Báo cáo thất nghiệp của
Hoa Kỳ tuy chỉ chưa được 2 tháng, tính từ cuối tháng 3 đến nay, trước khi bước
vào tuần lễ cuối của tháng 5 đã cho ta thấy cái tương lai vô cùng đen tối, đã,
đang và sẽ ập xuống trên đất Mỹ, trên hơn 99% người dân Mỹ, khi nền kinh tế của
Hoa Kỳ đột ngột dừng lại gần như toàn bộ trên mọi lãnh vực. Con số người xin tiền
thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 33 triệu người chỉ trong vòng 9
tuần lễ. Những nỗi lo lắng, những nỗi bất an về trận Đại Dịch Covid-19 bắt đầu
chuyển sang để trở thành cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế hay sẽ trở thành cuộc Đại Suy
Thoái Kinh Tế?
Thế thì giữa Khủng Hoảng
Kinh Tế và Đại Suy Thoái Kinh Tế khác nhau ra sao?
Kết quả báo cáo của sự
suy thoái về sản xuất và về con số thất nghiệp trong quý thứ hai, tính từ đầu
tháng 4 đến cuối tháng 6 sẽ làm sáng tỏ vấn đề, để các chuyên gia có thể đi đến
kết luận. Khi việc sản xuất ở gần như mọi ngành của nền kinh tế suy giảm qua chỉ
số GDP, nó cũng sẽ giúp cho các chuyên gia ước định được độ sâu của sự khủng hoảng.
Qua các bản báo cáo mới nhất theo ước tính của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang St.
Louis cho thấy, sản lượng có thể sẽ giảm tới 48% và tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ
tăng lên hơn 30%. Nếu đem những con số này ra so với những con số trong cuộc Đại
Suy Thoái Kinh Tế (1929-1933) thì nó còn khủng khiếp hơn nhiều, vì trong cuộc Đại
Suy Thoái Kinh tế thời đó, nó phải mất gần 4 năm dài để đưa tỷ số thất nghiệp
lên đến gần 25%. Trong khi con số chính xác sẽ chỉ được tiết lộ vào khoảng
trung tuần tháng 7 sắp tới, thì các dấu hiệu cho thấy rằng đã có một sự sụp đổ
nặng nề về kinh tế là điều không còn ai dám nghi ngờ.
Tuy nhiên, độ sâu của sự
thụt lùi về kinh tế, chỉ là một trong hai yếu tố để đánh giá sự khác biệt giữa
Khủng Hoảng và Đại Suy Thoái Kinh Tế, phần còn lại là Thời Gian Kéo Dài của sự
tuột dốc của nền kinh tế. Việc đóng cửa đột ngột ở những vùng miền rộng lớn do
hậu quả của thiên tai dẫn đến sự suy thoái rất dễ tính, bởi vì mọi hoạt động trở
lại ở khu vực đó, có thể được phục hồi khá nhanh sau trận thiên tai. Riêng việc
đóng cửa trên toàn quốc do Covid-19 virus gây ra lần này, lại hoàn toàn khác.
Không ai có thể dự đoán chính xác thời gian suy thoái của kinh tế sẽ kéo dài
trong bao lâu hoặc khi nào thì việc sản xuất trở lại mới bắt đầu vì tất cả đều phụ thuộc vào tiến
trình tàn phá hay sự triệt thoái của Covid-19 virus. Nói một cách khác,
chỉ khi nào con người tìm ra phương sách để kiểm soát sự lây lan và chặn đứng
được Covid-19 virus, thì lúc đó mới có thể dự đoán được tiến trình của việc phục
hồi sản xuất. Chỉ khi nào con người tiến được đến giai đoạn đó, thì người ta mới
có thể mong đợi sự phục hồi của nền kinh tế trở lại ở những quý tiếp theo.
Tuy nhiên, không có bất kỳ
sự phục hồi nào trong quá khứ, cũng như trong tương lai mà có thể xảy ra đơn giản
như việc nổ máy hay tắt máy một chiếc xe. Sự phục hồi của một nền kinh tế, nhất
là nền kinh tế không lồ dẫn đầu thế giới như của Hoa Kỳ, nó không khác việc một
chiếc hàng không mẫu hạm khổng lồ dài mấy trăm mét, bắt đầu từ bến đậu ra khơi.
Lẽ dĩ nhiên, nó sẽ khởi động hết sức chậm chạp và với nhiều e dè cố hữu, để
tránh mọi nguy hiểm có thể làm nó đứng khựng lại. Chỉ sau khi nó tiến ra được tới
cửa đại dương mênh mông, lúc đó mới … hi vọng đến chuyện tăng tốc độ. Tuy vậy,
lần này, không ai có thể dự đoán hay tiên đoán được bất kỳ điều gì, khi tỷ lệ
nhiễm bệnh và tử vong của Covid-19 virus vẫn còn đe dọa đến tính mạng của thủy
thủ đoàn cùng tất cả nhân viên trên tàu, và cho bất cứ ai dám bước ra khỏi nơi
mình đang Cách Ly và Cô Lập.
Quan trọng nhất, mọi sự
thúc đẩy để nền kinh tế có thể phục hồi trở lại, nằm cả ở khả năng tính toán và
xếp đặt đúng đắn của nhóm người chỉ huy điều khiển con tàu. Lần này, nó nằm cả ở
sự tính toán và quy định KHI NÀO THÌ NÊN MỞ CỬA TRỞ LẠI và phải dựa trên con số
thực sự cũng như kinh nghiệm chống dịch của các chuyên gia và các khoa học gia.
Khi nào là thời điểm thực sự tạo được lòng tin tưởng cho giới lao động và cho
người dân, để họ có thể an tâm ra khỏi nhà và bắt tay trở lại với công việc và
mọi thứ hoạt động như trước khi có Covid-19. Ngày nào mà tỷ lệ nhiễm bệnh và con số tử vong vẫn còn
treo lơ lửng và sẵn sàng chụp xuống trên đầu người dân, thì ngày đó, những lời
khuyến khích, những sự đốc thúc trên truyền thông và truyền hình của các nhà
lãnh đạo, của chính quyền, của Donald Trump trong con mắt người dân, vẫn chỉ là
những lời thúc giục có tính cách xảo trá và lợi dụng với mục đích của cá nhân
và của một nhóm người.
Những kết
quả thăm dò gần đây nhất, cho thấy có tới (71%) Người Dân Mỹ Cho Rằng Donald
Trump và Chính Quyền của Ông Ta Đã Thất Bại Trong Cái Quá Trình Phòng Chống và
Đối Phó với Covid-19 virus. Chưa dừng ở đó, cuộc khảo sát rộng rãi khác của
“School’s Shorenstein Center on Media, Politics and Public Policy” vào đầu
tháng 5 vừa qua ở khắp 50 tiểu bang trên đất Mỹ còn cho thấy, bất chấp những
khó khăn tài chánh mà họ đang phải đối mặt, có tới (93%) người dân Mỹ Không
Nghĩ Rằng Đây Là Thời Điểm Để Mở Cửa Trở Lại, ngay cả ở những tiểu bang mà
chính quyền địa phương hiện đang nhắm vào việc Mở Cửa Trở Lại đó. Bên cạnh đó,
có tới (76%) người dân Mỹ ủng hộ các biện pháp phòng chống lây lan như việc
Cách Ly, Cô Lập Tại Nhà và việc Đeo Khẩu Trang ở những nơi công cộng. Những kết
quả của các cuộc thăm dò kể trên, còn cho thấy một sự đồng thuận cao giữa người
của cả hai đảng.
MỞ CỬA TRỞ LẠI CHẬM CHẠP CHO CHẮC CHẮN thì KINH TẾ sẽ CHẾT KHÔNG KỊP
NGÁP.
MỞ CỬA TRỞ LẠI QUÁ SỚM với HI VỌNG VỰC DẬY KINH TẾ thì CHẲNG NHỮNG KINH
TẾ sẽ CHẾT KHÔNG TOÀN THÂY mà CON SỐ TỬ VONG Ở MỸ CŨNG sẽ LÀ NHỮNG CON SỐ KHIẾP
ĐẢM.
Thành công hay thất bại
trong cuộc tái tranh cử của Donald Trump vào tháng 11 sắp tới lệ thuộc tới 90%
vào nền kinh tế hiện nay. Kinh tế đi lên thì hi vọng tái đắc cử sẽ lên theo và
ngược lại, kinh tế đi xuống thì hi vọng tái đắc cử sẽ xuống theo. Trong thời điểm
này và thời gian 6 tháng tới, kinh tế chắc chắn sẽ không chỉ đi xuống, mà còn
đi ngược trở lại. Điều này bảo đảm sẽ xóa tan cái giấc mộng tái đắc cử của ông
ta.
Các chuyên gia vận động
tranh cử cho đảng Cộng Hòa đã và đang thấy rõ điều này, nhưng chẳng làm được gì
hơn, ngoài việc SỬA cho những con số và những tỷ lệ nhiễm bệnh cũng như tử vong
đi xuống. Thế nhưng, có sự gian dối và giả trá nào có thể giấu mãi dưới ánh mặt
trời?
KHI COVID-19 KÉO TỚI MỸ LẦN
ĐẦU vào ĐẦU NĂM 2020, DONALD TRUMP ĐÃ KHÔNG CHUẨN BỊ - AI DÁM BẢO ĐẢM rằng KHI
COVID-19 TRÀN TỚI ĐỢT HAI vào CUỐI NĂM 2020 … SẼ CÓ GÌ KHÁC?
No comments:
Post a Comment