Minh
Quân - VNTB
09 tháng 10, 2018
(VNTB)
- Trong toàn bộ bức tranh u tối kinh tế ở Việt Nam đương đại, Hiệp Định
EVFTA là lối thoát được Bộ Chính Trị đảng ở Việt Nam kỳ vọng nhất.
“Sáng nay 1 sĩ quan A67 gọi điện xin trao đổi 5
phút. Tôi từ chối gặp. Họ cứ đến nhà, người giúp việc mở cửa họ vào, bảo tôi có
khách an ninh. Tôi từ chối tiếp. Vợ tôi nói cho họ về cách hành xử không thể chấp
nhận được của họ. Rồi lên bảo tôi xuống tiếp họ vài phút. Họ thông báo họ sẽ
không cản tôi đi Bỉ. Nhưng cứ dặn đi dặn lại xem lại hộ chiếu và chứng minh
thư. (Rất nhiều lần). Tôi bảo hộ chiếu tôi đi cả trăm lần cho đến nay không có
vấn đề gì. Nhưng ngày 18-9-2018 khi giữ tôi họ đã lấy hộ chiếu của tôi mang đi
đâu đó và nếu có gì thì là do A67 gây ra. Cậu sĩ quan cứ nhắc lại cứ xem cẩn thận.
Tôi dở ra và đây TRÒ MÈO của họ Đây. Tôi sinh 1946 nhưng an ninh đã dùng bút mực
chữa thành 49. Tôi đi được Brussells hay không với cá nhân tôi không quan trọng,
nhưng phải vạch mặt bọn tìm mọi cách phá hoại EVFTA” - Tiến sĩ Nguyễn Quang
A thuật lại trong status ‘Trò bẩn của an ninh đây’ trên facebook của ông
vào buổi sáng 8 tháng Mười - ngày mà ông dự kiến sẽ lên máy bay đi Bỉ vào buổi
tối cùng ngày.
Ông Nguyễn Quang A tố hộ chiếu của ông bị công an
cao sửa
Chỉ đến giờ
chót, Tiến sĩ Nguyễn Quang A mới được bước lên máy bay và chiếc máy
bay ấy đã cất
cánh đi Bỉ,
sau khi Cục A67 của Bộ Công an đột ngột đưa cho ông một cuốn hộ chiếu mới
tinh, được ký cùng ngày đó, thay cho hộ chiếu cũ của ông đã bị chính tay an
ninh cạo sửa.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong những khách mời
của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (thuộc Cộng đồng châu Âu) cho một cuộc điều
trần về tình hình nhân quyền Việt Nam - sẽ được Ủy ban thương mại quốc tế châu
Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên: EU, Bộ Công thương Việt Nam và một vài nhà
hoạt động nhân quyền từ Việt Nam - dự kiến diễn ra vào ngày 10 tháng Mười năm
2018 tại Brussells (Bỉ), nơi hiện diện trụ sở chính của Liên minh châu Âu, để
quyết định có ký chính thức EVFTA hay là không.
Vì
sao Việt Nam ‘thả’ Tiến sĩ A?
Việc công an Việt Nam, và chắc hẳn được chỉ đạo bởi
cấp Bộ Chính trị, không dám cấm khách mời của Liên minh châu Âu là bởi lý do
đơn giản: số phận EVFTA đang trở nên quá mong manh sau ‘thành tích’ đàn áp nhân
quyền quá nặng nề của nhà cầm quyền Việt Nam suốt từ giữa năm 2016 đến nay,
cùng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà đã khiến bùng lên cơn địa chấn từ Đức lan
sang Slovakia và cả Pháp, Ba Lan, Nga… Nói cách khác, một phần lớn châu Âu đã
được ‘mở mắt’ trước một chính thể Việt Nam luôn ra rả đầu môi chót lưỡi về quyền
con người.
Sau việc nhà cầm quyền Việt Nam xử án tù giam quá bất
công và nặng nề đối với các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ - một tổ chức xã
hội dân sự đã làm được nhiều hơn hẳn toàn bộ khối tổ chức hội đoàn nhà nước như
Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộng sản… trong mục
tiêu hỗ trợ ngư dân và giáo dân 4 tỉnh miền Trung đòi lại công lý và tiền đền
bù sau thảm họa xả thải ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016
và 2017, vào tháng Tư năm 2018 và tháng Tám năm 2018 trong các bản tuyên bố của
EU đã không còn những từ ngữ “lo ngại” hay “quan ngại” như một cách biểu lộ phản
ứng nhẹ nhàng hoặc vừa phải, mà là lời lẽ cứng rắn - thậm chí còn cứng rắn hơn
cả mức độ cứng rắn trong bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam - mang số
hiệu 2016/2755 (RSP) mà Nghị viện châu Âu tung ra vào tháng 6/2016: EU tố cáo
chính quyền Việt Nam đã vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế mà Việt
Nam đã cam kết, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị với
những cam kết rất cụ thể về quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận và tự do báo
chí.
Với những tuyên bố trên đối với một chính thể ‘cái
gì cũng ký, miễn được lợi và được tiếng’, có thể thấy EU đang dần hình thành một
hồ sơ ‘cáo trạng’ đối với giới chóp bu Hà Nội để có thể đưa ra ‘truy tố’ trong
không bao lâu nữa, đặc biệt trong bối cảnh vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa
nhận được bất kỳ một lời xin lỗi hay cam kết ‘sẽ không tái phạm’ nào từ Hà Nội.
Khả năng Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ký EVFTA
vào tháng Mười hay tháng Mười Một năm 2018 vẫn chỉ là 50/50. Tuy một số chuyên
gia Việt Nam và quốc tế luôn cho rằng EVFTA có lợi không chỉ với Việt Nam mà
còn cả với các nước trong khối EU và do đó EU sẽ không siết mạnh về điều kiện
nhân quyền trong hiệp định này, nhưng cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu
nào từ phía Cộng đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu về một lối mở dễ dàng như thế.
Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ
chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định
thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang
châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm - gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ
USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập
siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Giá trị xuất siêu hàng năm của hàng Việt Nam vào thị
trường EU là gần tương đương với giá trị xuất siêu lên tới gần 30 tỷ USD mỗi
năm của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ. Do vậy, giá trị của bản hiệp
định EVFTA có cũng có giá ngang bằng với tương lai của Hiệp định thương mại
song phương Việt - Mỹ mà giới chóp bu Hà Nội đang hết sức thèm muốn.
Chính vào lúc này, quá nhiều khó khăn kinh tế đã
tích tụ và chồng chất để trở thành nỗi bế tắc được định dạng ngay trên gương mặt
thất thần của đảng Cộng Sản. Nếu không khẩn cấp tìm ra lối thoát kinh tế và tài
chính, chẳng mấy năm nữa đảng sẽ sạch tiền, sẽ không còn tiền nuôi đội ngũ công
chức viên chức “còn đảng còn mình” lên đến gần ba triệu người, cùng một lực lượng
vũ trang và bán vũ trang hoặc chỉ biết đàn áp quyền làm người của dân chúng, hoặc
chỉ lo làm “kinh tế quốc phòng” mà chẳng hề bảo vệ ngư dân Việt trong lúc tàu
Trung Quốc hùng hổ tấn công, hành hung và bắn giết.
Trong toàn bộ bức tranh u tối kinh tế ở Việt Nam
đương đại, Hiệp Định EVFTA là lối thoát được Bộ Chính Trị đảng ở Việt Nam kỳ vọng
nhất.
-----------------------------
10/10/2018
Mãi đến giờ chót, phép thử Brussells mới mang đến kết
quả mong đợi: buổi tối ngày 8 tháng Mười năm 2018, Tiến sĩ Nguyễn Quang A được
bước lên máy bay và chiếc máy bay ấy đã cất cánh đi Bỉ.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong một lần biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội.
Lần đầu
tiên… cạo sửa hộ chiếu
Chẳng hề dễ dàng để trải qua quy trình kiểm tra hành
lý, kiểm tra hộ chiếu và visa, kiểm tra an ninh như những hành khách bình thường,
bởi những người hoạt động nhân quyền luôn phải chịu cảnh bất kỳ lúc nào cũng bị
công an cửa khẩu và các cơ quan ‘nghiệp vụ đặc biệt’ của Bộ Công an chặn bắt,
giam lỏng khi định ra phi trường, chặn bắt ngay tại phi trường, thậm chí đã ngồi
trên máy bay mà vẫn còn bị công an lôi xuống.
Cũng bởi thế, giới hoạt động dân chủ nhân quyền thường
hài hước với nhau rằng chỉ đến khi máy bay thực sự cất cánh, và để chắc chắn nhất
khi bay khoảng vài chục phút, thì mới khẳng định được là mình đã tự do.
Ông già 72 tuổi Nguyễn Quang A vừa thoát nạn theo
cách đó, sau vài chục lần bị công an bắt cóc và câu lưu đủ mọi nơi mọi lúc từ
năm 2015 đến nay.
Thậm chí, lần đi Bỉ này của Tiến sĩ A còn mang một dấu
ấn quá ư đặc biệt, đặc biệt đến nỗi đó là lần đầu tiên xảy ra đối với giới hoạt
động nhân quyền ở Việt Nam: chỉ đến giờ chót của ngày 8/10/2018, Cục A67 của Bộ
Công an mới đột ngột đưa cho ông một cuốn hộ chiếu mới tinh, được ký cùng ngày
đó.
Vì sao lại có chuyện lạ lùng thế? Phải chăng hộ chiếu
cũ của người có tên Nguyễn Quang A đã hết hạn hoặc bị trục trặc gì đó?
Không, cuốn hộ chiếu đó chưa hề hết hạn, và cũng chẳng
có sai sót nào để ông A không thể bước qua cửa kiểm tra an ninh mà bay lên trời.
Nhưng lại có một chuyện lạ. Vào buổi sáng 8 tháng Mười
là ngày Tiến sĩ A dự kiến sẽ lên máy bay đi Bỉ vào buổi tối cùng ngày, ông thuật
lại về ‘Trò bẩn của an ninh đây’:
“Sáng nay 1 sĩ quan A67 gọi điện xin trao đổi 5
phút. Tôi từ chối gặp. Họ cứ đến nhà, người giúp việc mở cửa họ vào, bảo tôi có
khách an ninh. Tôi từ chối tiếp. Vợ tôi nói cho họ về cách hành xử không thể chấp
nhận được của họ. Rồi lên bảo tôi xuống tiếp họ vài phút. Họ thông báo họ sẽ
không cản tôi đi Bỉ. Nhưng cứ dặn đi dặn lại xem lại hộ chiếu và chứng minh
thư. (Rất nhiều lần). Tôi bảo hộ chiếu tôi đi cả trăm lần cho đến nay không có
vấn đề gì. Nhưng ngày 18-9-2018 khi giữ tôi họ đã lấy hộ chiếu của tôi mang đi
đâu đó và nếu có gì thì là do A67 gây ra. Cậu sĩ quan cứ nhắc lại cứ xem cẩn thận.
Tôi dở ra và đây TRÒ MÈO của họ Đây. Tôi sinh 1946 nhưng an ninh đã dùng bút mực
chữa thành 49. Tôi đi được Brussells hay không với cá nhân tôi không quan trọng,
nhưng phải vạch mặt bọn tìm mọi cách phá hoại EVFTA”.
Từ trước tới nay, giới đấu tranh nhân quyền đã quá
quen thuộc với các trò bẩn của công an như triệu tập vô pháp, bắt cóc, câu lưu,
đánh đập dã man, cho đến những tiểu xảo như xịt sơn vào cổng nhà, khóa trái cổng
nhà, ném mắm tôm vào nhà… Nhưng cạo sửa hộ chiếu thì chỉ mới là lần đầu tiên -
có lẽ được truyền cảm hứng từ chủ thuyết ‘kiến tạo và hành động’ của chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc.
Khoảng hai tuần trước cái ngày 8 tháng Mười ấy, vào
một buổi sáng gần cuối tháng Chín năm 2018, sau khi nói chuyện với một nhà
nghiên cứu Úc tại quán cà phê Highland, Tiến sĩ Nguyễn Quang A xách va ly ra để
chuẩn bị bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để bay tiếp đi Úc. Nhưng khi ông đến phố
Hoàng Diệu thì bị những kẻ mặc thường phục tống lên xe trực chỉ đồn công an Nội
Bài. Ông bị câu lưu cho đến 6 giờ tối - lần câu lưu thứ 20 đối với ông kể từ cuối
năm 2014.“Hoá ra họ sợ tôi qua Úc rồi đi thẳng Brussells dự Điều trần của Quốc
hội Châu Âu về Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) vào ngày 10-10 vì
họ cứ hỏi tôi có đi thẳng châu Âu không?...” - Tiến sĩ Nguyễn Quang A thuật
lại trên facebook của ông.
Thắng lợi
nhỏ của EU
Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong những khách mời
của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (thuộc Cộng đồng châu Âu) cho một cuộc điều
trần về tình hình nhân quyền Việt Nam - sẽ được Ủy ban thương mại quốc tế châu
Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên: EU, Bộ Công thương Việt Nam và một vài nhà
hoạt động nhân quyền từ Việt Nam - dự kiến diễn ra vào ngày 10 tháng Mười năm
2018 tại Brussells (Bỉ), nơi hiện diện trụ sở chính của Liên minh châu Âu, để
quyết định có ký chính thức EVFTA hay là không.
Việc tổ chức một cuộc điều trần tay ba về nhân quyền
tại Brussells là một hành động chưa từng có và được xem là dũng cảm hơn hẳn của
EU so với thái độ liên tiếp nhân nhượng chính quyền Việt Nam trước đây của họ.
Đó chính là một phép thử để xem trong bối cảnh chính
thể Việt Nam đang quá khốn quẫn về các nguồn ngoại tệ và quá trông ngóng EVFTA,
họ có chịu ‘nhả’ chút nào về nhân quyền, có chịu ký 3 công ước quốc tế về lao động
mà EU khẩn thiết yêu cầu, hay là không.
Nếu Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu không ký EVFTA
vào tháng Mười hay tháng Mười Một năm 2018, chính thể Việt Nam sẽ phải tiếp tục
chờ cơ hội cuối cùng vào đầu năm 2019, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện
châu Âu vào tháng Năm năm 2019.
Nhưng cũng như số phận của Hiệp định TPP đã đột ngột
đảo lộn từ êm thắm sang bỏ bê ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm
2016, chẳng có gì bảo đảm là EVFTA sẽ hanh thông sau khi có một Nghị viện châu
Âu mới. Thậm chí một số nhà phân tích còn dự đoán rằng sau tháng Năm năm 2019,
số phận của EVFTA sẽ là rất mong manh, thậm chí sẽ bị hủy bỏ theo cái cách chẳng
còn ai ngó ngàng đến nó.
Nhưng vào cuối tháng Chín năm 2018, việc nhà hoạt động
Nguyễn Quang A bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam cấm đoán thô bạo không cho
xuất cảnh đi Úc vì sợ ông sẽ sang Bỉ chính là một bằng chứng không thể sống động
hơn về lời cam kết lẫn tuyên rao ‘Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền
con người’. Hành vi công an cạo sửa hộ chiếu của ông, rất rõ ràng, chính là âm
mưu gây khó và cản trở đối với Tiến sĩ A khi ông xuất trình hộ chiếu tại sân
bay Nội Bài, một khi công an không thể mãi trơ mặt tìm cách bắt cóc và câu lưu
để Tiến sĩ A không đến được phi trường quốc tế.
Nhưng rốt cuộc, phép thử Brussells đã hiện ra kết quả
ngay vào những phút chót. Nhà cầm quyền đã phải ‘buông’ Tiến sĩ Nguyễn Quang A
và để cho ông đến dự phiên điều trần nhân quyền - EVFTA tại Bỉ vào ngày 10
tháng Mười năm 2018.
Sau quá nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU với
chính thể Việt Nam trong nhiều năm qua mà kết quả hầu như là con số 0, thậm chí
vai trò của EU còn bị giới quan chức và công an trị Việt Nam công khai xem thường,
có thể cho rằng việc công an Việt Nam không dám chặn Tiến sĩ Nguyễn Quang A đi
Bỉ là thắng lợi đầu tiên của EU trong cuộc đấu tranh và đấu trí nhân quyền với
phía Việt Nam, dù chỉ mang ý nghĩa như một thắng lợi nhỏ nhoi.
Bài học
2006
Nhưng vẫn còn những dấu hỏi đánh đố ghê gớm: khi nào
Việt Nam sẽ thỏa mãn những đòi hỏi của EU về cải thiện nhân quyền là phê chuẩn
ba hiệp ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức
và thương lượng tập thể, bãi bỏ lao động cưỡng bức, tức ít nhất Việt Nam phải sớm
ban hành luật về Hội và công nhận Công Đoàn Độc Lập? Trước hay sau khi EVFTA được
Nghị viện Châu Âu thông qua?
Hãy đừng bao giờ quên bài học 2006.
Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm
đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George
Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các
quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế,
đồng thời. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên
tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu “bắt bù.”
Tròn một con Giáp sau sự tráo trở trên, kịch bản “vào
trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Lần này là Hiệp Định EVFTA.
No comments:
Post a Comment