Wednesday, October 10, 2018

NHÀ HÁT HOÀNH TRÁNG hay BẢO TÀNG DÂN OAN ? (Tâm Don - VNTB)




Tâm Don  -  VNTB
11 tháng 10, 2018

Nếu nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch Thủ Thiêm được xây dựng, có phải nó sẽ được xây bằng những viên gạch vụn vỡ của chùa Liên Trì, và những đống đổ nát tang thương khác ở Thủ Thiêm? Những buổi hòa nhạc và biểu diễn ở nhà hát Thủ Thiêm liệu có phải được hòa âm phối khí bởi những âm thanh nghẹn ngào không tưởng của người dân oan mất đất Thủ Thiêm hơn 20 năm ròng rã kêu oan?

Ngày 8-10, HĐND TP HCM khóa IX đã tổ chức kỳ họp thứ 10 - bất thường thông qua dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch (nhà hát) sử dụng vốn ngân sách TP với tổng mức đầu tư 1.508 tỉ đồng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM), sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2020. Tại kỳ họp bất thường này, hầu hết các quan chức và đại biểu Hội đồng nhân dân TP HCM đều ủng hộ phương án xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch Thủ Thiêm.

Ngay lập tức, cộng đồng mạng xã hội đã lên tiếng phản đối dự án tốn kém và nhiều uẩn khúc này.

Cô giáo Trần Thị Bích Hà viết trên tài khoản cá nhân: “Là cử tri, tôi nói với bà Chủ tịch HĐND TP. HCM như này, nếu tiền thuế của dân đóng góp đang dư ra 1.500 tỷ thì bà cùng các lãnh đạo nên làm mấy việc cấp bách:

1. Xây thêm bệnh viện, nhất là các bệnh viện vệ tinh và đầu tư thêm cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các bv tuyến quận huyện cho dân nhờ. Dân chết ngộp trong các bv rồi.

2. Làm thêm đường mới, mở rộng đường cũ, giải quyết nạn kẹt xe và ngập úng cho dân nhờ. Không khiếp gì bằng ra đường bây giờ. Mà chẳng lẽ chúng tôi rồi con cháu chúng tôi phải ngồi trong nhà để học, để làm? Bà suốt ngày ngồi trong xe máy lạnh bà có hiểu đc nỗi khổ của 90% dân thành phố chạy xe máy giữa khói bụi và ngập lụt không?

3. Xây thêm trường học, giảm sĩ số, đầu tư cơ sở vật chất cho trường. Bà biết không, tôi đang dạy giữa Quận 1 đây mà có những trường thế kỷ 21 rồi, 4.0 rồi mà cũng chỉ bảng đen phấn trắng không khác gì lớp học của chúng tôi 40 năm trước, chỉ hơn có mấy cái quạt. Vậy thì GV làm sao dùng phương pháp dạy học hiện đại đc.

Nhà hát bây giờ với dân chúng tôi là xa xỉ, là kệch cỡm. Nó cũng giống như các tượng đài kém chất lượng, một loại trá hình văn hóa, trêu ngươi dân chúng.

Mong bà còn lương tri, còn biết nghe những lời gan ruột của dân lành.”

Luật gia Trần Anh Chiến ở Vũng Tàu châm chọc: “Tin vui vui! Nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tại kỳ họp bất thường (không bình thường) hôm nay, HĐND tp. Hồ Chí Minh đã quyết định chi hơn một ngàn năm trăm tỷ đồng để xây Nhà hát Nhạc giao hưởng. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ thu hút đông đảo mọi người đến ngắm nghía, chụp ảnh tự sướng rồi cho cả thế giới biết tay(!).”

Khi TS Lương Hoài Nam cổ vũ và ủng hộ chủ trương xây nhà hát Thủ Thiêm của chính quyền Sài Gòn, doanh nhân Nguyễn Tấn Thành phản bác: “Ngoài những đứa giơ tay "bỏ phiếu" xây Nhà hát ở Thủ Thiêm chúng ta cần sưu tầm tên tuổi, chúng ta cần thẳng thắn đập vào lập luận những thằng khốn nạn như thằng này:

- Xây thêm bệnh viện 1500 tỷ thì vẫn thiếu. Vậy thì cần xây trước để bớt thiếu bớt khổ đau cho dân.

- Đô thị văn minh thì phải có những công trình văn hóa đẳng cấp. Vậy thì bệnh viện trường học đô thị văn minh cần hơn chứ.

Chúng nói những câu khốn nạn ngu dốt như vậy mà vẫn tự hào là trí thức là giáo sư là tiến sỹ ... là bởi vì chúng ta im lặng không chửi vào mặt chúng ngu như thế nào.

Khi nhiều người chửi, nhiều người chia sẻ chúng sẽ úp mặt bớt láo, bớt khuyến khích bọn ăn phá kia làm đất nước đỡ tan nát các bạn à”.

Doanh nhân Nguyễn Tấn Thành cho rằng, quyết định xây nhà hát 1500 tỷ đồng đã:”- Nhẫn tâm với nhân dân Sài Gòn khi đang thiếu lớp học, bệnh viện. - Khốn nạn với nhân dân Thủ Thiêm khi đang công nhận họ bị cướp đất sai mà không trả lại nguyên vẹn và bồi thường cho họ. - Phá nát quy hoạch Thủ Thiêm vì không có thiết kế sẵn nhà hát khiến nó trơ trọi cũng như khiến các khu đô thị đó chật chội.”

Doanh nhân Nguyễn Tấn Thành còn cho rằng, hiện các nhà hát ở Sài Gòn đang ế ẩm, ảm đạm vắng người xem, còn nhà hát Hoà Bình xây cả ngàn tỷ đã xuống cấp trầm trọng nên việc xây mới nhà hát Thủ Thiêm là không cần thiết.

Một Facebooker có nick name Hien Bushell viết: “Trong khi máu và nước mắt của người dân Thủ Thiêm chưa kịp lau khô, trong khi những tiếng oán than của người dân Thủ Thiêm còn rền vang một góc Sài Gòn, trong khi những sai phạm của quan chức Cộng Sản Việt Nam về việc lạm quyền, ăn chia xương máu của dân Thủ Thiêm vẫn chưa được công khai danh tính thì giờ đây, họ lại nhân danh dân dùng tiền thuế để xây dựng nhà hát giá trị lên tới 1.500 tỉ đồng. Còn có điều gì vô liêm sỉ hơn thế nữa hay không?

Ai đã bầu bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đại diện cho nhân dân? Mình chắc một điều những người từng bỏ phiếu không phải là nhân dân theo đúng cái nghĩa của từ này. Mình còn nhớ chính bà Tâm từng nói: Con cháu lãnh đạo làm lãnh đạo là phúc cho dân tộc. Nhưng khi hàng loạt quan chức con ông cháu cha phải ra hầu toà vì sai phạm thì bà này lại im hơi lặng tiếng.

Đợt vừa rồi tiếp xúc cử tri về vụ Thủ Thiêm, bà Tâm chỉ dừng lại ở mức ghi nhận vấn đề, thực chất là né tránh trách nhiệm của một người đại biểu. Cho tới nay khi người ta tuyên bố không thèm công khai danh tính những người sai phạm bà Tâm cũng chẳng có ý kiến gì. Đùng một cái bà này đăng đàn tuyên bố xây dựng nhà hát ngàn tỉ là nguyện vọng của nhân dân.”

Nhà báo Lê Bảo Nhi, người có thời gian dài làm việc trong hệ thống báo chí nhà nước viết: “Hai mươi năm, người dân Thủ Thiêm mất đất, mất nhà, đói khát, đau đớn kêu cứu thưa kiện khắp mọi nơi. Vậy mà, không ai được giải quyết được, bồi thường thỏa đáng. Có người lang thang ăn xin ăn mày, ngủ vật vạ lề đường xó chợ, có người bị nhốt vào nhà thương tâm thần không có ngày ra, có người đã tự vẫn, chết trong uất hận chất chồng.

Với quyết tâm cướp cho bằng được, nuốt cho bằng trọn mảnh đất thấm đẫm máu và nước mắt của người dân Thủ Thiêm, nhà cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh họp bàn thống nhất xây một nhà hát " nhạc giao hưởng" hoành tráng trên mảnh đất cướp được ấy.

Một công đôi việc, lũ sâu dân mọt nước này muốn chia chác, tư túi thêm 1500 tỷ đồng tiền thuế của dân khi xây nhà hát này.

Điều chúng nó nghe thấy không phải là nhạc giao hưởng mà là tiếng xủng xoẻng của những đồng tiền mà chúng cướp được. Chúng sẳn sàng nhảy múa trên máu người và trên xác người vì những đồng tiền bất nhân đó.”

Một tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học hiện giảng dạy và sinh sống ở Sài Gòn, đề nghị được giấu tên, nói với VNTB: “Những đoàn nghệ thuật lớn trên thế giới, những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới sẽ không đến nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch Thủ Thiêm để biểu diễn nếu họ biết rằng, nhà hát này được hình thành trên mảnh đất có nhiều nước mắt, mồ hôi, máu và mất mát- kể cả mất mát về sinh mạng của những dân oan mất đất. Nghệ thuật gắn liền với nhân bản và nhân văn, họ không thể hiện nghệ thuật ở nơi chứa chất tội ác và thấm đẫm đau thương”.

Ông nói với giọng chua chát: “Nếu nhà hát hoành tráng này được động thổ, chính quyền Sài Gòn nên mời hòa thượng Thích Không Tánh- nhà sư trụ trì chùa Liên Trì (ngôi chùa bị giải tỏa ở Thủ Thiêm vào năm 2016) đến chủ trì nghi thức động thổ. Trong buổi công diễn đầu tiên của nhà hát này, chính quyền Sài Gòn nên mời hòa thượng Thích Không Tánh và hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm mất đất đến dự”.

Ông nói thêm: “Tôi tin rằng, khi Việt Nam có dân chủ, trên vùng đất Thủ Thiêm sẽ mọc lên một bảo tàng dân oan Việt Nam- dấu ấn đau thương của một Việt Nam bất hạnh, bất công và nghèo đói”.

-----------------------

LIÊN QUAN











No comments: