NỘI
DUNG :
Trọng Thành - RFI
VOANews
==================================================
Trọng
Thành -
RFI
Đăng
ngày: 19/05/2020 - 14:29
Đại dịch Covid-19, bùng lên từ Vũ Hán, Trung Quốc,
gần như là chủ đề duy nhất của đại hội đồng thường niên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới
năm 2020. Hôm qua, 18/05/2020, trong ngày đầu tiên của hội nghị, đã có hơn 120
quốc gia ký tên vào dự thảo một nghị quyết yêu cầu « điều tra độc lập » về
đại dịch Covid-19.
Dự thảo nghị quyết yêu cầu
cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra « không thiên vị,
độc lập và đầy đủ » về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, về các phản
ứng quốc tế đối với dịch bệnh. Theo nhiều nhà quan sát, tuy không bị chỉ đích
danh, nhưng Bắc Kinh chắc chắn là một đối tượng hàng đầu của cuộc điều tra, nếu
điều tra được cộng đồng quốc tế bật đèn xanh.
Các nước ký tên vào dự thảo
nghị quyết thuộc tất cả các châu lục: các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, Nga, Úc,
Nhật Bản, Canada, nhiều nước châu Phi… Theo Foreign Policy, nghị quyết sẽ phải
được bỏ phiếu trong ngày hôm nay, 19/05. Nghị quyết sẽ được thông qua, nếu hội
đủ 2/3 phiếu bầu, có nghĩa là 2/3 trong số 194 quốc gia thành viên của Tổ Chức
Y Tế Thế Giới.
Mỹ đe dọa vĩnh viễn ngừng đóng góp cho WHO
Trong lúc đó, chính quyền
Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực lên Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Reuters cho hay,
hôm qua, từ Nhà Trắng, tổng thống Trump ra tối hậu thư, đe dọa sẽ cắt bỏ vĩnh
viễn các đóng góp của Hoa Kỳ cho WHO, nếu định chế này không tiến hành « cải
thiện » cơ bản, Washington thậm chí sẽ xem xét việc rút ra khỏi định
chế y tế của Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Mỹ một lần nữa gọi WHO là « con
rối trong tay Trung Quốc ».
Bắc Kinh đáp trả ngay tức
khắc. Hôm nay, 19/05, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập
Kiên (Zhao Lijian) đã kêu gọi Washington nên « ngừng đổ lỗi cho
Trung Quốc » và tập trung vào việc xử lý dịch bệnh, đang hoành
hành tại chính nước Mỹ. Theo Trung Quốc, chính quyền Trump chỉ lấy cớ lên án Bắc
Kinh để « thoái thác các nghĩa vụ » đối với Tổ Chức
Y Tế Thế Giới.
Từ Genève, thông tín viên Jérémy Lanche cho
biết thêm về ngày đầu tiên của hội nghị toàn thể thường niên của Tổ Chức Y Tế
Thế Giới :
« Thách thức đầu
tiên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong hội nghị này, không phải là về mặt chính
trị, mà là về mặt kỹ thuật. Làm thế nào tổ chức được một cuộc họp đại hội đồng
từ xa, với 194 thành viên qua cầu truyền hình. Có thể là đã có nhiều trục trặc
về kết nối, nhưng rốt cuộc tất cả mọi người hoặc gần như vậy đã phát biểu ý kiến.
Trong số những người phát biểu đầu tiên có chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nguyên thủ Trung Quốc cam đoan là Bắc Kinh hoàn toàn minh bạch trong cuộc khủng
hoảng này.
Ngay sau đó, bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar đã bác bỏ
tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc. Ông nói: ‘‘Ít nhất đã có một quốc gia thành
viên không đếm xỉa gì đến nghĩa vụ minh bạch, và đã cố tình che giấu dịch bệnh.
Các hậu quả đối với toàn thế giới thật là kinh khủng. Điều này không bao giờ được
phép tái diễn’’.
Nếu như nhiều nước chia sẻ quan điểm hoài nghi của
Hoa Kỳ, thì ít có người sẵn sàng đi theo Washington trong chiến lược đối đầu với
Bắc Kinh và Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Hơn nữa, trong lúc mà Bắc Kinh tham gia vào
các kêu gọi để một loại vac-xin trở thành tài sản chung của thế giới. Có nghĩa
là có thể đến được với tất cả mọi người. Hiện tại một văn bản liên quan đến chủ
đề này đang còn đợi được thảo luận. Văn bản này cũng yêu cầu đánh giá về
cách thức mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới quản lý cuộc khủng hoảng này. Lãnh đạo WHO
nhắc lại là việc đánh giá này sẽ chỉ diễn ra sau khi đại dịch chấm dứt ».
*
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
-------------------------------------------------
VOANews
20/05/2020
Đặc sứ về COVID của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
ngày 19/5 tuyên bố virus corona sẽ “là một mối đe dọa thường xuyên” cho tới khi
tìm ra vaccine hay thuốc trị đáng tin cậy.
Trong một cuộc phỏng vấn
với đài Sky News của Anh, bác sĩ David Nabarro nói điều này có nghĩa là
thế giới phải cần học cách sống chung với virus corona gây bệnh COVID-19.
Ông Nabarro nói dù thế giới
đang dồn sức vào vaccine và có những dấu hiệu hứa hẹn, nhưng WHO tin là “tối
thiểu từ một năm rưỡi đến hai năm rưỡi” mới có được một vaccine sẵn sàng. Ông
khuyến cáo các qui định về giãn cách xã hội và các biện pháp bảo vệ sẽ phải được
tuân thủ trong một thời gian rất dài.
Ông Nabarro nói điều này
không có nghĩa là cuộc sống phải ngưng lại. Ông nhắc tới các nước hiện đang duy
trì các biện pháp bảo vệ trong khi người dân sinh hoạt làm ăn hàng ngày như tại
Singapore, Đức, Hàn Quốc và một số nước đang phát triển. Ông nói những virus
khác cũng là mối đe dọa thường xuyên, chẳng hạn như HIV, virus gây bệnh AIDS,
đã buộc người dân phải thay đổi hành xử.
Ông Nabarro nói chìa khóa
để đối phó với virus corona là tận diệt lây nhiễm bằng xét nghiệm, theo dõi sự tiếp
xúc.
“Phải làm công tác y tế công cộng đúng cách, nghĩa
là có thể tự vệ chống virus bằng cách nhanh chóng tìm ra người bệnh, xét nghiệm,
cách ly và rồi kinh tế sẽ có thể tiến triển,” đặc sứ Nabarro nói.
------------------------------------
20/05/2020
Các ca nhiễm virus corona tăng cao từ Ấn Độ đến Nam
Phi và Mexico, một chỉ dấu rõ ràng cho thấy đại dịch còn lâu mới hết, trong khi
Nga và Brazil hiện chỉ đứng sau Mỹ về con số lây nhiễm.
Đà tăng này diễn ra vào
lúc nhiều nước tại Châu Á, Châu Âu và nhiều tiểu bang nước Mỹ đang nới lỏng
đóng cửa để khởi động nền kinh tế. Công nhân sản xuất ô tô Mỹ, giáo viên Pháp
và các nhân viên bán hàng ở Thái Lan nằm trong số hàng trăm ngàn công nhân trở
lại làm việc với những biện pháp cẩn thận-an toàn mới.
Ngày 19/5 Nga loan báo những
ca nhiễm mới gia tăng một cách đều đặn, và những điểm nóng mới xuất hiện trên cả
nước với khoảng 147 triệu dân này.
Nga báo cáo có thêm gần
9.300 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca lây nhiễm lên gần 300.000, khoảng
một nửa tại thủ đô Moscow.
Nhà cầm quyền nói hơn
2.800 người bệnh COVID-19 đã chết tại Nga, một con số mà nhiều người nói chắc
chắn là cao hơn nhiều.
Một số chuyên gia nói rằng
nhà cầm quyền Nga liệt kê các căn bệnh kinh niên là nguyên nhân tử vong của nhiều
người xét nghiệm dương tính với virus. Các giới chức giận giữ phủ nhận đã vận dụng
mánh khóe trong việc đưa ra các con số thống kê, nói rằng tỉ lệ tử vong thấp của
Nga phản ánh những biện pháp phòng ngừa được áp dụng sớm và kiểm tra rộng rãi.
Gần 7,4 triệu người đã được xét nghiệm.
Tại thành phố St
Petersburg lớn thứ hai của Nga, một điểm nóng của virus, khâu chôn cất người chết
bắt buộc phải đóng kín nắp quan tài như là một biện pháp cẩn thận, bất kể chết
vì lý do gì. Biện pháp này trước đây chỉ áp dụng cho những người chết vì
COVID-19.
Các ca lây nhiễm tại Nga
chỉ đứng sau Mỹ. Mỹ có 1,5 triệu ca lây nhiễm và hơn 90.000 người chết vì
COVID.
Thủ tướng Nga Mikhail
Mishustin, làm việc trở lại hôm 19/5 sau khi bị nhiễm virus.
Tại Châu Phi, các ca nhiễm
vẫn còn tăng, với tất cả 54 nước đều có ca lây nhiễm, tổng cộng hơn 88.000 ca
và 2.800 người chết, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi.
Nam Phi có nhiều người
nhiễm nhất, 18.400 ca nhiễm, và gần 290 người chết.
Lây nhiễm gia tăng mạnh mẽ
tại Cape Town và chung quanh tỉnh Western Cape, hiện chiếm 61% các ca tại Nam
Phi.
Châu Mỹ Latin có hơn
480.000 ca và khoảng 31.000 người chết. Brazil có nhiều ca lây nhiễm nhất và
ngày 18/5 trở thành nước đứng hàng thứ ba trên thế giới, với 250.000 ca nhiễm
dù việc xét nghiệm có giới hạn. Các giới chức bệnh viện cho biết hơn 85% giường
bệnh khẩn cấp có bệnh nhân nằm tại hai bang Rio de Janeiro và Sao Paulo.
Một số nước có những dấu
hiệu đảo chiều đáng khích lệ: Iran báo cáo số ca nhiễm mới giảm sút đều đặn suốt
tháng 4, tăng lại trong tháng 5.
Tuy nhiên có hy vọng sau
khi một thử nghiệm vaccine chống virus corona mang lại những kết quả khích lệ,
dù chỉ là một thử nghiệm nhỏ và sớm. Ngày 18/5 thị trường chứng khoán tăng trở
lại sau khi có tin tốt về vaccine.
Trong một loan báo gây ngạc
nhiên, Tổng thống Donald Trump nói ông đã uống thuốc chống sốt rét
hydroxychloroquine để tự vệ chống virus dù các nhà khoa học nói không có bằng
chứng nào về sự hiệu nghiệm của thuốc này với COVID và chính quyền ông đã cảnh
báo là thuốc này chỉ nên dùng trong bệnh viện hay trong nghiên cứu vì có khả
năng gây ra phản ứng phụ chết người.
Tại Nga, Tổng thống
Vladimir Putin tuyên bố là việc dóng cửa kinh tế một phần áp dụng vào cuối
tháng đã làm dịch bệnh chậm lại và ngăn ngừa hệ thống y tế quốc gia không bị
quá tải. Các đây một tuần, ông đã chấm dứt lệnh đóng cửa trên toàn quốc.
Ông đã trao cho 85 vùng tại
Nga quyền tự quyết định xem lệnh đóng cửa được nới lỏng như thế nào, nhưng một
số vùng đã gặp khó khăn.
Tỉnh miền nam Dagestan hầu
hết theo Hồi Giáo báo cáo các ca lây nhiễm tăng mạnh khiến cho các bệnh viện
quá tải.
Tại Ấn Độ, các ca virus
corona vượt quá 100.000 và lây nhiễm đang tăng tại tiểu bang quê nhà của những
lao động rời bỏ các thành phố và thị trấn trong thời gian đóng cửa trên toàn quốc
khi họ mất việc làm.
Ấn Độ hiện có hơn 4.000
ca lây nhiễm mới mỗi ngày. Các tiểu bang trong đó có West Bengal, Bihar, Odisha
và Gujarat, những bang có nhiều công nhân đi lao động di cư, đang chứng kiến
các ca lây nhiễm tăng cao vào lúc các qui định đóng cửa được nới lỏng. Có hơn
3.100 bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng, theo Bộ Y tế Ấn Độ.
Tại quốc gia có mật độ
dân số cao Bangladesh, nơi nhà cầm quyền báo cáo số xét nghiệm dương tính kỷ lục
với hơn 1.600 ca nhiễm, hàng ngàn xe ô tô chạy trên đường phố thủ đô Dhaka, dù
có lệnh đóng cửa. Nhà chức trách đã nới lỏng một số qui định và cho phép cửa
hàng mở cửa trước ngày lễ Hổi Giáo Eid al-Fitr.
Tại Châu Mỹ Latin, các
phòng hồi sức cấp cứu ở thủ đô Santiago của Chi-lê vượt quá 90% khả năng trong nhiều
ngày, và các giới chức cảnh báo là nhân viên chăm sóc đặc biệt đã quá sức.
“Họ không thể tiếp tục
mãi, dù có bao nhiêu giường hay bao nhiêu máy thở cũng vậy,” ông Claudio
Castillo, giáo sư chính sách công và y tế tại Đại học Santiago, nói.
Lây nhiễm cũng gia tăng tại
những khu vực nghèo khổ ở Buenos Aires, thủ đô Argentina, nơi nhà cầm quyền nới
lỏng các biện pháp hạn chế gắt gao tuần trước, cho phép một số việc kinh doanh
mở cửa và trẻ em ra bên ngoài vào cuối tuần.
Colombia vất vả đối phó với
vụ bùng phát tại Leticia, một thành phố giáp ranh Brazil, nơi các bệnh viện quá
tải và bệnh nhân được đưa đến các khách sạn. Colombia ghi nhận khoảng 16.300 ca
và gần 600 người chết.
Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, những
quan tâm về kinh tế bao trùm bầu không khí chính trị. Mỹ có 36 triệu người đệ
đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp
tại Anh tăng 69% trong tháng 4, chính phủ cho biết ngày 19/5. Mức bán xe ở Châu
Âu sụt 76% trong tháng qua.
Một vaccine thử nghiệm của
công ty Moderna làm loé lên hy vọng về đáp ứng miễn nhiễm trong 8 người tình
nguyện khỏe mạnh, trung niên. Những người này có kháng thể tương tự như những
người bình phục sau khi mắc bệnh COVID-19.
Những cuộc nghiên cứu lớn
hơn về tính an toàn và hiệu nghiệm đang được lên kế hoạch. Trên toàn thế giới
có khoảng hơn một chục ứng viên vaccine đang trong hay gần tới giai đoạn thử
nghiệm đầu.
Hơn 4, 8 triệu
người trên thế giới bị nhiễm virus corona và hơn 318.000 người
thiệt mạng, theo con số của Trường đại học Johns Hopkins mà các chuyên gia
tin là quá thấp vì nhiều lý do.
No comments:
Post a Comment