Thursday, April 16, 2020

THÔNG DIỆP SÂU SẮC TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 (tổng hợp)




NỘI DUNG:

The Sun
.
Phạm Đức Hải
.
=================================================
.
Phatgiao.org.vn
Thứ ba, 24/03/2020, 14:46 PM

Tờ The Independent tối qua đưa tin, bức “thư mở” của Bill Gates về Covid-19 được chia sẻ rộng rãi trên internet mấy ngày qua hóa ra chỉ là tin giả (fake news).

“Thông điệp” đó có tên là “Corona/Covid-19 thực sự dạy chúng ta điều gì?” được cho là đã bắt đầu lưu hành qua email và các nhóm WhatsApp vào thứ hai. Bức thư đó cho thấy người sáng lập Microsoft tin rằng có một mục đích tinh thần đằng sau mọi thứ xảy ra, kể cả căn bệnh này. Theo đó, Covid-19 như là “người sửa lỗi vĩ đại” nhắc nhở chúng ta về những bài học quan trọng mà dường như chúng ta đã quên lãng.

Thông điệp giả mạo Bill Gates này sau đó đã được chia sẻ trên nhiều trang web truyền thông, blog tin tức, cũng như các kênh mạng xã hội đặc biệt là Facebook.

Một số người nổi tiếng đã chia sẻ bài đăng, bao gồm Naomi Campbell. Người mẫu Naomi Campbell đã đăng tải “thông điệp” giả trên cả Twitter và Instagram, bên cạnh thông điệp của chính bà: Tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy sự an ủi trong những từ này. Tờ The Sun thậm chí đã đăng một câu chuyện về bức thư ấy.

Một khi thông điệp của Bill Gates trở nên rõ ràng là giả mạo, The Sun đã xóa bài viết và xin lỗi về sự cố này.

Phát ngôn viên của The Sun cho biết: Trong guồng xoáy sự kiện ngày hôm qua, The Sun online đã xuất bản nhầm một câu chuyện giả mạo. Bài báo hiện đã được gỡ bỏ. Mỗi ngày The Sun chọn không xuất bản hàng trăm câu chuyện và chúng tôi xin lỗi vì sự cố này.

Mặc dù đây là một thông điệp giả mạo Bill Gates tuy nhiên những điều rất đáng suy ngẫm, vì vậy mới được nhiều người chia sẻ như vậy, Phatgiao.org.vn xin trích đăng lại bản dịch phía bên dưới để bạn đọc tham khảo:

Chân dung tỷ phú Bill Gates


Tỷ phú Bill Gates đã viết một bức thư mở gửi đến toàn bộ thế giới:
Virus Corona thực sự dạy chúng ta điều gì?

Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng có một mục đích tâm linh đằng sau mọi thứ đang xảy ra, cho dù đó chúng ta cho rằng điều đó tốt hay xấu. Khi suy ngẫm về điều này, tôi muốn chia sẻ với bạn những gì tôi cảm thấy virus Corona/Covid-19 thực sự đang tác động tới chúng ta:

1. Nó nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính ra sao, hay chúng ta nổi tiếng như thế nào. Bệnh này đối xử với tất cả chúng ta giống như nhau.
Nếu bạn không tin tôi, chỉ cần hỏi Tom Hanks.

2. Nó đang nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều kết nối và mỗi người đều có thể ảnh hưởng đến mọi người khác. Nó nhắc nhở rằng, những đường biên giới mà chúng ta đặt ra hầu như chẳng có giá trị gì với loại virus đang lây lan không cần "hộ chiếu" này.
Nó đang nhắc nhở rằng, nó có thể "áp bức" chúng ta – những người dành cả cuộc đời sống trong áp lực.

3. Nó nhắc nhở rằng, sức khỏe của chúng ta quý giá đến thế nào và chúng ta sống thế nào đến nỗi bỏ bê nó bằng việc ăn thực phẩm chế biến và nước uống bị ô nhiễm đủ mọi loại hóa chất. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe bản thân, tất nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.

4. Nó nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống và về những điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm như là việc giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là những người già hoặc bệnh tật.
Mục đích của chúng ta là không phải việc thu mua những cuộn giấy vệ sinh để tích trữ.

5. Nó nhắc nhở rằng, xã hội vật chất của chúng ta đã phát triển ra sao và khi gặp khó khăn, chúng ta nhớ rằng đó là những thứ thiết yếu và giá trị mà chúng ta cần cho cuộc sống (thực phẩm, nước, thuốc…) trái ngược với những thứ xa xỉ không cần thiết mà đôi khi chúng ta chi quá nhiều tiền để mua.

6. Nó đang nhắc nhở chúng ta, cuộc sống gia đình và tình thân quan trọng như thế nào và chúng ta đã bỏ bê điều này đến mức nào. Nó buộc chúng ta trở lại nhà để có thể xây dựng lại và củng cố gia đình của chính mình.

7. Nó nhắc nhở rằng,việc chúng ta làm không phải chỉ là nghề nghiệp, nó là những gì chúng ta tạo ra và duy trì. Công việc thực sự của chúng ta là chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau, mang lại lợi ích cho nhau.

8. Nó là nhắc nhở chúng ta kiểm soát bản ngã của mình.
Nó đang nhắc nhở rằng cho dù chúng ta nghĩ con người vĩ đại, tuyệt vời đến mức nào, thì vẫn có một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta "dừng lại".

9. Nó đang nhắc nhở rằng, sức mạnh của sự tự do nằm trong tay chúng ta. Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho đi, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau hoặc chúng ta có thể chọn ích kỷ, tích trữ, chỉ chăm sóc duy chỉ cho bản thân.
Thật vậy, những khó khăn hiện tại đã làm nổi bật màu sắc thực sự của cuộc sống con người hiện nay.

10. Nó đang nhắc nhở rằng, chúng ta có thể kiên nhẫn, hoặc có thể hoảng loạn.
Chúng ta có thể bình tĩnh và hiểu rằng, tình huống bệnh dịch tương tự có thể đã xảy ra trong lịch sử và rồi chúng sẽ đi qua. Hoặc chúng ta có thể hoảng loạn và coi như đây là tận thế. Vì vậy, lựa chọn thái độ tiêu cực chỉ gây hại nhiều hơn cho bản thân bạn, chứ không có lợi.

11. Nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, đây có thể là một kết thúc hoặc một khởi đầu mới. Đây có thể là thời gian suy ngẫm và thấu hiểu, học hỏi từ những sai lầm của mình. Hoặc nó có thể là khởi đầu của một chu kỳ sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi chúng ta học được bài học mà chúng ta phải học.

12. Nó đang nhắc nhở rằng, Trái Đất này bị bệnh.
Chúng ta cần xem xét tốc độ phá rừng, cũng khẩn cấp như tốc độ các cuộn giấy vệ sinh đang biến mất khỏi giá trong siêu thị. Chúng ta ốm vì ngôi nhà Trái Đất của chúng ta bị bệnh.

13. Nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, sau mỗi khó khăn, luôn có sự dễ dàng. Cuộc sống có chu kỳ, và đây chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ tuyệt vời của cuộc sống. Chúng ta không cần phải hoảng sợ, giai đoạn này rồi cũng sẽ qua.

14. Trong khi nhiều người coi virus Corona/Covid-19 là một thảm họa lớn, tôi thích ý nghĩ cho rằng nó giống như một sửa chữa tuyệt vời. Nó được gửi để nhắc nhở về những bài học quan trọng mà chúng ta dường như đã quên. Và điều quan trọng hơn là liệu chúng ta có học được các bài học hay không.

Theo The Sun

------------------------------------------
.
Phạm Đức Hải
10/04/2020

Sau gần 4 tháng, ngoài những thiệt hại rất lớn về người đang tiếp tục diễn ra, đại dịch Covid-19 còn gây ra những tác động to lớn tới các ngành công nghiệp chính trên toàn thế giới; phần lớn các công ty khai thác khoáng sản và chế biến kim loại, dầu khí, sản xuất, chế tạo máy, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và kho bãi, gồm các hãng hàng không, điện lực, bán sỉ và lẻ, du lịch, dịch vụ, ngân hàng tại các nước lớn như Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Úc, Canada, Đức, New Zealand, Anh và Mỹ đều lâm vào tình trạng sa sút trầm trọng. Nhiều nghành doanh số giảm tới hơn 70% như hàng không, hay bán lẻ hơn 60%, giá dầu mỏ xuống thấp tới gần $USD10/ thùng, rau quả, trái cây, thủy hải sản, gỗ, kim loại, quặng, sản xuất ra nhưng không bán được, v.v.   

Tôi tự hỏi là những sự kiện trên có phải là do ngẫu nhiên hay do một bàn tay vô hình nào đó đang sắp đặt lại trật tự thế giới? Khi càng ngày càng có nhiều các thuyết âm mưu về nguyên nhân của con NCoronaVirus là do con người tạo ra thì cũng có nhiều luồng thông tin khác lại nói về việc tạo hóa đã gửi nó tới để bắt con người phải dừng lại những hoạt động phá hoại thiên nhiên của chính mình. Dù gì đi chăng nữa, có một điều cần phải học là nó đã cho chúng ta biết điều gì, học bài học gì và cần phải thay đổi ra sao trong tương lai? Có lẽ nên phân tích lại toàn bộ quá trình phát triển của loài người, nhất là từ sau cách mạng công nghiệp trở về đây để thấy rõ những thông điệp mà đại dịch Covid-19 đã gửi tới cho chúng ta.

Nhu cầu về ăn, mặc, tiêu dùng, di chuyển của con người đã thay đổi rất lớn từ sau cuộc cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 18. Từ khi có máy móc, động cơ và điện khí hóa, con người đã có phương tiện để sản xuất hàng loạt sản phẩm mới, những vật dụng gia đình, đồ điện tử, phương tiện giao thông như xe hơi, máy bay, các máy móc dùng trong nhà máy và trong nhiều ngành khai thác khoáng sản và tài nguyên nói chung.

Thương mại quốc tế cũng có vai trò rất quan trọng dẫn tới việc nhiều sản phẩm được trao đổi rộng rãi giữa các vùng miền, các quốc gia và toàn cầu. Người ta có thể hưởng thụ, thường thức các loại sản vật từ nhiều vùng miền xa xôi trên thế giới. Trước đây ít ai ở Việt Nam có thể ăn tôm hùm, thịt bò Mỹ, cua Alaska, cá hồi Canada, v.v. cũng như dân Canada không có nhiều lựa chọn các loại trái cây nhiệt đới từ các nước Đông Nam Á và các loại đồ biển từ các nước như Việt Nam, Thái Lan, Nhật, Đài Loan, v.v.

Con người có thể di chuyển xa và nhiều hơn trước đây. Những chuyến đi công tác và du lịch trong khu vực, tới các vùng xa xôi và các hãng du lịch lữ hành quốc tế cho phép con người đi du lịch dễ dàng và với số lượng đông đúc hơn, như những đàn chim di cư hàng năm tới hàng triệu, chục triệu người mỗi năm vào Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, v.v.

Không thể bỏ qua tác động tích cực của những quá trình trên trong việc nâng cao đời sống của con người, giúp nhân dân của nhiều nước nghèo có cơ hội nâng cao thu nhập và cải thiện các điều kiện sống.


Tuy nhiên, xã hội loài người đang chạy theo lối sống trọng vật chất (materialistic lifestyle) và cùng với các nhu cầu ngày càng tăng gấp là việc tăng cường khai thác tài nguyên ồ ạt dẫn tới sự tàn phá thiên nhiên, khai thác năng lượng, dầu khí, đánh bắt cá tôm dẫn tới cạn kiệt và hủy hoại môi trường, phá hủy các khu rừng nguyên sinh và các rặng san hô, gây ra rất nhiều hậu quả khác mà các nhà khoa học hay nhắc tới.

Luồng hàng hóa, con người di chuyển, các luồng giao thông và thông tin đã tạo nên một quá trình Toàn cầu hoá, đã thúc đẩy việc giao thương, tạo ra các chuỗi cung ứng và làm tăng nhanh quá trình trên một cách mạnh mẽ nhưng đồng thời đã gây ra quá nhiều tác hại tới môi trường trong những thế kỷ 19-20-21.

Nhiều nghiên cứu, báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng Trái Đất của chúng ta đã tới ngưỡng của sự chịu đựng. Ngày càng nhiều các thảm họa thiên nhiên, bão tố, động đất và nhất là sự thay đổi khí hậu toàn cầu, Trái Đất nóng lên khiến cho băng trên các cực tan dần, lũ lụt tại nhiều vùng nhưng lại hạn hán tại các nơi khác như đồng bằng sông Hồng, sông Mekong, v.v. Những đảo quốc như Maldives, các đồng bằng duyên hải như miền Tây Nam Bộ có nguy cơ bị ngập trong vòng vài thập kỷ tới…

Các giải pháp đã và đang được áp dụng trước đây đều không giải quyết được các vấn đề trên và sự thất bại của chúng có thể là nguyên nhân mà chính tự nhiên phải có một biện pháp mạnh nhằm cứu vãn tình hình. Như một lò phản ứng hạt nhân, khi người vận hành không có khả năng kiểm soát thì phải có những cơ chế an toàn giúp đóng lò có kiểm soát (emergency shutdown system) tránh gây ra một vụ nổ có thể phá hủy toàn bộ hệ thống, mà với chúng ta chính là Trái Đất, ngôi nhà chung của loài người, thế hệ này và các thế hệ sau.

Giải pháp dùng pháp luật và các thể chế quốc gia và các công ước quốc tế như hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, tới nay Mỹ là nước lớn với nền kinh tế lớn nhất thế giới lại tự rút ra và đồng nghĩa với việc các công ty Mỹ và nền công nghiệp Mỹ có khả năng xả thải và gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn mức cho phép nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận. Các nước đang phát triển, đi đầu là Trung Quốc, tới Ấn Độ và một loạt các nước khác thì còn tệ hơn do môi trường luật pháp lỏng lẻo và nhu cầu phát triển kinh tế quá cấp thiết nhằm nuôi dưỡng một dân số bùng nổ trong vài thập niên qua...

Giải pháp dùng các trường phái đạo đức trong xã hội và trường học, trong các khóa học MBA đào tạo các nhà điều hành các cấp tuy rất nhân văn nhưng khi áp dụng trong thực tế phần lớn thất bại do yêu cầu về lợi nhuận ngắn hạn thường chiến thắng những lợi ích lâu dài tuy rất cần thiết nhưng không phải là cái mà các cổ đông đánh giá cao nhất… do đó các CEO dễ dàng nhắm mắt để cho qua như vụ công ty Volkswagen lừa dối công chúng trong việc dùng thiết bị báo sai nồng độ khí thải của động cơ Diesel và bán ra rất nhiều xe không đạt tiêu chuẩn môi trường.

Giải pháp dùng các kinh pháp trong tôn giáo như Phật giáo dạy con người phải sống thanh tịnh, về bản chất làm giảm nhu cầu nhằm làm giảm sự cung cấp và đưa xã hội về điểm cân bằng. Tuy nhiên với tốc độ gia tăng dân số chóng mặt và nhịp sống hiện đại gấp gáp ngày nay thì hầu như không có tác động lớn tới quá trình xuống cấp của môi trường.

Các tổ chức gìn giữ và bảo vệ môi trường phi chính phủ như Greenpeace, các đảng phái chính trị như Đảng Xanh, v.v. tuy có tiếng nói lớn nhất nhưng không thể là đối trọng với các nhóm lợi ích, các tập đoàn kinh tế và đảng phái hùng mạnh đại diện cho các tập đoàn kinh tế chính trị muốn phát triển kinh tế bằng mọi giá…

Các giải pháp từ chính tự nhiên nhằm hạn chế và thay đổi các quá trình trên có lẽ là câu trả lời cho bài toán hóc búa dường như không có lời giải nếu để con người tự giải quyết.

Đại dịch Covid-19 đã tác động tới những quá trình trên như thế nào? Nhu cầu - Chuỗi cung ứng - Nguồn cung (production - logistics - transportation - marketplace) đã bị ngắt quãng như đã trình bày ở đầu bài viết. Dù muốn hay không thì con người cũng đã phải tạm chấp nhận và dừng lại quá trình trên ít nhất là 4 tháng cho tới nay và có thể sẽ thêm một vài tháng nữa. Theo nhiều báo cáo thì môi trường thiên nhiên đã được cải thiện, các dòng sông ở Venice trong xanh, cá bơi lội trở lại, vùng Florida, vịnh Vancouver cá heo và cá voi quay lại và tin vui là cặp gấu trúc ở sở thú Hongkong gần đây đã ân ái nhau sau 10 năm không làm chuyện ấy vì có quá nhiều du khách làm phiền
😜

Với vũ trụ có lịch sử nhiều tỷ năm, Trái Đất của chúng ta cũng chỉ là một hành tinh trong nhiều triệu hành tinh trong giải thiên hà và loài người mới có lịch sử vài triệu năm thì có lẽ chúng ta chỉ là những hạt cát rất nhỏ bé mà thôi…

PDH






No comments: