020
Đảng Dân chủ Hoa Kỳ vừa mở một cuộc điều tra về việc Tổng thống Donald Trump sa thải cơ quan giám sát nội bộ của bộ ngoại giao.







No comments: