BTV
Tiếng Dân
19/05/2020
Xung đột biển Đông: Sau “đấu
khẩu” liệu có “đấu súng”?
Sau trận “đấu khẩu” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hai nước
Việt – Trung qua lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt, tình hình căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp tục leo thang trong
những ngày qua, khi máy bay và tàu chiến của các bên xuất hiện tại các điểm
nóng tranh chấp trên biển.
Báo Thanh Niên đưa tin hôm 19/5, Bộ Quốc phòng VN cho
biết, “đã tăng cường bố trí các tàu trực, tuần tra, kiểm soát
trên các vùng biển trọng điểm, sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra, kiên
quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền Biển Đông”.
Hôm 14/5, VOA dẫn nguồn
tin từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận, Mỹ loại Trung Quốc, mời Việt Nam tham dự cuộc tập trận hải quân
‘lớn nhất thế giới’. Cuộc tập trận mang tên Vành đai Thái Bình Dương, với
sự tham gia của 25 nước, diễn ra trên biển Hawaii từ ngày 17/8 đến 31/8 sắp tới.
Nguồn tin này cũng nói rằng, năm 2018, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc
tham gia cuộc diễn tập, do các hành động củng cố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển
Đông.
Tăng cường các cuộc tập
trận hải quân là Chính sách của Washinton đẩy lùi Trung quốc ở Biển Đông,
Asia Times có bài phân tích hôm 18/5.
Ngày 18/5, GS Carl Thayer
có nêu nhận định trong bài phỏng vấn trên BBC:
“Việc Mỹ mời Việt Nam cũng chỉ ra rằng Mỹ mong muốn đưa ra tín hiệu ủng hộ
Việt Nam vào thời điểm Trung Quốc gia tăng bắt nạt và đe dọa”.
Trước đó, hồi cuối tháng
Tư, RFI có bài Việt Nam và Trung Quốc không còn ‘thắm tình anh em” vì Biển
Đông. Bài viết đưa ra nhận định của các nhà quan sát:
“Sự thất vọng của Hà Nội
về Bắc Kinh sẽ khiến Việt Nam xoay trục sang Hoa Kỳ – vốn mong muốn có chiến
lược sâu hơn và thậm chí quan hệ quân sự gắn bó hơn với các quốc gia chủ chốt ở
Đông Nam Á. Tuy nhiên Việt Nam hoàn toàn không thể chuyển nhanh sang quan hệ với
Mỹ, vì như vậy Trung Quốc có thể có phản ứng mạnh bất ngờ. Thế nên Hà Nội tiếp
tục nhấn mạnh nguy cơ nếu hoàn toàn thuận theo phía Mỹ, chẳng hạn việc Mỹ định
hình dân chủ hóa cho chính quyền cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành quân cờ của
Việt Nam nhằm đối phó với Trung Quốc”.
Hồ Chí Minh: “Trụ đỡ cho chế độ
ngay cả khi đã chết”?
Cứ đến ngày 19/5, truyền
thông nhà nước loan tin rầm rộ về các hoạt động và các bài viết ca ngợi ông Hồ
Chí Minh, nhân kỷ niệm ngày sinh của người sáng lập ra chính thể Việt Nam Dân
chủ Cộng Hòa.
Báo Đại Đoàn Kết đưa tin,
sự kiện này do Ban tuyên giáo Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện, với 9 hoạt động lớn, trong đó có 5 hoạt động được
truyền hình trực tiếp.
Tại các quốc gia Cộng sản,
giới lãnh đạo đương quyền thường huy động cả hệ thống chính trị và tiền của để
làm lễ kỷ niệm sinh nhật cho các lãnh tụ quá cố. Chẳng hạn ở Bắc Triều Tiên,
ngày 15/4 là sinh của Kim Nhật Thành được gọi là “Ngày Ánh Dương”, là một ngày lễ trọng đại, lớn nhất
trong năm tại quốc gia cộng sản này.
Ảnh ông Hồ Chí Minh
(giữa) trên báo Cứu Quốc, cơ quan của Mặt trận Liên – Việt Liên khu V, cùng các
lãnh đạo Campuchia (trái) và Lào (phải).
Nhiều người đặt câu vì
sao các quốc gia cộng sản thường làm lễ sinh nhật rầm rộ cho các lãnh tụ quá cố?
Facebook Hoàng Dũng lý giải, đó là vì “trụ
đỡ cho chế độ độc tài”.
Ông Dũng viết: “Chế
độ độc tài nào cũng cần ít nhất một vị lãnh tụ và ít nhất 1 kẻ thù. Liên Xô là
Các Mác, Lê Nin. Cuba là Che, Phi Đen. Triều Tiên là cha con nhà họ Kim. Trung
Quốc là Mao Trạch Đông. Việt Nam tất nhiên Hồ Chí Minh. Họ là một trong các trụ
đỡ cho sự tồn tại của một chế độ độc tài… Chế độ cần 1 lãnh tụ sống mãi”.
Cũng vào ngày 19/5, cách
đây bốn năm, Giáo sư Ngô Bảo Châu có viết trên facebook của mình: “Có quý
mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp
của chúng ta”. Tuy nhiên, câu nói của Giáo sư Châu đã phải gỡ
bỏ sau vài giờ đăng tải.
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến
và Út “trọc” hầu tòa
Ngày 19/5, bước sang ngày
thứ hai của phiên tòa sơ thẩm, xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh
Quân chủng Hải quân, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến cùng các đồng phạm trong vụ án “đất quốc phòng rơi vào tay tư nhân”, với 3 khu đất rộng hơn 6.700 m2, tọa lạc trên đường
Tôn Đức Thắng, Quận 1 do Quân chủng Hải Quân quản lý, được đem đi góp vốn liên
doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Bị cáo – cựu thứ
trưởng Nguyễn Văn Hiến tại phiên tòa ngày 18-5. Ảnh: PLTP
Khi trả lời thẩm vấn trước
tòa, ông Hiến nói về việc chuyển đất quốc phòng sang làm kinh tế vì 2 lý do: Thứ
nhất, do lãnh đạo TP.HCM có đề nghị chỉnh trang lại đô thị; và thứ hai, “do
nhu cầu cần nâng cao đời sống cho bộ đội, mà Quân chủng Hải quân thời điểm đó rất
cấp bách vì đời sống của cán bộ chiến sĩ rất kham khổ”, theo báo Thanh Niên.
Tuy nhiên, dư luận đang
hoài nghi về lý do “chiến sỹ cán bộ trong quân đội kham khổ”, vì quân đội và
công an là hai bộ phận nhận được rất nhiều sự ưu ái và đặc quyền từ chế độ này.
Năm 2019, ngân sách dành cho Bộ Quốc phòng cao gấp gần 20 lần so với ngân sách
dành cho Bộ Giáo dục. Ngân sách dành cho Bộ Công an cao hơn 10 lần Bộ Giáo dục.
Theo bảng dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2019, Bộ quốc
phòng được chi hơn 157 ngàn tỷ đồng, Bộ Công an được chi hơn 82 ngàn tỷ đồng,
trong khi Bộ Y tế chỉ được chi gần 15 ngàn tỉ đồng, còn Bộ Giáo dục được chi
chưa tới 8 ngàn tỷ đồng.
Nhà báo Đoàn Bảo Châu nhận xét: “Mong hội đồng xét xử thông cảm, đô đốc Nguyễn
Văn Hiến, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân chẳng qua là sở hữu con tim chan chứa
tình cảm mênh mông, đồng chí ấy thương các chiến sỹ dưới quyền kham khổ nên bán
đất cải thiện đời sống anh em thôi mà. Thế này mà khó khăn hơn tí nữa, và con
tim đồng chí to hơn tí nữa, đồng chí ấy sẽ bán cả nước để cải thiện luôn đời sống
nhân dân ấy chứ”.
Về trách nhiệm của lãnh đạo
Bộ Quốc phòng trong vụ việc này, ông Hiến cho biết, ông đã ký trình lên lãnh đạo
Bộ Quốc phòng để xin ý kiến chỉ đạo… Tuy nhiên, ông nói: “Tôi cho rằng,
chúng tôi đã đã hiểu sai ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ”, báo Thanh Niên dẫn
lời.
Đáng chú ý, trong phiên
tòa này còn có bị cáo Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là Út “trọc”), cựu Thượng tá, Chủ tịch
Hội đồng quản trị – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng,
bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Út “trọc” Đinh Ngọc
Hệ (trái) và Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến hầu tòa. Ảnh: Cungcau.vn
Năm 2018, Út “trọc” bị kết án 12 năm tù giam về các tội “lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “sử dụng tài liệu
giả của cơ quan, tổ chức”. Tại phiên tòa này, Cựu Thượng tá quân đội
nói, do mình ít học, nên nhờ “anh em ngoài xã hội” mua bằng giả, giúp mình thăng tiến
trong quân đội.
No comments:
Post a Comment