NGÀY
16/05/2020
BÀI MỚI
TIME.
Tác giả: Haley Sweetland Edwards - 16/05/2020
Nguyễn
Ngọc Chu
- 16/05/2020
BTV
Tiếng Dân -
16/05/2020
Thái
Vĩnh Thắng
- 16/05/2020
Mạc
Văn Trang
- 16/05/2020
Ngô
Ngọc Trai
- 16/05/2020
Huỳnh
Ngọc Chênh
- 16/05/2020
Trương
Châu Hữu Danh -
16/05/2020
VOX.
Trò chuyện giữa Alex Ward và Jennifer Kavanagh - 16/05/2020
Gellert
Nguyễn -
16/05/2020
Blog
VOA. Trân Văn -
16/05/2020
Blog
VOA. Nguyễn Hùng - 16/05/2020
Vũ
Mạnh Hùng
- 15/05/2020
--------------------------------
BTV Tiếng Dân
16/05/2020
Tình hình Biển Đông “không êm ả”
Căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục lên cao
khi Trung Quốc điều hai máy bay quân sự đến khu vực Đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo
Hoàng Sa), sau khi giới chức Việt Nam tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá của Trung
Quốc là “vô giá trị” và “khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi”.
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN hôm 14/5,
khi phóng viên hỏi về việc Hãng vệ tinh ISI công bố hình ảnh ở Đảo Chữ Thập xuất
hiện máy bay do thám KJ-500 & KQ-200 của Trung Quốc, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao VN nói: “Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này
mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”.
Bộ
ngoại giao Việt Nam tuyên bố về biển Đông trên Twitter. Nguồn: Twitter của BNG
VN
Đài VOA dẫn nguồn từ trang mạng
Benarnews của Malaysia nói, chính phủ VN khuyến khích ngư dân tiếp tục hoạt động
đánh bắt cá xung quanh quần đảo Hoàng Sa, bất chấp lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh
đơn phương ban hành. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN chỉ thị
cho các tỉnh và thành phố khuyến khích ngư dân tiếp tục các hoạt động của mình
trên các vùng biển của Việt Nam.
Trước đó, Người phát ngôn của Việt Nam và
Trung Quốc đã thực hiện một cuộc “đấu khẩu”: Ngày 1/5, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá; ngày 8/5, Việt Nam đáp
trả, bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc.
Ngày 11/5, Trung Quốc phản pháo: “Việt Nam không có quyền lên tiếng”.
TGĐ Bayer Việt Nam cung cấp hình ảnh vi phạm
chủ quyền VN bị xử phạt
Truyền thông trong nước cho hay, chiều 15/5,
Bà Lynette Moey Yu Lin, Tổng giám đốc Công ty Bayer Việt Nam, đã bị Sở Thông
tin Truyền thông TP.HCM lập biên bản vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 7, Điều 102, Nghị định 15, vì lý do gửi
cho cho nhân viên cấp dưới tài liệu có tiêu đề “COVID-19, bài học đến từ Trung
Quốc”, trong đó có một trang bản đồ in hình “đường lưỡi bò”.
Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết, “bà
Lynette sẽ bị phạt tiền từ 25-35 triệu đồng về việc sử dụng thư điện tử cá nhân
để cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam… Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính sẽ được ban hành sau bảy ngày”.
Tuy nhiên, khi rà lại văn bản quy phạm pháp
luật, thì hành vi “cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia” được
quy định điểm b, khoản 7, Điều 102, Nghị định 15, sẽ bị phạt tiền từ 50-70 triệu
đồng.
Trước đó, trong bản tin hôm
12/5, Tiếng Dân bình luận: “Hành vi của Tổng giám đốc Bayer Việt Nam
như là một hành động tuyên truyền cho chính quyền Bắc Kinh về đại dịch Covid-19
và chủ quyền lãnh hải một cách phi pháp. Bởi, Trung Quốc không phải là một quốc
gia hình mẫu trong việc ứng phó với dịch Covid-19 và việc lồng ghép “đường lưỡi
bò” vào tài liệu liên quan đến bệnh dịch, cho thấy Trung Quốc không ngừng nỗ lực
hợp thức hóa cho tham vọng độc chiếm Biển Đông”.
Việt Nam chống dịch Covid-19 thành công nhờ
vào đàn áp
Ngày 12/5, Tạp chí Chính sách Đối ngoại
(Foreign Policy) có bài xã luận “Việt Nam chống đại dịch thành công nhờ vào sự đàn áp”,
nói rằng “các công cụ kiểm soát của Đảng Cộng Sản đã tạo ra vũ khí chống lại
virus một cách hiệu quả”.
Công cụ kiểm soát này được tác giả mô tả là “có
đội quân thường trực là các cán bộ ở các tổ dân phố và các nhân viên an ninh
luôn theo dõi liên tục các khu phố. Khi có yêu cầu, những người này có thể được
sự trợ giúp bởi lực lượng dân phòng có khả năng phong tỏa các quận.”
Minh họa cho cấu trúc vận hành của các lực lượng
này, tác giả thuật lại sự kiện nhà cầm quyền Hà Nội phong tỏa một khu vực của huyện
Gia Lâm, Hà Nội vì một người có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19: “Lực
lượng chức năng của quận, công an mặc đồng phục và dân phòng, đã dựng lên các
rào chắn. Hình ảnh truyền thông cũng cho thấy, những người đàn ông không mặc đồng
phục nắm giữ quyền lực thật sự trong những tình huống này. Họ làm việc cho Bộ
Công an: Những người thi hành trong trang phục dân sự, và tùy theo tình huống,
ra lệnh cho các quan chức địa phương hoặc huy động đám đông chỉ bằng một cuộc gọi”.
“Đây là những
người có thể được điều động để canh giữ người bất đồng chính kiến, không
cho họ ra khỏi nhà để gặp gỡ nhà báo, tổ chức những buổi đấu tố họ hoặc ra lệnh
cho nhà trường đối xử một cách thô bạo và hà khắc với con cái của người hoạt động
nếu họ lên tiếng về tham nhũng.
Những kẻ thi hành này tin tưởng chắc chắn rằng hành
vi của họ sẽ không bị thách thức bởi một cơ quan tư pháp độc lập bởi vì đảng Cộng
sản quyết định luật pháp là gì. Có ai tự hỏi rằng mọi người tuân theo các hướng
dẫn để ở bên trong khu cách ly khi họ sống trong một hệ thống có thể tạo ra hoặc
phá vỡ sinh kế bằng cách tập trung quan liêu?”
Một áp phích tuyên
truyền chống dịch, trên một bức tường ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 29/4. Nguồn:
Manan Vatsyayana / AFP/ Getty Images
Bài viết nhận định, “các
cấu trúc kiểm soát dịch bệnh như là cấu trúc kiểm soát bất đồng chính kiến”.
Do đó, tác giả cho rằng “cơ chế kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam dù rất hiệu
quả nhưng không thể sao chép được, vì chúng là các cơ chế được tạo ra để bảo vệ
cho sự cai trị của chế độ độc đảng”.
Bài viết nhấn mạnh “chỉ
có Việt Nam và Trung Quốc mới có thể làm được như vậy và không cần phải chịu sự
giám sát của pháp luật hoặc Quốc hội”. Điều này đã tạo ra sự khác biệt so với
Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Cuối cùng tác giả kết luận,
Việt Nam dù thành công trong việc chống đại dịch Covid-19, nhưng lại “không
đưa ra một mô hình mà nhiều quốc gia khác muốn hoặc có thể thực hiện”.
Trong khi đó, báo Thanh Niên đưa tin 16/5, tại Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 12 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá “việc
ngăn chặn kiểm soát đại dịch Covid-19 trong thời gian qua là một minh chứng
hùng hồn khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ, của hệ thống chính trị ở
nước ta”.
Vụ Hồ Duy Hải:
Phát sinh tình tiết ly kỳ
Hôm 15/5, Báo Dân Việt cử
phóng viên đến xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tìm “điểm mờ” trong
vụ án này là nhân vật Nguyễn Văn Nghị. Dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương, lật tung hồ sơ hộ khẩu của gần 4.000 hộ dân xã Tân
Hội, cái tên Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1979 hoàn toàn không có dấu tích gì, cho
thấy lai lịch của Nguyễn Văn Nghị – nghi can số 1 trong vụ án Bưu cục Cầu Voi
chưa từng thường trú tại xã Tân Hội.
Vài giờ sau khi báo Dân
Việt truy tìm Nguyễn Văn Nghị, Báo Sạch đăng tải một văn bản thông báo của Công an tỉnh Long An trả lời
cho bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) vào năm 2016, nêu rõ rằng: “Quá
trình điều tra không có ai tên Nguyễn Văn Nghị như trong đơn bà tố cáo”.
Trong văn bản này, Công an tỉnh Long An khẳng định, chỉ có Nguyễn Hữu Nghị, là
bạn của một trong hai nạn nhân bị sát hại, đã bị cơ quan CSĐT Long An triệu tập
làm việc, và xác định Nguyễn Hữu Nghị có chứng cớ ngoại phạm, không liên quan tới
vụ án.
Hôm qua 15/5, Phó giám đốc công an tỉnh Long An xác nhận: Nguyễn
Hữu Nghị, ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An (Long An) có
mối quan hệ tình cảm với nạn nhân Hồng nên cơ quan điều tra triệu tập
làm việc đầu tiên vào ngày 14/1/2008.
Trong khi đó, tại phiên
tòa Giám đốc thẩm vụ án Bưu điện Cầu Voi, cái tên Nguyễn Văn Nghị vẫn xuất hiện,
Công an tỉnh Long An và đại diện VKSND tối cao khi trình bày trước toà vẫn
nhắc đến tên Nguyễn Văn Nghị. Thậm chí trong phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, ban
hành hôm 8/5/2020, bác kháng nghị và giữ nguyên bản án đối với Hồ Duy Hải, cũng
nhắc đến cái tên nghi can Nguyễn Văn Nghị.
Câu chuyện trở nên ly kỳ
khi nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã xác minh và cho biết, Nguyễn Hữu
Nghị, ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, là người mà Phó
giám đốc Công an tỉnh Long An nhắc đến, lại ở gần nhà và học cùng lớp với em
gái mình. Ông Danh liên lạc với Nguyễn Hữu Nghị thì được trả lời rằng: “EM
KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ANH DANH ƠI. EM CHƯA TỪNG LÀM VIỆC GÌ VỚI CÔNG AN CẢ”.
Dự luận đang đặt ra câu hỏi,
vậy Nguyễn Văn Nghị (sinh năm 1979 ở Cai Lậy, Tiền Giang), nghi can số 1 xuất
hiện ngay từ ngày đầu xảy ra vụ án, có tồn tại thật không? Tại sao nghi can số
1 này lại hoàn toàn biến mất khỏi hồ sơ vụ án, nhưng lại được các cơ quan tố
tụng và phán quyết của Hội đồng thẩm phán nhắc đến trong phiên Giám đốc thẩm vừa
qua?
Facebook Chu Mộng Long đã
tự tìm câu trả lời cho mình qua bài viết Tôi
biết Nguyễn Văn Nghị đang ở đâu”. Tác giả viết: “Tôi chắc chắn
Nguyễn Văn Nghị biến mất cũng tương đương như cái thớt gỗ, con dao và cái ghế
inox đã biến mất sau khám nghiệm hiện trường. Mất dụng cụ gây án, tức mất dấu vết
gây án, bây giờ là mất luôn cả nghi phạm. Mất có hệ thống thì không thể là sai
sót nghiệp vụ một cách vô tình. Chỉ có thể là cố tình phi tang để che giấu sự
thật!”
No comments:
Post a Comment