NỘI
DUNG :
.
.
================================================
.
I. TRẢ LẠI TỰ DO CHO HỒ DUY HẢI
Dù Tòa Giám đốc thẩm quyết
định dưới hình thức nào thì nội dung mấu chốt đầu tiên – vẫn là tuyên Hồ Duy Hải
vô tội và lập tức trả lại tự do cho Hồ Duy Hải. Tiếp theo đó là đền bù cho Hồ
Duy Hải. Đó là những điều không bàn cãi.
II. NHỮNG CÂU HỎI PHÍA SAU VỤ
ÁN
Điều phải bàn là những vấn
đề phía sau án oan Hồ Duy Hải sẽ được giải quyết như thế nào?
Có 5 câu hỏi quan trọng
sau đây :
1. Kẻ phạm tội giết người
có bị truy đuổi đến cuối cùng?
2. Những kẻ đã cố tình
làm sai lệch hồ sơ vụ án có bị trừng trị?
3. Trách nhiệm của Thẩm
phán xử phiên sơ thẩm năm 2008 tại Long An?
4. Trách nhiệm của Thẩm
phán xử phiên phúc thẩm năm 2009 tại TP.HCM?
5. Trách nhiệm của Viện
trưởng VKS NDTC năm 2011 đã không kháng nghị vụ án?
Kẻ phạm tội
giết người – không thể không bị trừng trị. Kẻ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án
– không thể không bị trừng trị. Thẩm phán xét xử phiên sơ thẩm đưa đến án
oan tử hình – không thể không bị trị tội. Thẩm phán xét xử phiên phúc thẩm
đưa đến án oan tử hình – không thể không bị trị tội. Viện trưởng VKS
NDTC năm 2011 không kháng nghị án oan tử hình – không thể trốn tránh trách
nhiệm.
Trả lời của 5 câu hỏi trên là thước đo mức độ công
lý của Hội đồng Giám đốc thẩm. Điều có thể làm xuất hiện câu hỏi là Viện trưởng VKS NDTC năm 2011
không kháng nghị án oan cho Hồ Duy Hải – lại chính là Chánh ánh TA NDTC Nguyễn
Hòa Bình – đang giữ vai trò Chủ tọa phiên Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vào thời
điểm hiện tại.
III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT
ĐƯỢC ĐẠI NẠN ÁN OAN?
Án oan không phải là cá
biệt mà đã thành đại nạn vô số. Vụ án oan Hồ Duy Hải đã đạt mức ngang ngược về
bất chấp công lý, cố tình làm sai lệch hồ sơ, cố tình chấp nhận chứng cớ bịa đặt
– để đưa đến cái chết cho người vô tội, và để cho kẻ có tội thoát chết bằng
tính mạng của người khác. Vụ
án Hồ Duy Hải không đơn thuần là án oan, mà là tội ác giết người.
Nguyên nhân đưa đến án
oan của Hồ Duy hải là sự KHÔNG ĐỘC LẬP của Tòa án. Muốn chấm dứt tình trạng án
oan hiện nay cần sự ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN của Tòa án. Khi Tòa án ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN
thì không có thế lực nào có thể chi phối được Tòa án.
Vụ án Hồ Duy Hải là tiếng
oan dậy đất đòi hỏi một cuộc đại phẫu toàn diện ngành Tòa án nước CHXHCN Việt
Nam. Trong số đó có nhân tố tiên quyết: Tòa án phải ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN với chính
quyền.
--------------------------------------------------------------------------------
.
Luật sư Trần Hồng Phong
được mời tham dự phiên toà giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải là một sự kiện rất quan
trọng đối với nghề luật sư khi vai trò luật sư được ghi nhận trong một phiên
toà giám đốc thẩm. Trước đó, hầu như chưa luật sư nào được mời tham gia vào những
phiên toà này. Bản thân tôi cũng từng là luật sư hỗ trợ cho thân chủ trong hai
vụ án dân sự đã được tòa hủy án theo thủ tục giám đốc thẩm (năm 2016 và 2018)
nhưng cũng chưa một lần được toà mời lên, dù chỉ là để trao nhau một nụ cười
thân ái.
Trong phiên toà sáng nay,
sau khi nghe thư ký báo cáo sự có mặt của những người tham gia tố tụng, Thẩm
phán chủ toạ phiên toà là Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hoà Bình
cho biết, ông rất tiếc khi một số luật sư, kiểm sát viên tham gia trong quá trình
giải quyết vụ án đã vắng mặt, bởi đây là phiên toà quan trọng, là dịp cùng nhau
có trách nhiệm để làm rõ, xem xét lại vụ án.
Thấy giấy mời luật sư được
tung lên mạng, nghe được tận miệng lời “có gang, có thép” của người đứng đầu
ngành toà án nói như vậy, giới luật sư nở mày, nở mặt và không ít đồng nghiệp của
chúng tôi và nhiều người dân kỳ vọng rằng vị thế luật sư sắp được nâng lên một
tầm cao mới và quyền lợi người dân yếu thế sẽ được tôn trọng hơn. Nhưng, thực tế
liệu có giống điều mà chúng ta kỳ vọng?
Trưa nay, trong buổi nói
gặp gỡ, trao đổi với luật sư Trần Hồng Phong, ông khẳng định rằng:
1. Các luật sư mà ông chủ
toạ có nhắc tới là luật sư Nguyễn Văn Đạt và Nguyễn Văn Hoà ông đều giữ liên lực
và cả hai không được mời. Riêng luật sư Đạt, hiện đã định cư ở nước ngoài.
2. Trong quá trình diễn
ra phiên toà, ông chỉ được nói khoảng trên dưới 20 phút, sau đó thì được chủ tọa
mời ra để toà “làm việc nội bộ” (nguyên văn theo lời luật sư Phong), dù trong
giấy mời rất trong trọng gửi tới ông trước đó, lịch ghi rõ là toà làm việc 03
ngày, từ 05-08/5/2020.
3. Phía đại diện VKSNDTC
cũng mong muốn ông tiếp tục có mặt tại phiên toà này nhưng không được chấp nhận.
4. Ông có đề nghị thư ký
đã lập biên bản ghi nhận sự việc này và ông sẽ có mặt tại toà vào chiều nay để
xem biên bản ghi nhận ra sao.
Như vậy, thực tế thì có vẻ không như chúng ta nghĩ, không như chúng ta
kỳ vọng, nếu không nói là đang đi theo hướng ngược lại. Toà chỉ mời đại diện một luật sư để “làm màu” chứ không thực sự cần lắng nghe
nhiều điều ở ông vì nếu cần ông, không đời nào họ mời ông ra khỏi toà vì ông đã
hết nhiệm vụ cả. Ở đây có hai tình huống xảy ra: Hoặc là toà hỏi các vấn
đề liên quan theo hướng bất lợi và sẽ tuyên một bản án bất lợi cho thân chủ của
ông nên không muốn ông ở lại khiến ông bức xúc; phương án còn lại là sẽ tuyên hủy
bản án đã có hiệu lực pháp luật theo cách như ông chủ tọa nói là “đóng cửa bảo
nhau” – trong việc này, công luật sư chỉ là người truyền tin còn công lớn là của
HĐXX với người quan trọng nhất, không ai khác là ông chủ toạ…
Đánh giá một cách tích cực,
việc mời luật sư Trần Hồng Phong tham gia phiên toà xét xử giám đốc thẩm vụ án
Hồ Duy Hải là một điểm rất tiến bộ của phiên toà này. Nếu vị chủ toạ khách
quan, công minh là tôn trọng đồng nghiệp của chúng tôi, tôn trọng nghề của
chúng tôi và quan trọng hơn là tôn trọng những cơ sở pháp lý mà luật sư Phong
đã chuẩn bị một cách công phu cho phiên toà này nhằm làm rõ sự thật khách quan
của vụ án thì đã không có sự việc đáng tiếc diễn ra sáng nay. Niềm tin vào sự công bằng,
khách quan của ông chủ toạ phiên toà lịch sử diễn ra sáng nay đã bị lung lay rất
nhiều sau hành động trái luật, thiếu suy nghĩ và chứa đựng nhiều khuất tất này.
Bỏ qua nhiều sự nghi vấn,
trao đổi với các luật sư, tôi vẫn có niềm tin lớn về một kết quả có lợi cho Hồ
Duy Hải (hủy án) vì đây là điều nên làm vào lúc này và nhiều người khác được hưởng
lợi vì kết quả này khi mà ngày đại hội đang cận kề mà thành tích, công trạng, tội
danh chưa thấy đâu khiến cuộc đấu đá, ganh đua chưa tới hồi phân giải…
---------------------------------------------------------------
.
Một phiên Giám đốc thẩm
hiếm hoi diễn ra tại TAND tối cao, do chính ngài Chánh án làm Chủ tọa, để xem
xét lại những bất thường và khuất tất trong vụ án Hồ Duy Hải.
Nói nó hiếm hoi, là bởi
có lẽ đây là lần đầu tiên, Luật sư của bị cáo được có mặt trong phiên tòa này.
Theo quy định, khi kết
thúc phần trình bày bản thuyết trình của thành viên Hội đồng và nội dung kháng
nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cũng như phần trình bày ý kiến
của người bào chữa (Luật sư của Hồ Duy Hải) thì tiếp tục sẽ là phần Tranh Tụng.
Điều 386 Bộ Luật Tố tụng
Hình sự quy định rất rõ: “Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên
tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ
án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng
trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”.
Điều luật rất rõ ràng. Nếu
không triệu tập Luật sư đến thì không nói làm gì. Nhưng đã triệu tập thì đương
nhiên phải để Luật sư thực hiện đầy đủ quyền của mình theo luật định. Trong đó,
đảm bảo cho Luật sư thực hiện quyền tranh tụng đầy đủ là quan trọng nhất, chứ
không phải chỉ dừng ở chỗ “trình bày ý kiến”.
Vậy nhưng thật bất ngờ, tại
phiên tòa Giám đốc thẩm mở ra ngày hôm nay 06/5/2020, Luật sư Trần Hồng
Phong – người đã theo đuổi nhiều năm với niềm tin là Hồ Duy Hải bị oan – được
triệu tập tới phiên tòa và chỉ được “Trình bày ý kiến của mình” với Hội đồng.
Đến cuối buổi làm việc
sáng, theo thông báo của ngài Chủ tọa, thì trong sáng nay Luật sư đã hoàn thành
việc trình bày các chứng cứ mới trong khoảng 30 phút và đã được ghi nhận, do vậy
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét thấy không cần thiết phải có mặt Luật sư nữa,
nên từ chiều trở đi Luật sư không cần tiếp tục tham dự.
Như vậy, có hai khả năng xảy ra trong dự đoán:
Thứ nhất: Phần tiếp theo
của phiên tòa Giám đốc thẩm này sẽ không có phần “Tranh tụng” như quy định.
Thứ hai: Nếu có phần
“Tranh Tụng” thì chỉ diễn ra một cách hình thức, thực chất chỉ là mở rộng cho
phần “Trình bày nội dung kháng nghị” của đại diện Viện Kiểm sát.
Và như thế, sẽ hoàn toàn
không có ý kiến tranh tụng, tranh luận, bảo vệ cho những ý kiến, chứng cứ mới
mà Luật sư của Hồ Duy Hải đã đưa ra.
Cho dù kết quả của phiên
tòa Giám đốc thẩm này ra sao, thì sự việc này không khỏi khiến người ta đặt ra
câu hỏi: “Quy định tại điều 386 Bộ luật Tố tụng Hình sự là rất rõ ràng, vì
lý do gì mà không thực hiện?”.
Ví thử như sự việc này diễn
ra ở một nơi nào đó, thì người ta có thể hiểu được với một cái tắc lưỡi và lắc
đầu ngán ngẩm. Nhưng khi nó diễn ra ngay nơi sắp đặt tượng thần Công Lý thì quả
thật, lấy tượng ai ra làm thần Công Lý cũng giống nhau cả thôi.
No comments:
Post a Comment