Tuesday, April 14, 2020

THẾ GIỚI LO ĐỐI PHÓ DỊCH BỆNH, TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG ĐE DỌA ĐÀI LOAN (RFI)




NỘI DUNG :

Vandana Rambaran  -  Fox News
.
Thụy My  -  RFI
.
=====================================================
.
Vandana Rambaran  -  Fox News
Nguyễn Hoàng Anh dịch
14/04/2020

Lời người dịch: Còn nhớ những ngày đầu tháng 1, khi dịch CoVid mới bùng phát, mình share lại bài về tác hại của việc TQ đã che giấu dịch SARS, rất nhiều người khẳng định, lần này TQ không giấu dịch. Nhưng bài báo này đã khẳng định một điều hoàn toàn khác. Có vẻ gian dối là bệnh cố hữu của Trung Quốc rồi!

***
Tổ chức Y tế Thế giới đang bị săn đuổi sau khi Đài Loan công bố nội dung email được gửi tháng 12, hỏi về sự lây lan từ người sang người của COVID-19, nhưng đã bị tổ chức này phớt lờ và từ chối cung cấp thông tin đầy đủ về cách chống lại vi-rút.

Nguồn: Đài Loan công bố thư. MOHW of Taiwan

Đài Loan đang cáo buộc WHO hạ thấp mức độ nghiêm trọng và lây lan của virus corona trong nỗ lực tiếp tay cho Trung Quốc, ngay cả khi Đài Loan đã báo động về ít nhất bảy trường hợp viêm phổi không điển hình mà họ biết về Vũ Hán, nơi virus này có khởi phát.

Khi được các phương tiện truyền thông hỏi, Đài Loan cho biết các cơ quan y tế của Trung Quốc trả lời là: “Các trường hợp này được cho là không phải SARS, tuy nhiên các mẫu vẫn đang được kiểm tra và các trường hợp đã được cách ly để điều trị“, theo nội dung email do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Đài Loan gửi cho WHO vào ngày 31/12.

“Tôi sẽ đánh giá rất cao nếu bạn có thông tin liên quan để chia sẻ với chúng tôi”, email cho biết.

Đài Loan chỉ cách bờ biển của Trung Quốc có 80 dặm nhưng đã tuyên bố là một quốc gia độc lập trong hơn 70 năm. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối thừa nhận chủ quyền của Đài Loan và luôn chiến đấu để đưa nước này trở lại dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Do đó, Trung Quốc đã thành công trong việc thuyết phục WHO loại trừ Đài Loan khỏi tổ chức này.

WHO phủ nhận rằng, Đài Loan đã từng cảnh báo họ về sự lây lan của virus từ người sang người, nhưng CDC của Đài Loan nói rằng vì họ đặc biệt đề cập đến “viêm phổi không điển hình” – gợi nhớ đến SARS, lây truyền qua tiếp xúc với con người – “các chuyên gia y tế công cộng nhận ra virus này thực sự có khả năng truyền bệnh từ người sang người“, họ nói trong một thông cáo báo chí. “Tuy nhiên, vì tại thời điểm đó chưa có trường hợp mắc bệnh ở Đài Loan, chúng tôi không thể tuyên bố trực tiếp và kết luận rằng đã có sự lây truyền từ người sang người“, CDC của Đài Loan nói.

Đài Loan cho biết, cả WHO và CDC Trung Quốc đều từ chối cung cấp đầy đủ thông tin cho chính phủ của họ sớm hơn về tác động của virus.

WHO đã phớt lờ những cảnh báo từ Đài Loan và tiếp tục nhắc lại những luận điểm giả dối của Trung Quốc – rằng “không có bằng chứng là mầm bệnh mới lạ có thể lây truyền từ người sang người” ngay cả vào ngày 14 tháng 1.

Ngoài ra, WHO đã thất bại trong việc yêu cầu các quan chức Trung Quốc chia sẻ các chủng virus để có thể xét nghiệm chẩn đoán sớm hơn đáng kể trên toàn thế giới.

Căng thẳng giữa Đài Loan và WHO đã khiến Tổng thống Trump cân nhắc rút lại tiền tài trợ của Hoa Kỳ cho tổ chức này, vốn nhận phần lớn tiền tài trợ từ người nộp thuế của Hoa Kỳ.

Trong cuộc họp báo về lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của Nhà Trắng hôm thứ Hai, TT Trump cho biết ông dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định vào cuối tuần – vài ngày sau khi ông tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ “xem xét” các hoạt động của WHO.

Người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus đã cáo buộc Hoa Kỳ “chính trị hóa” việc xử lý virus và nói rằng làm như vậy sẽ dẫn đến “nhiều người tử vong hơn”.

Hiện tại, đại dịch coronavirus đã giết chết 118.854 người trên thế giới và lây nhiễm cho hơn 2 triệu người khác.

------------------------------------------
.
Thụy My  -  RFI
Đăng ngày: 14/04/2020 - 16:16

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã giảm xuống tại Hoa lục nhưng đang hoành hành dữ dội tại Mỹ, người Đài Loan càng cảm thấy bất an. Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt đang kẹt tại đảo Guam do con virus corona tấn công vào các thủy thủ. Tháng Ba, quân đội Trung Quốc tập trận hai tuần với Cam Bốt, trong khi Mỹ và các đồng minh hủy bỏ các cuộc tập trận do đại dịch.

Những chiếc xe tăng kiên nhẫn xếp hàng cùng với xe hơi, xe tải chở hàng và những chiếc taxi màu vàng nghệ, trước khi đèn giao thông bật sang màu xanh. Cuộc diễn tập được tiến hành ở Yuanshan, thành phố ở đông nam Đài Bắc, với mục tiêu đẩy lùi quân Trung Quốc xâm lược.

Quân đội Đài Loan tại căn cứ Đài Nam (Tainan) sẵn sàng chiến đấu ngay trong mùa dịch bệnh. Ảnh chụp ngày 09/04/2020. © REUTERS/Ann Wang

The Economist mô tả một số xe tăng vẫn còn ràng dây bảo hộ được giấu trong các bụi cây, cố gắng che đậy càng nhiều càng tốt cho một cỗ xe 50 tấn. Đơn vị có lý khi lặp lại các cuộc diễn tập. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh giương oai diễu võ nhiều hơn với Đài Loan, hòn đảo độc lập bị coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã giảm xuống tại Hoa lục nhưng đang hoành hành dữ dội tại Mỹ, người Đài Loan càng cảm thấy bất an.

Trung Quốc hàng năm vẫn cho oanh tạc cơ diễu qua khoảng 2.000 lượt phía trên eo biển Đài Loan, theo bộ Quốc Phòng nước này. Những phi cơ này bay theo các tuyến đường ngày càng đe dọa hơn. Năm 2016, khi bà Thái Anh Văn trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu cho oanh tạc cơ bay vòng quanh hòn đảo để biểu dương sức mạnh.

Năm ngoái, lần đầu tiên từ hai thập niên qua Bắc Kinh cố tình cho chiến đấu cơ bay qua điểm giữa eo biển. Tháng 12/2019, chiếc Sơn Đông, hàng không mẫu hạm đầu tiên do Bắc Kinh tự đóng đã đi qua eo biển, hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Bà Thái Anh Văn vẫn tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ bốn năm.

Trung Quốc không để cho con virus corona xen vào màn biểu dương sức mạnh của mình. Hoàng Giới Chính (Alexander Huang), trường đại học Đạm Giang (Tamkang), Đài Bắc cho biết : « Trung tâm chỉ huy không quân của chúng tôi hàng ngày luôn phải cảnh báo kể từ tháng Hai ». Vào thời điểm đó, cho dù dịch bệnh đang hoành hành dữ dội ở tỉnh Hồ Bắc, chiến đấu cơ Trung Quốc vẫn xâm nhập không phận nhiều lần, buộc Đài Loan phải cho phi cơ lên ngăn chận.

Ngày 16/3, lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành tập trận ban đêm gần Đài Loan, tung ra hàng loạt phi cơ tiêm kích và thám thính, có thể quan sát xa hơn các radar trên mặt đất, vượt xa điểm giữa eo biển chia cách Đài Loan và Trung Quốc. Cùng ngày, tuần duyên Đài Loan cảnh báo các xuồng máy cao tốc, có thể là của dân quân biển Trung Quốc, đã tông vào một tàu tuần tra Đài Loan gần quần đảo Kim Môn (Kinmen), chỉ cách Hoa lục khoảng 5 km.

« Thế giới đang ở đỉnh dịch, nếu chế độ cộng sản Trung Quốc mưu toan phiêu lưu quân sự dẫn đến một cuộc xung đột khu vực, họ sẽ bị toàn thế giới lên án » - thứ trưởng Quốc Phòng Đài Loan cảnh báo hôm 30/3. « Chúng tôi luôn sẵn sàng và đã chuẩn bị một cách tốt nhất ».

Việc Washington tăng cường hỗ trợ Đài Bắc là điều rất cần thiết. Ngày 12/2, Mỹ gởi hai oanh tạc cơ B-52 đến bờ biển phía đông Đài Loan, hai ngày sau khi các máy bay chiến đấu Trung Quốc vượt qua đường trung tuyến.

Thời gian gần đây cứ mỗi ba tháng lại có một chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, mà theo tuyên bố của Hải quân Hoa Kỳ, nhằm thực hiện « cam kết của Mỹ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ». Năm ngoái, Washington chấp nhận bán cho Đài Loan một lượng vũ khí khổng lồ có giá trị lên đến 8 tỉ đô la, trong đó có 66 chiến đấu cơ F-16 tối tân.

Tuy nhiên hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt vừa tuần tra gần Trung Quốc cách đây vài tuần, đang bị mắc kẹt tại đảo Guam do con virus corona xuất phát từ Vũ Hán tấn công vào các thủy thủ. Tháng Ba, quân đội Trung Quốc tập trận hai tuần với Cam Bốt, trong khi Mỹ và các đồng minh hủy bỏ các cuộc tập trận do đại dịch.

Theo The Economist, để sang một bên vấn đề dịch bệnh, tương quan quân sự đang thay đổi. Brendan Taylor, trường đại học quốc gia Úc giải thích : « Dựa trên xu hướng hiện nay, trừ phi có đột phá về công nghệ, Mỹ có thể đánh mất khả năng bảo vệ Đài Loan trong thập niên này. Các nhà hoạch định chính sách cần lo ngại về nguy cơ khủng hoảng chiến lược đang tăng lên ».






No comments: