Thursday, October 4, 2018

'NÓI KHÔNG' VỚI DỰ ÁN CÁI LỚN - CÁI BÉ (Ngô Thế Vinh)




Ngô Thế Vinh
03/10/2018

ĐI TÌM CÁC GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGÔ THẾ VINH
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
và 18 triệu Cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long

“Bây giờ chính sách phát triển thủy lợi của Việt Nam phải được chuyển đổi theo sự chuyển hướng của nông nghiệp, không thể theo mục tiêu cũ để tiếp tục tăng sản lượng lúa thông qua thâm canh nông nghiệp mà phải theo mục tiêu cải thiện sinh kế của nông dân thông qua đa dạng hóa cây trồng và canh tác tổng hợp. Nhưng rất tiếc các nhóm lợi ích vẫn bám mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, xây dựng cống đập ngăn mặn, đào kênh dẫn nước ngọt quí hiếm từ Sông Hậu xa tít để tiếp tục bắt dân trồng lúa, như Dự án Sông Cái Lớn – Cái Bé (CLCB). Nhóm lợi ích luôn có thế lực mạnh, để được duyệt dự án thì họ mới có ăn, mặc kệ dân trồng lúa cứ nghèo.”[Trao đổi cá nhân giữa GS Võ Tòng Xuân và Ngô Thế Vinh, qua một eMail ngày 16.09.2018]



Hình trên và dưới: Phối cảnh tổng thể Cống Cái Lớn, Cống Cái Bé, được mệnh danh là Công trình Thế Kỷ: hệ thống vĩnh cửu cống ngăn mặn CLCB, nếu thực hiện, theo ý kiến của các chuyên gia độc lập thì không những rất tốn kém (hơn 3 ngàn tỉ đồng) và không cần thiết, lại có nhiều rủi ro tiềm ẩn, huỷ hoại rộng rãi cả một hệ sinh thái mong manh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Một dự án từ Bộ NN & PTNT hoàn toàn đi ngược với tinh thần Nghị Quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu do TT Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 17.11.2017 trong đó nhấn mạnh nguyên tắc: “thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.” (1, 2)

NHỮNG CÔNG TRÌNH THẤT BẠI Ở ĐBSCL: CÓ BÀI HỌC NÀO ĐƯỢC RÚT RA HAY AI NHẬN TRÁCH NHIỆM

Từ hơn hai thập niên, người viết đã không ngừng lên tiếng về mối nguy cơ trên toàn hệ sinh thái lưu vực Sông Mekong do những con đập khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, tới chuỗi 9 con đập thuỷ điện dòng chính của Lào, rồi tới 2 dự án đập của Cambodia: ngoài những hậu quả rối loạn về dòng chảy, mất nước nơi các hồ chứa và quan trọng nhất là mất nguồn cát nguồn phù sa, dẫn tới một tiến trình đảo ngược khiến một ĐBSCL đang dần tan rã. Đồng bằng đang tan rã theo các bờ sông và sạt lở dọc theo duyên hải Biển Đông.
Với những mối hoạ từ thượng nguồn, thực tế cho thấy Việt Nam đã không thể làm gì được. Tuy là một quốc gia cuối nguồn, Việt Nam đã không thể ngăn cản được một dự án thuỷ điện phía thượng nguồn lưu vực Mekong nào cả, đó là chưa kể Việt Nam còn thúc đẩy quá trình ấy thông qua việc xây dựng nhà máy thuỷ điện ở Lào và Cambodia và gần đây nhất là mua điện từ Lào. Kể từ ngày Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm phạm phải một sai lầm chiến lược khi đặt bút ký Hiệp định Uỷ hội Sông Mekong / Mekong River Commission năm 1995 từ bỏ quyền phủ quyết / veto vốn đã có trong Hiệp ước Uỷ Ban Sông Mekong / Mekong River Committee năm 1957 từ thời Việt Nam Cộng Hoà.

Và mọi người chắc vẫn không quên sự kiện nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải kêu gọi Trung Quốc xả nước từ đập thuỷ điện Cảnh Hồng / Jinhong Dam Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL trong những ngày cuối tháng 03 năm 2016.

Nhưng còn phải kể tới những công trình phát triển tự huỷ / self-destructive development ngay nơi ĐBSCL trong bốn thập niên qua với những hệ luỵ tích luỹ tác hại nghiêm trọng trên tài nguyên và sự sống còn của cả một vùng châu thổ cuối nguồn Sông Mekong. Điển hình có thể kể, từ sau 1975:

_ Xây đê đắp đập chắn lũ hệ thống đê bao để mở rộng khu làm lúa ba vụ làm mất 2 túi nước thiên nhiên khu Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng Đồng Tháp Mười.
_ Xây hệ thống cống đập chắn mặn phá vỡ nhịp đập thiên nhiên của hệ sinh thái ĐBSCL điển hình là 2 dự án lớn: Ngọt hoá Bán Đảo Cà Mau và Công trình Cống đập Ba Lai.








No comments: