NỘI
DUNG :
Minh Anh
- RFI
Thanh Hà - RFI
Thụy My - RFI
==============================================
.
Minh
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 20/05/2020 - 11:41
Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu tuyên thệ nhậm
chức nhiệm kỳ hai, nữ tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan không
thể chấp nhận nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ ». Chính quyền Bắc
Kinh đe dọa « không dung thứ » cho bất kỳ hành động ly khai nào của
Đài Bắc.
Tổng thống Thái Anh
Văn phát biểu trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, tại Nhà khách Đài Bắc, Đài Loan,
ngày 20/05/2020 VIA REUTERS - TAIWAN PRESIDENTIAL OFFICE
Trong lễ nhậm chức mở đầu
nhiệm kỳ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng, tổng thống Thái Anh Văn cho rằng mối
quan hệ đôi bờ eo biển đang đi vào một bước ngoặt lịch sử. Bà nói :
« Cả hai phía có bổn phận phải tìm ra một phương cách để cùng tồn tại
lâu dài và ngăn chận gia tăng đối kháng và các bất đồng ».
Được 8,2 triệu cử tri ủng
hộ, Thái Anh Văn tái đắc cử trong bối cảnh quan hệ Trung – Đài trở nên căng thẳng
và làn sóng phản đối đòi dân chủ trỗi dậy mạnh mẽ ở Hồng Kông.
Vẫn theo bà Thái Anh Văn,
người dân Đài Loan sẽ không chấp nhận đánh đổi « Hòa bình, Bình đẳng,
Dân chủ và Đối thoại » cho nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế
độ » mà Bắc Kinh đang sử dụng để thâu tóm Đài Loan và làm thay đổi
nguyên trạng giữa đôi bờ eo biển.
Theo AFP, ngay sau bài
phát biểu của nữ tổng thống đầu tiên ở Đài Loan, chính quyền Bắc Kinh đã có phản
ứng mạnh mẽ. Phát ngôn viên Văn Phòng Sự Vụ tại Đài Loan, ông Mã Hiểu
Quang (Ma Xiaoguang) cảnh báo Bắc Kinh không thay đổi lập trường, « có
đủ quyết tâm, niềm tin và khả năng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ ». Hãng thông tấn Tân Hoa Xã lời lẽ cứng rắn hơn đe dọa « không
bao giờ dung thứ cho bất kỳ hành động ly khai nào ».
Năm nay 63 tuổi, bà Thái
Anh Văn, « kẻ bất trị » trong nhãn quan của Bắc Kinh, cùng với
đảng Dân Tiến luôn cho rằng Đài Loan là một quốc gia trên thực tế có chủ quyền.
Quan điểm này đã làm cho quan hệ Đài Bắc – Bắc Kinh những năm gần đây trở nên
căng thẳng.
Chính quyền Trung Quốc
không ngừng gia tăng áp lực chính trị, quân sự cũng như là ngoại giao nhằm cô lập
Đài Loan, mà ví dụ điển hình là trong cuộc họp đại hội đồng năm nay của Tổ Chức
Y Tế Thế Giới, Đài Loan đã không được mời. Dưới áp lực của Bắc Kinh, chính quyền
Đài Loan cũng bị tước mất quy chế quan sát viên của tổ chức năm 2016.
---------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
---------------------------------------------
Thanh
Hà -
RFI
Đăng
ngày: 21/05/2020 - 15:12
Hiếm khi nào Đài Loan lại chiếm một vị trí quan trọng
trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ như ở vào thời điểm này. Chính quyền
Trump không ngớt lời ca ngợi thành công vượt bực của Đài Bắc trong việc xử lý
khủng hoảng Covid-19, đòi cho Đài Loan phải có một chỗ đứng xứng đáng hơn trong
các định chế quốc tế và tăng tốc cung cấp vũ khí cho chính quyền của tổng thống
Thái Anh Văn.
Nhưng không chắc Mỹ
sẵn sàng thay đổi nguyên tắc “một nước Trung Hoa” vốn là nền tảng bang giao Mỹ-Trung.
Vào lúc virus corona gây
nhiều thiệt hại về nhân mạng và kinh tế cho nước, dịch Covid-19 “đổ thêm dầu
vào lửa” trong quan hệ Mỹ- Trung, Đài Loan trở thành một “vũ khí” của chính quyền
Trump để tấn công Bắc Kinh : Nhà Trắng đề cao thành tích rực rỡ của Đài Loan chống
dịch Covid-19 chỉ nhằm chứng minh là một nước lớn như Trung Quốc đã bất lực trước
một con siêu vi, tệ hơn thế nữa Bắc Kinh đã thiếu minh bạnh trên hồ sơ này để
gây ra đại dịch. Tổng thống Trump chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới là “con
rối” trong tay Trung Quốc, gạt bỏ mọi cảnh báo và thông tin do Đài Loan cung cấp
về virus corona chủng mới.
Về mặt quân sự, ngoài việc
điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ chọn đúng thời điểm tổng thống Thái
Anh Văn tuyên thệ nhậm chức thêm nhiệm kỳ thứ hai để thông báo hợp đồng bán
ngư lôi cho Đài Bắc.
Theo quan điểm của chuyên
gia Elizabeth Economy thuộc trung tâm nghiên cứu về quan hệ quốc tế Mỹ Council
on Foreign Relations, từ trước tới nay, Quốc Hội Mỹ luôn có khuynh hướng ủng hộ
Đài Loan, nhưng ở cấp chính quyền, Washington “tránh lộ liễu phô trương quan điểm
đó nhằm duy trì thế cân bằng vốn dễ vỡ” giữa hai siêu cường kinh tế và quân sự
của thế giới này.
Dễ vỡ bởi từ những năm
1970 các chính quyền Mỹ liên tiếp luôn tôn trọng nguyên tắc “Một nước Trung
Hoa”, nhưng về mặt an ninh thì Hoa Kỳ là điểm tựa quan trọng của Đài Loan.
Trong khi đó Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, đồng thời
Trung Quốc vẫn theo đuổi ý định thống nhất hòn đảo với 23 triệu dân này, kể cả
bằng vũ lực.
Từ ngày bước chân vào Nhà
Trắng tổng thống Trump, về mặt chính thức, cũng tuân thủ nguyên tắc ngoại giao
truyền thống nói trên, nhưng ít kín đáo hơn những đời tổng thống tiền nhiệm,
ông đã ủng hộ Đài Loan về nhiều mặt, đặc biệt là để hòn đảo này có một vị trí xứng
đáng hơn trên sân khấu chính trị quốc tế. Việc Đài Bắc thành công kiểm soát dịch
Covid-19 lại càng làm tăng uy tín của hòn đảo này trong mắt lãnh đạo Hoa Kỳ,
như ghi nhận của chuyên gia Elizabeth Economy.
So sánh với Hoa lục,
Washington xem đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy thế thượng phong của một
mô hình dân chủ ngay cả trong việc giải quyết khủng hoảng về y tế. Mỹ cũng thừa
biết rằng, càng ca ngợi tấm gương sáng của Đài Loan bao nhiêu, Bắc Kinh lại
càng tức tối bấy nhiêu.
Nhưng có lẽ Đài Bắc không
ngây thơ để tin vào những lời đường mật của Nhà Trắng. Ngoại trưởng Mỹ tuy đã đề
cao “mô hình dân chủ Đài Loan mà cả khu vực và thế giới cần noi theo”, nhưng
Mike Pompeo đã khá lúng túng khi được hỏi rằng liệu Hoa Kỳ có đẩy mạnh hơn nữa
quan hệ với Đài Loan, với nguy cơ mở thêm một mặt trận với Trung Quốc hay
không.
Theo quan điểm của chuyên
gia Abraham Denmark, thuộc trung tâm nghiên cứu Wilson Center, trụ sở tại
Washington, trước mắt Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nể nhau, chưa khai thác Đài Loan
như một công cụ để tranh giành ảnh hưởng về mặt chiến lược. Điển hình là dưới
áp lực của Trung Quốc, Đài Bắc vẫn phải đứng ngoài Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tuy
nhiên, theo chuyên gia này, nếu như Bắc Kinh cảm thấy vị thế của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc, vấn đề chủ quyền của nước này hay đà vươn lên của Trung Quốc,
bị đe dọa vì hồ sơ Đài Loan, có khả năng giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ “phản ứng
gay gắt” và khi đó thì Hoa Kỳ sẽ “mất tất cả mọi phương tiện gây sức ép với
Trung Quốc”, như ghi nhận của nhà quan sát Ryan Hass thuộc viện nghiên cứu
Brookings Institution.
Về phần tổng thống Thái Anh Văn, bà thừa biết rằng, Đài Loan vẫn trong
thế trên đe dưới búa giữa hai ông khổng lồ của thế giới, là Mỹ và Trung Quốc.
Hơn nữa về đối ngoại, Washington luôn rất thực dụng. Với Donald Trump ở
Nhà Trắng, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại bỏ rơi Đài Loan, một khi Mỹ và
Trung Quốc sưởi ấm quan hệ. Ngoài ra, tổng thống Trump cũng sẵn sàng
“quên” hẳn Đài Bắc, nếu như việc đó có ích cho quyền lợi từ kinh tế
đến quân sự và thương mại hay ngoại giao của Mỹ.
------------------------------------------
---------------------------------------------
Thụy
My -
RFI
Có đến 73% người Đài Loan tín nhiệm tổng thống Thái
Anh Văn, chỉ có 2,7% cảm thấy mình là người Trung Quốc. Mặc cho Tập Cận Bình đe
dọa, đa số chuyên gia phương Tây tin rằng Bắc Kinh khó thể can thiệp quân sự,
do nguy cơ xung đột lan rộng, và tác động tiêu cực lên hình ảnh của Trung Quốc
trước thế giới.
Hôm nay 21/05/2020 là
ngày nghỉ lễ Thăng Thiên (Ascention), hai tờ La Croix và Les
Echos vắng mặt. Tựa chính của các báo phát hành hôm nay tập trung vào
tình hình kinh tế nước Pháp ảm đạm do dịch corona.
Le Figaro chạy tựa « Renault, cú sốc xã hội đầu tiên của cuộc khủng
hoảng dịch tễ ». Đã suy yếu từ trước khi đại dịch virus corona xảy
ra, dự định đóng cửa ba nhà máy của tập đoàn xe hơi Pháp gây tranh cãi. Libération quan
tâm đến « Covid-19, sự lây lan các kế hoạch sa thải ». Phá
sản, giảm bớt nhân sự…các thông báo liên tục được đưa ra với sự chậm lại của nền
kinh tế, gây lo ngại bùng nổ thất nghiệp. Le Monde nói về hai
dự luật của chính phủ : lùi lại thêm 9 năm nữa việc bù đắp thâm hụt cho quỹ
phúc lợi xã hội, lập thêm một nhánh mới để chăm lo cho người già không tự vận động
được.
70% người dân coi trọng bản sắc
Đài Loan thay vì Trung Quốc
Liên quan đến châu
Á, Le Monde nhận định « Uy tín đang ở mức cao nhất,
nữ tổng thống Đài Loan khởi đầu nhiệm kỳ thứ hai » kể từ hôm qua.
Theo cuộc thăm dò công bố
hôm thứ Hai 18/05, có đến 73% người Đài Loan tín nhiệm bà Thái Anh Văn. Nhờ quản
lý tốt cuộc khủng hoảng dịch tễ, hòn đảo 23 triệu dân chỉ có 7 người chết vì
virus corona, mà không cần phải phong tỏa đất nước. Một kết quả đầy ý nghĩa nữa
là có đến 70% người dân tự coi mình là người Đài Loan, chỉ có 2,7% cảm thấy là
người Trung Quốc, và 25,2% « cả hai ». Đây là yếu tố quan trọng, vì
nhiệm kỳ thứ hai của nữ tổng thống đảng Dân Tiến tiếp tục bị mối quan hệ với Bắc
Kinh chi phối.
Tập Cận Bình đã tuyên bố
không muốn « để lại cho các thế hệ sau » việc « thống
nhất » Đài Loan với « mẫu quốc », và
ông ta không loại trừ việc sử dụng đến vũ lực. Từ giữa tháng Giêng đến nay, hải
quân và không quân Trung Quốc đã hơn một chục lần xâm nhập lãnh hải và không phận
Đài Loan.
Trong bài diễn văn nhậm
chức hôm qua, bà Thái Anh Văn nhắc lại bốn nguyên tắc cho quan hệ giữa đôi bờ
eo biển : hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại. Bà không đề cập đến
công thức « Một đất nước, hai chế độ » áp dụng cho Hồng
Kông mà ông Tập muốn dẫn dụ Đài Loan. Cho dù là chủ tịch đảng Dân Tiến vốn chủ
trương độc lập, bà Thái vẫn muốn duy trì nguyên trạng « một cách hòa
bình và ổn định », « đôi bên phải tìm ra phương thức cùng chung sống
lâu dài ».
29 nước ủng hộ Đài Bắc trong hội
nghị WHO
Từ khi bà Thái Anh Văn
lên nắm quyền năm 2016, Bắc Kinh không ngừng bao vây về ngoại giao. Trong bốn
năm qua, Đài Loan đã bị mất 7 đồng minh, chỉ còn được 15 nước nhỏ chính thức
công nhận, trong đó ý nghĩa nhất là Vatican.
Tuy nhiên Đài Loan được
nhiều nước phương Tây ủng hộ, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump còn
đi xa hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, qua việc siết chặt quan hệ và hợp tác
quân sự. Dù Đài Loan không quay lại được với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm
18/05 do Trung Quốc ngăn trở, nhưng đã có đến 29 nước đứng về phía Đài Bắc
trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand.
Một trong những mục tiêu
của bà Thái Anh Văn là « tăng cường hợp tác với các nước cùng chia
sẻ những giá trị chung ». Đài Loan còn muốn « thu hút vốn đầu tư và
tài năng của toàn thế giới ». Tuy nhiên kỹ nghệ điện tử của Đài
Loan hiện diện cùng lúc ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đang ở thế rất nhạy cảm.
Trung Quốc đe dọa, nhưng khó
thể cưỡng chiếm Đài Loan
Theo chuyên gia Mathieu
Duchâtel, Viện Montaigne, việc quản lý hiệu quả khủng hoảng dịch tễ giúp bà
Thái có khởi đầu thuận lợi cho nhiệm kỳ hai. Le Figaro dẫn lời
nhà Trung Quốc học Kerry Brown ở King’s College : « Trung Quốc
đã mất hẳn Đài Loan trong cuộc khủng hoảng virus corona ».
Bà Thái Anh Văn còn phải
tìm được sự thăng bằng cho người dân ngày càng gắn bó hơn với bản sắc Đài Loan
– khác biệt với Trung Quốc, và thực tế tương quan lực lượng. Chuyên gia quân sự
này nhận định « cách biệt về năng lực quân sự với Trung Quốc đang
tăng lên, nhưng Đài Loan có lực lượng phòng thủ vững chắc ».
An ninh quốc gia là ưu
tiên thứ ba của nữ tổng thống, sau phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Đối với
ông Duchâtel, tuy vậy an ninh của Đài Loan ngày càng lệ thuộc hơn vào khả năng
răn đe của Hoa Kỳ. Mặc cho Tập Cận Bình đe dọa, đa số chuyên gia phương Tây tin
rằng Trung Quốc khó thể can thiệp quân sự, do nguy cơ xung đột lan rộng, và tác
động tiêu cực lên hình ảnh của Trung Quốc trước thế giới.
Mỹ : Trump đối đầu Obama
Nhìn sang Hoa Kỳ, Le
Monde nhận thấy « Trump chống lại Obama : Sự thù địch
đè nặng lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ».
Bộ trưởng tư pháp William
Barr hôm thứ Hai đầu tuần đã từ chối mở điều tra đối với cựu tổng thống Barack
Obama, mà ông Donald Trump đã đe dọa từ nhiều ngày qua, cũng như đối với cựu tổng
thống Joe Biden, đối thủ của ông Trump tháng 11 tới. Theo tổng thống Donald
Trump và một số tờ báo bảo thủ, thì Obama đã huy động phương tiện của liên bang
trong những ngày cuối nhiệm kỳ để tìm cách lật đổ người kế nhiệm
trong « hồ sơ Nga ».
Chiến dịch tranh cử kỳ
này là giai đoạn mới của cuộc song đấu từ nhiều năm qua giữa hai nhân vật hoàn
toàn đối nghịch, từ xuất thân gia đình, quá trình hoạt động cho đến tính cách.
Bị Obama chế giễu trong một buổi dạ tiệc năm 2011, nhà tỉ phú đã trả thù 5 năm
sau đó bằng cách hiên ngang thay chân ông Barack Obama ở Phòng bầu dục Nhà Trắng.
Sự thù nghịch này cùng với
việc ông Trump xóa hết các chính sách trước đây của Obama như nhập cư, môi trường…khiến
cựu tổng thống coi việc Joe Biden thắng cử là ưu tiên hàng đầu. Obama công khai
gọi việc ông Trump xử lý khủng hoảng dịch tễ « hoàn toàn là thảm họa », còn
Donald Trump tố cáo « sự bất tài tệ hại » của người
tiền nhiệm trong dịch cúm A (H1N1) năm 2009 khiến hơn 10.000 người chết và để lại
kho thiết bị y tế trống rỗng.
Khi xuất hiện như đối thủ
hàng đầu của Donald Trump, Barack Obama có nguy cơ làm Joe Biden vốn đã mờ nhạt
nay càng yếu thêm, tuy nhiên có thể giúp huy động cử tri gốc Phi từng ủng hộ
nhiệt thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Mỹ.
Sự thay đổi 180° của thủ tướng
Đức
Tại châu Âu, Le
Monde cho rằng « Ở cuối con đường, bà Angela Merkel đã làm những gì phải
làm ». Được Paris thúc giục, Berlin đã thay đổi ý kiến về quỹ tái
thiết châu Âu, thấy rằng lợi ích cho châu Âu cũng là lợi ích của nước Đức.
Tờ báo nhắc lại, cách đây
9 năm, cựu thủ tướng Đức Helmut Schmidt ở tuổi 93 đã đọc bài diễn văn cuối cùng
của mình trong đại hội đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Ông nhấn mạnh, sức mạnh của Đức
không thể thành hiện thực nếu không có kế hoạch Marshall, cộng đồng châu Âu và
NATO, « không có sự giúp đỡ của các nước láng giềng và sự sụp đổ của
khối Đông Âu ». Như vậy nước Đức phải đáp lại khi các láng giềng
cần giúp đỡ, hội nhập vào châu Âu cũng là để bảo vệ chính mình.
Thủ tướng Schmidt đã qua
đời năm 2015, nhưng thông điệp của ông vẫn mang tính thời sự. Hôm thứ Hai
18/05, một thủ tướng Dân chủ Xã hội khác, chưa từng sống qua hai cuộc đại chiến
thế giới như ông nhưng trải qua chiến tranh lạnh, đã nối gót. Là người quản lý
giỏi hơn là có tầm nhìn xa, ít dùng những lời hoa mỹ, bà Angela Merkel đã tìm
được những từ đơn giản để giải thích cho sự thay đổi 180 độ của bà về ngân sách
châu Âu ; phá vỡ cấm kỵ xưa nay về việc châu Âu cùng vay nợ để giúp những
nước bị đại dịch tàn phá có thể hồi phục.
Hồi tháng Ba, bà Merkel từng
tỏ ra lạnh lùng trước tình trạng của Ý và Tây Ban Nha, nhưng nay bà đã hiểu « cuộc
khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử Liên Hiệp Châu Âu » đe
dọa châu lục, đồng thời cũng đe dọa nước Đức. Thực dụng, bà Merkel đồng thời là
nhà chiến thuật. Quyết định của Tòa bảo hiến Karlsruhe hôm 05/05 có tác dụng
như một quả bom trong giới thân châu Âu kể cả ở Đức. Angela Merkel thấy rằng
không thể để đại dịch nhấn chìm cả châu Âu, và rốt cuộc thỏa hiệp được với
Paris.
Ngày 01/07 tới, Đức sẽ trở
thành chủ tịch luân phiên EU trong sáu tháng. Đây sẽ là nhiệm vụ châu Âu cuối
cùng của thủ tướng Merkel, vốn sẽ rời chính trường năm tới, sau 15 năm lãnh đạo
nước Đức. Bà chỉ còn vài tuần lễ để thuyết phục các nước Bắc Âu cứng rắn vẫn chống
lại việc gánh nợ chung.
Pháp : Nguy cơ khi khẩu
trang thành rác thải
Tại Pháp, Libération đề
cập đến một khía cạnh khác của đại dịch corona trong bài « Rác thải độc
hại : Khẩu trang rơi vãi ». Các nhân viên vệ sinh vốn đang
gánh chịu nguy cơ phơi nhiễm, nay phải đối phó với những chiếc khẩu trang dùng
một lần bị quẳng trên đường phố, cống nghẹt vì khăn giấy tẩm chất sát trùng…
Chính quyền nay kêu gọi
cho khẩu trang và khăn ướt xài rồi vào túi ni-lông, giữ trong nhà 24 giờ
rồi mới cho vào thùng rác, loại dành cho rác không tái chế được. Một dân biểu đề
nghị tăng tiền phạt từ 68 euro lên 300 euro đối với những ai xả rác bừa bãi.
Một hệ quả khác của dịch
corona, là từ nay Paris không còn sử dụng nước không tái chế để rửa đường phố
và tưới cây ở công viên, vì sợ nhiễm virus. Có nghĩa là dùng nước uống được cho
công việc này, thay vì nước sông Seine, kinh rạch…Ngược lại, đất bùn thu được từ
các trạm tái chế nước thải dùng làm lớp đất mặt cho nông nghiệp nay lại có chất
lượng tốt hơn.
Khẩu trang làm son phấn hết thời ?
Đối với phụ nữ, « Khẩu
trang làm thay đổi thói quen trang điểm thường lệ », theo Le
Figaro. Năm nay khó có việc những nét môi son đỏ thắm màu lựu hoặc màu san
hô đầy sức sống quay trở lại như những mùa hè năm trước.
Dưới cặp kính mát và chiếc
khẩu trang che kín mặt, không còn có thể làm đẹp : son, phấn nền lem vào vải,
có thể khiến khẩu trang không còn chống virus một cách hiệu quả. Tại Hàn Quốc
đã có bán loại nước xịt để cố định phấn trang điểm, và loại phấn không lem, tuy
làm khô da.
Sức nóng và mồ hôi còn có
thể làm nổi mụn và vi khuẩn sinh sôi. Một nhà sản xuất mỹ phẩm cho rằng việc
đeo khẩu trang có thể làm người sử dụng bỏ rơi các loại kem dễ gây kích ứng,
nhường chỗ cho những loại tăng cường bảo vệ làn da mặt.
No comments:
Post a Comment