BBC
Tiếng Việt
16/04/2020
Tổng
thống Mỹ Donald Trump đã bị chỉ trích nặng nề vì quyết định ngưng tài trợ cho Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh đại dịch virus corona toàn cầu đang diễn
ra phức tạp.
Tỷ phú Bill Gates.
THIERRY MONASSE/GETTTY IMAGES
Tỷ phú Bill Gates, một nhà tài trợ chính của WHO,
nói rằng việc này 'rất nguy hiểm'.
Tổng thống Trump hôm thứ Ba nói WHO đã "thất bại
trong nhiệm vụ cơ bản" khi phản ứng với virus corona.
Người đứng đầu WHO cho biết họ đang xem xét tác động
của việc cắt giảm tài trợ "để đảm bảo công việc của chúng tôi không bị
gián đoạn".
"Chúng tôi rất tiếc về quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ về việc tạm
dừng tài trợ cho WHO", Tổng giám đốc Tedros Adhanom
Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo, nói thêm rằng Hoa Kỳ là "một người bạn lâu đời và hào phóng ...
Và chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục như vậy ".
Trước đó trên Twitter, ông này nói rằng "trọng
tâm duy nhất" của WHO là ngăn chặn dịch bùng phát.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói rằng
đây "không phải là lúc" để cắt tài trợ cho WHO, vốn "vô cùng
quan trọng đối với những nỗ lực của thế giới để giành chiến thắng trong cuộc
chiến chống lại Covid-19".
Ông Trump cáo buộc WHO đã phạm sai lầm chết người và
quá tin tưởng Trung Quốc.
"Tôi đang chỉ đạo chính quyền của mình tạm dừng tài trợ trong khi
đánh giá vai trò của WHO trong việc quản lý sai nghiêm trọng và che đậy sự lây
lan của virus corona," ông Trump nói với các phóng
viên hôm thứ Ba.
Một tuyên bố của Nhà Trắng hôm thứ Tư cho biết WHO
đã làm người dân Mỹ "thất vọng".
"Người dân Mỹ xứng đáng nhận được hơn thế từ WHO, và sẽ không có
thêm nguồn tài trợ nào cho đến khi sự quản lý sai lầm, bao che và thất bại của
họ có thể được điều tra," tuyên bố cho hay.
Ông Trump đã bị chỉ trích vì cách xử lý đại dịch.
Ông đã tìm cách làm chệch hướng những lời chỉ trích dai dẳng rằng ông đã hành động
quá chậm để ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách chỉ ra quyết định của mình
hồi tháng Giêng về hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh.
Ông cáo buộc WHO đã "chỉ trích" quyết định
đó, nhắm đến các khuyến nghị chung của WHO về vấn đề hạn chế đi lại.
Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO và đã trao
cho tổ chức này hơn 400 triệu đôla năm 2019.
Quỹ Bill và Melinda Gates, nơi tài trợ cho nghiên cứu
vaccine và điều trị Covid-19, là nhà tài trợ lớn thứ hai.
Quyết định về
việc Mỹ có tiếp tục tài trợ sẽ được đưa ra sau khi có kết quả đánh giá mà ông
Trump nói sẽ kéo dài 60 đến 90 ngày.
Các phản ứng khác:
§ Người phát ngôn của Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson, cho biết
"không có kế hoạch" dừng tài trợ và cho biết WHO có "vai trò
quan trọng trong việc dẫn dắt các phản ứng liên quan đến sức khỏe toàn cầu"
§ Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Mass tweet rằng làm cho WHO vững mạnh là một
trong những khoản đầu tư tốt nhất có thể được thực hiện tại thời điểm này
§ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng quyết định
này sẽ "phá hoại sự hợp tác quốc tế" trong việc chống lại virus
§ Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết đây là một "bước đi sai lầm nguy hiểm"
§ Không có lời biện minh nào cho động thái này vào thời điểm WHO "cần
thiết hơn bao giờ hết", ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối
ngoại của EU cho biết
§ Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng ông đồng cảm với những lời chỉ trích
của ông Trump nhưng WHO cũng thực hiện "rất nhiều công việc quan trọng"
§ Lãnh đạo New Zealand Jacinda Ardern cho biết WHO đã đưa ra những "lời
khuyên chúng ta có thể dựa vào"
§ Tổng thống đã làm "bất cứ điều gì cần thiết để làm chệch hướng dư luận
khỏi thực tế là chính quyền của ông đã xử lý tồi tệ khủng hoảng này", đại
diện đảng Dân chủ Eliot Engel nói.
§ Quyết định này "hoàn toàn chính xác", Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Josh Hawley nói, trong số nhiều đảng viên Cộng hòa chia sẻ quan điểm của ông
Trump về WHO
Lập luận của Donald Trump là gì?
Cho đến nay, Hoa Kỳ có số người nhiễm virus corona
và tử vong cao nhất thế giới - với hơn 640.000 ca nhiễm và hơn 28.000 ca tử
vong.
Ông Trump cáo buộc WHO đã không đánh giá đầy đủ sự
bùng phát khi nó xuất hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán, làm mất đi thời điểm
vàng.
"Nếu WHO đã thực hiện nhiệm vụ của mình, đưa các chuyên gia y tế vào
Trung Quốc để đánh giá khách quan tình hình tại đó và vạch ra sự thiếu minh bạch
của Trung Quốc, thì dịch bệnh có thể được ngăn chặn tại nguồn với ít người thiệt
mạng," ông nói với các phóng viên.
"Điều này sẽ cứu sống hàng ngàn người và tránh thiệt hại kinh tế
toàn cầu. Thay vào đó, WHO sẵn sàng chấp nhận các tuyên bố hời hợt của Trung Quốc
... và bảo vệ hành động của chính phủ Trung Quốc."
WHO là gì - và ai tài trợ cho tổ chức này?
§ Được thành lập vào năm 1948 và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, đây là cơ
quan của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng toàn cầu
§ Có 194 quốc gia thành viên và nhằm mục đích "tăng cường sức khỏe, giữ
an toàn cho thế giới và phục vụ những người yếu thế"
§ Tham gia vào các chiến dịch tiêm chủng, cứu hộ và hỗ trợ các nước trong
chăm sóc ban đầu
§ Được tài trợ bởi các nước thành viên, dựa trên sự giàu có và dân số của
nước đó, cùng với các đóng góp tự nguyện
§ Hoa Kỳ đã cung cấp 15% ngân sách của WHO năm 2018-19 - với hơn 400 triệu
đôla
§ Trung Quốc đóng góp khoảng 86 triệu đô la trong năm 2018-19
Các quan chức Trung Quốc ban đầu che đậy sự bùng
phát của virus ở Vũ Hán và trừng phạt những người cố gắng đưa ra cảnh báo. Bắc
Kinh sau đó đã áp đặt các lệnh phong tỏa hà khắc, bao gồm cách ly ở quy mô chưa
từng có, việc này nhận được sự khen ngợi từ WHO và ông Tedros.
Các chuyên gia của WHO chỉ được phép đến Trung Quốc
và điều tra vụ dịch vào ngày 10/2, thời điểm đó nước này có hơn 40.000 ca nhiễm.
Tuy nhiên, các phóng viên Nhà Trắng chỉ ra rằng
chính ông Trump đã ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với dịch bệnh và hạ thấp
nguy cơ của virus tại Mỹ sau khi WHO tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về sức
khỏe cộng đồng".
Tại sao WHO phải đối mặt với chỉ trích?
Đây không phải là lần đầu tiên phản ứng của WHO đối
với dịch bệnh được mang ra soi xét.
Vào ngày 14/1, tổ chức này đã tweet rằng các cuộc điều
tra sơ bộ của Trung Quốc cho thấy "không có bằng chứng rõ ràng về sự lây
truyền từ người sang người" của virus mới.
Ông Trump và những người khác dùng Twitter để tấn
công WHO vì đã tin vào Trung Quốc bất chấp có bằng chứng ngược lại. Nhưng khoảng
một tuần sau dòng tweet đó, vào ngày 22/1, WHO đưa ra một tuyên bố công khai
nói rằng việc lây truyền từ người sang người dường như đang diễn ra ở Vũ Hán.
Vào cuối tháng Giêng, cùng ngày đưa ra tuyên bố tình
trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, WHO nói rằng không cần thiết phải hạn chế
đi lại để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 - lời khuyên này đã bị hầu hết các
nước bỏ qua, bao gồm cả chính quyền Trump.
Vào tháng Ba, WHO cũng bị cáo buộc là chịu ảnh hưởng
quá mức từ Trung Quốc sau khi một quan chức cấp cao từ chối thảo luận về phản ứng
của Đài Loan đối với dịch bệnh.
Trong khi đó, một số chuyên gia y tế cũng nói rằng
hướng dẫn của WHO về khẩu trang đã dẫn đến sự bối rối, hoang mang của công
chúng.
Những lời chỉ trích thường xuyên khác về WHO nói
chung là về việc tổ chức này bị hạn chế bởi chính trị và có bộ máy quan liêu.
WHO đã bị chỉ trích nặng nề đặc biệt vì phản ứng đối với dịch Ebola 2014-16 ở Tây
Phi và về việc phải mất bao lâu mới đưa ra được tuyên bố tình trạng khẩn cấp về
sức khỏe cộng đồng, khiến tổ chức này phải tuyên bố cải tổ.
-----------------------------------
.
Văn
Khiêm - Luật Khoa
16/04/2020
https://www.luatkhoa.org/2020/04/melinda-gates-tang-tai-tro-cho-who-len-250-trieu-usd-noi-trump-cat-tai-tro-la-phi-ly/
Bà Melinda Gates cho rằng việc cắt tài trợ
cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nguy hiểm và phi lý khi thế giới đang đối mặt với một
cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch COVID-19 gây nên, Reuters cho
hay.
“Cắt tài trợ cho WHO là hoàn toàn phi lý giữa một đại dịch. Chúng ta cần
một nỗ lực ứng phó toàn cầu”, bà nói.
“Khi chúng ta ở trong một cuộc khủng hoảng như thế này, chúng ta cần
chung tay.”
Bà Melinda Gates và chồng, Bill Gates. Ảnh: CBS.
Bà Melinda Gates cũng cho biết Quỹ Bill &
Melinda Gates sẽ tăng thêm 150 triệu USD tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới,
nâng tổng số tiền Quỹ này tài trợ cho WHO lên 250 triệu USD. Khoản tiền này sẽ
được sử dụng để đẩy nhanh việc sản xuất vaccine và các phương pháp điều trị,
cũng như đầu tư vào các giải pháp y tế công cộng để đối phó với đại dịch
COVID-19.
WHO “chính xác
là tổ chức có thể ứng phó với đại dịch này”, bà nói.
Quỹ Bill & Melinda Gates là nhà tài trợ lớn thứ
hai của WHO, sau Mỹ. Trước đó, tỷ phú Bill Gates cũng cho rằng việc Mỹ ngưng
tài trợ cho WHO là một việc nguy hiểm.
Khoản tài trợ tăng thêm của nhà Gates, ngoài việc
dùng cho điều chế thuốc, còn được đầu tư cho các nước nghèo trong đại dịch.
“Chúng ta với tư cách là một cộng đồng toàn cầu cần phải giải quyết những
vấn đề mới vừa nảy sinh ở châu Phi và Nam Á. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn,
và đó là lý do tại sao chúng tôi tăng hơn gấp đôi cam kết tài trợ của mình”, bà Gates nói.
No comments:
Post a Comment