18/03/2019
(VNTB)
- Luật Đặc khu, còn gọi là ‘Luật bán nước’ như một
tục danh mà nhân dân đặt cho nó,một kiểu ‘xác ướp’ mà đã tạo địa chấn biểu
tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam vào năm 2018 rồi sau
đó bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 - đang được hồi sinh!
“Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt,
Chính phủ cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc
hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng
Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng
các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ
đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng
xây dựng một luật chung” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo.
Từ trước khi dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương
nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có
những phản ứng nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng
Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước
đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh
Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai
lên tiếng phản đối dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn
sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng
Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’
phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi
khiêu khích toàn dân.
Đã quá rõ rằng hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười
tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức
đã tác động không nhỏ đến giới cách mạng lão thành và cựu thần, tạo nên những
phản ứng nội bộ với mức độ đủ lớn để đảng cầm quyền, chính phủ và một quốc hội
‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, và
cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một
phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật
này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của
các tầng lớp nhân dân.
KHÔNG ĐẶC KHU
- KHÔNG TRUNG QUỐC
Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau
khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ ở Sài Gòn với nhân số lên đến
hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Nguyễn Phú
Trọng - khi đó còn là tổng bí thư mà chưa ngồi hẳn vào ghế chủ tịch nước của kẻ
quá cố là Trần Đại Quang - có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
Trước khi dự luật Đặc khu trên được tung ra, quan chức
Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đã ký một thông báo thay mặt Bộ Chính trị
kết luận về chủ trương ‘làm’ các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc,
chính thức mở đường cho một khung pháp lý mà sau này bị dư luận xã hội phản ứng
quyết liệt vì cho đó là ‘luật bán nước’.
Đáng chú ý, bản thông báo do Đinh Thế Huynh ký được
dựa trên đề xuất của bí thư tỉnh Quảng Ninh - một địa phương giáp biên giới với
Trung Quốc - vào thời đó là Phạm Minh Chính.
Có một mẩu chuyện rất đáng mổ xẻ và cần thiết thì ‘hồi
tố’ kể cả về sau này: đề xuất của tác giả Phạm Minh Chính đã muốn cho thuê đất
đặc khu đến 120 năm chứ không chỉ là 99 năm!
Không biết có phải do ‘thành tích’ đề xuất ý tưởng
và cả kế hoạch về xây dựng đặc khu Vân Đồn dành nhiều ưu ái cho nhà đầu tư cùng
giới tài phiệt Trung Quốc và lại khá tương thích với ý đồ lấn dần lãnh thổ Việt
Nam của Bắc Kinh, ông Chính đã được Tổng bí thư Trọng tưởng thưởng và đưa quan
chức này vào Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương tại đại hội 12 của
đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.
Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam một lần nữa chứng tỏ
cái năng lực nổi bật của nó: không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt
thuế và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, ‘cơ quan dân cử’ này còn tiến xa
hơn một bước bằng một kỳ họp châu đầu vào ‘luật bán nước’.
Trừ một số rất hiếm hoi dân biểu phát tiếng nói phản
biện, tuyệt đại đa số còn lại trong số gần 500 đại biểu quốc hội vẫn tiếp tục
thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.
Sau khi dự luật Đặc khu bị phản ứng dữ dội, người
dân đã phát hiện ra nguồn cơn vì sao Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại
nhấn mạnh theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’:
vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh, Nguyễn Thị
Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này và đã ‘nhiệt tình vỗ
tay’ dành cho ‘luật bán nước’!
No comments:
Post a Comment